Giật mình với học phí đại học
Trong khi thí sinh và phụ huynh đang ngóng điểm thi và điểm chuẩn của các trường đại học năm 2020 thì nhiều người giật mình với mức học phí của một số trường đại học hiện nay.
Ảnh minh họa
Không ít trường đại học công lập có mức học phí lên tới gần 100 triệu đồng/năm, tương đương với các trường tư. Nếu so với vài năm trước, mức học phí đã tăng gấp nhiều lần. Điều này dẫn đến nhiều hệ luỵ bởi sẽ có lượng lớn học sinh có trình độ, học lực tốt đủ điểm vào đại học nhưng không thể theo học bởi mức học phí quá lớn.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhiều trường đại học công lập ở khu vực phía Nam hiện đã công bố mức học phí năm học 2020. Mức học phí này dao động từ 20 triệu đồng cho tới 88 triệu/năm, chưa kể các khoản đóng góp khác.
Cụ thể, như khoa Y của ĐH Quốc gia TP HCM có mức học phí lên tới 88 triệu đồng/năm. Cũng thuộc khối ngành sức khoẻ, mức học phí của Trường ĐH Y Dược TP HCM dao động ở khoảng từ 30-70 triệu đồng/năm.
Ngoài ra, với mức đóng góp rất cao còn có Trường ĐH Luật TP HCM (49,5 triệu đồng/năm); ĐH Công nghệ thông tin (thuộc ĐH Quốc gia TP HCM) là 40 triệu đồng/năm…
Với mức đóng góp như hiện nay, các trường công lập này có học phí tương đương với trường tư. Với thời gian học khoảng 4-5 năm, cộng thêm chi phí ăn ở thì một sinh viên hoàn thành các khoá học trên phải tốn kém khoảng nửa tỷ đồng.
Video đang HOT
Đây là một khoản chi phí quá lớn với hầu hết gia đình ở nông thôn hiện nay. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cánh cửa đại học sẽ đóng lại với không ít học sinh, trong đó nhiều trường hợp có học lực tốt nhưng do hoàn cảnh gia đình không thể đáp ứng được mức học phí cao như trên.
Trong khi đó, một chuyên gia giáo dục cho rằng, mô hình trường công lập (từ bậc mầm non cho tới đại học) bắt nguồn từ nguồn nhu cầu xây dựng nguồn nhân lực của nhà nước. Nhà nước thành lập các trường công lập và tạo ra các nguồn lợi cho nhà trường (như đất đai, trả lương, đào tạo giảng viên…) để các trường này đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho xã hội. Mặc dù mô hình tự chủ đang được áp dụng ở nhiều trường đại học nhưng những trường đại học này vẫn đang hưởng lợi trực tiếp từ những tài sản công mà nhà nước quản lý.
Do vậy, các trường phải có trách nhiệm với việc đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội với mức giá thấp hơn các đơn vị trường tư, khi doanh nghiệp phải bỏ tiền xây dựng toàn bộ hệ thống. Việc so sánh mức giá đào tạo của trường tư để áp dụng vào mô hình trường công lập là thiếu công bằng, khiến cho một nguồn lực lao động chất lượng cao lớn không thể phát huy chỉ vì học phí quá cao.
Mức học phí quá cao cũng vô tình tạo rào cản, phân chia giàu nghèo ngay từ lúc các trường chưa bắt đầu tuyển sinh.
Tăng học phí phải có lộ trình
Theo luật, các trường đại học được tự xác định mức thu học phí trên cơ sở tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo nếu đáp ứng đủ các điều kiện để được tự chủ
Hàng loạt trường ĐH trên cả nước vừa công bố học phí mới năm học 2020-2021 với các mức tăng khác nhau.
Tự xác định mức thu
Theo đó, có trường chỉ tăng trên dưới 1 triệu đồng/năm nhưng cũng có trường công bố mức học phí tăng "phi mã", thậm chí gấp 5 lần so với những năm trước. Cụ thể là khối các trường y dược phía Nam.
ĐHQG Hà Nội cho hay học phí dự kiến với sinh viên (SV) chính quy các chương trình đào tạo chuẩn là từ 9,8 - 14,3 triệu đồng/năm/SV và từ 30-60 triệu đồng/năm/SV đối với các chương trình đào tạo đặc thù, chương trình đào tạo chất lượng cao.
Trong khi đó, Trường ĐH Y Dược TP HCM thu học phí theo cơ chế tự chủ xác định trong Luật Giáo dục ĐH sửa đổi. Cụ thể, ngành y khoa là 68 triệu đồng/năm/SV; ngành răng - hàm - mặt 70 triệu đồng, dược học 50 triệu đồng. Mức học phí này tăng từ 2-5 lần so với mức cũ, cao hơn cả mức trần học phí theo quy định trong Nghị định 86/2015 đối với các trường tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên. Bên cạnh đó, dự kiến học phí mỗi năm tiếp theo sẽ được trường này tăng 10%.
Khoa Y ĐHQG TP HCM cũng áp dụng mức học phí rất cao cho chương trình đào tạo chất lượng cao ngành y khoa (60 triệu đồng/năm/SV), dược học (88 triệu đồng/năm/SV)...
Trước những băn khoăn về mức học phí "phi mã" của nhiều trường, đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cho rằng Nghị định 86/2015 đã quy định mức thu học phí, dịch vụ tuyển sinh, các khoản dịch vụ khác. Đối với các trường ĐH thực hiện thí điểm tự chủ, nhà nước sẽ quy định mức học phí cho mỗi trường.
Tuy nhiên, theo Luật Giáo dục ĐH sửa đổi và nghị định hướng dẫn thực hiện luật này (có hiệu lực từ tháng 7-2019), các cơ sở giáo dục ĐH công lập sẽ thực hiện thu học phí theo điều 65 của luật. Theo đó, các trường ĐH đáp ứng được khoản 2 điều 32 Luật Giáo dục ĐH sửa đổi về các điều kiện để được tự chủ, đồng thời tự bảo đảm được kinh phí chi thường xuyên thì sẽ được tự xác định mức thu học phí trên cở sở tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo.
Học phí các trường ngành y dược tăng cao sẽ khiến nhiều sinh viên gặp khó khăn
Tăng là khó tránh khỏi
Theo PGS-TS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, khi nhà nước không cấp chi thường xuyên nữa thì học phí cũng sẽ bù vào đó một phần. Vì vậy, tăng học phí là không tránh khỏi. Nhưng phải có lộ trình và phù hợp với khả năng chi trả, tiếp cận của người học ở các vùng khác nhau. Hiệu trưởng Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cũng cho rằng SV khi học ở những trường danh tiếng thì cơ hội việc làm sẽ tốt hơn. Học phí mà SV đóng hiện nay chưa phải là toàn bộ chi phí đào tạo mà chỉ là phần lớn, phần còn lại vẫn được đầu tư từ các nguồn khác.
Đại diện Bộ Y tế cho biết dù Trường ĐH Y Dược TP HCM là trường tự chủ nhưng do dư luận phản ánh về mức học phí quá cao, bộ đã yêu cầu nhà trường giải trình, trong đó có căn cứ việc xây dựng mức học phí này.
Hiện các cơ sở giáo dục xây dựng học phí theo Thông tư 14 của Bộ GD-ĐT quy định chi tiết định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ đào tạo. Theo đó, các trường sử dụng ngân sách nhà nước sẽ áp theo định mức kỹ thuật do Bộ GD-ĐT ban hành. Trên cơ sở đó, các trường xem xét, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị nhưng không được vượt quá mức trần. Trong khi đó, các trường thực hiện tự chủ chi thường xuyên sẽ tự xây dựng mức giá trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật do trường ban hành.
Theo Thông tư 14, chi phí đào tạo trực tiếp chiếm 62%. Trong đó, tiền lương chiếm 33%; chi phí quản lý, chi phí gián tiếp 25%; còn lại là chi phí cho thu nhập tăng thêm, phúc lơi lễ Tết, các quỹ...
Phản hồi băn khoăn này, Bộ GD-ĐT cho rằng về mặt nguyên tắc, với trường tự chủ tài chính, khi xây dựng học phí thì phải căn cứ vào định mức kinh tế - kỹ thuật. Nghĩa là trường phải chứng minh chi phí của mình bỏ ra là như thế nào, mức thu bao nhiêu nhằm bù lại chi phí bỏ ra.
Theo một đại diện của Bộ GD-ĐT, hiện bộ này và Bộ Tài chính đang phối hợp ban hành hướng dẫn về việc xây dựng học phí với những trường tự chủ tài chính theo chỉ đạo của Chính phủ.
Cần có định mức
TS Lê Viết Khuyến, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH - Bộ GD-ĐT, cho biết nhiều trường ĐH quốc tế tính học phí dựa trên nguyên tắc phù hợp với thu nhập trung bình của người dân. Theo đó, các trường tính chi phí đào tạo một SV, sau đó mới tính đến nguồn thu để bù đắp chi phí này và nguồn thu ở đây không phải chỉ riêng học phí. Thông thường, trường sẽ có 3 nguồn thu là học phí, nguồn hỗ trợ của nhà nước đối với các hoạt động chuyên môn, nghiên cứu theo cơ chế đặt hàng và nguồn do xã hội hiến tặng hay do nhà trường huy động được. Khi đã công bố được các cam kết chuẩn đầu ra và tổng nguồn thu, nhà trường mới cân đối để đưa ra mức học phí phù hợp.
Ông Khuyến cho rằng cơ quan quản lý nhà nước cần có quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật, giá các dịch vụ chi phí đào tạo để các trường trên cơ sở đó tính đúng, tính đủ, làm căn cứ đưa ra quyết định về mức học phí.
Đại học Mỹ tăng học phí Dù dạy online từ giữa tháng 4, nhiều đại học của Mỹ không giảm học phí mà còn lên kế hoạch tăng trong năm học 2020-2021. Đến 9/7, một số đại học như Illinois cơ sở Urbana-Champaign (UIUC), New York (NYU), Southern California (USC) và Indiana (IU) đã hoàn thành kế hoạch tăng học phí cho năm học 2020-2021. Mức tăng mỗi kỳ...