Giật mình khi nợ xấu của các ngân hàng bất ngờ tăng mạnh
Nhiều ngân hàng báo lãi khởi sắc nhưng cùng với đó là nợ xấu cũng gia tăng mạnh.
Nhiều ngân hàng báo lãi khởi sắc
9 tháng năm 2018, các ngân hàng đều đạt lợi nhuận ở mức cao dù tăng trưởng tín dụng không “thoải mái”, do không được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) xem xét nới room như những năm trước.
Hiện tại, 26 ngân hàng đã hoàn thành được 77% kế hoạch cả năm 2018. Một số ngân hàng lớn đã hoàn thành gần 90% kế hoạch năm nay chỉ trong 9 tháng. Các ngân hàng tăng trưởng mạnh nhất là VIB (175%), ACB (147%), EIB (142%), TPB (109%).
Trong đó, Vietcombank giữ vị trí đầu bảng với lãi hợp nhất trước thuế đạt 11.683 tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ năm trước. Tiếp theo là Techcombank với lợi nhuận hợp nhất trước thuế lên tới 7.774 tỷ đồng, tăng tới 60,6% so với cùng kỳ năm 2017.
Xếp thứ ba về lợi nhuận là VietinBank với lũy kế 9 tháng đạt 7.596 tỷ đồng trước thuế, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. BIDV xếp vị trí thứ tư khi lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt mức 7.254 tỷ đồng…
Nợ xấu bất ngờ tăng mạnh
Bên cạnh những điểm sáng, trong bức tranh lợi nhuận của ngành ngân hàng trong 9 tháng qua nổi lên một “điểm tối”, đó là tại nhiều ngân hàng thương mại, nợ xấu có xu hướng tăng lên, trong đó nợ có khả năng mất vốn tăng nhanh.
Dư nợ xấu tại 23 ngân hàng tính đến cuối quý III. Đơn vị: tỷ đồng
Trong số 17 ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán, có 13 nhà băng tăng tỷ lệ nợ xấu. Trong đó, một số cái tên có tỷ lệ nợ xấu tăng mạnh là: VPB tăng từ 4,07% quý 2 lên 4,7% quý 3, VIB tăng từ 2,33% lên 2,5%, BID tăng từ 1,49% lên 1,76%, CTG tăng từ 1,29% lên 1,36%.
Video đang HOT
Cụ thể, trong khối ngân hàng cổ phần Nhà nước, nợ xấu cuối quý 3 của VietinBank là 12.127 tỷ đồng, tăng hơn 3.100 tỷ đồng, tương đương 34,6% so với đầu năm 2018.
Tỷ lệ tăng dư nợ xấu của các ngân hàng tại thời điểm cuối quý 3 so với đầu năm. Đơn vị: %
Còn tại BIDV, tính đến hết quý 3, ngân hàng này có hơn 17.041 tỷ đồng nợ xấu, tăng 21% so với thời điểm đầu năm 2018. Tỷ lệ nợ xấu tại BIDV chiếm 1,75% trên tổng dư nợ cho vay khách hàng. Hay tại Vietcombank, đến cuối quý 3, nợ xấu cũng lên tới hơn 4.000 tỷ đồng…
Tương tự, Ngân hàng Quân đội mặc dù có kết quả kinh doanh quý III tăng trưởng ấn tượng, nhưng số dư nợ xấu của ngân hàng này cũng ghi nhận sự tăng vọt. Cụ thể, nợ xấu của MB sau 9 tháng đầu năm tăng đến 45% so với hồi đầu năm.
Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cho vay của các ngân hàng so với đầu năm. Đỏ: 30/9/2018; Xanh: 31/12/2017. Đơn vị: %
Đối với các ngân hàng thương mại tư nhân, VPBank dẫn đầu mức tăng nợ xấu với hơn 3.200 tỷ (tương đương 51,7%) lên 9.401 tỷ đồng. Tại ngân hàng VIB, tính đến hết tháng 9/2018, nợ có khả năng mất vốn tăng lên hơn hơn 7% so với cuối 2017. Với ngân hàng Bắc Á, nợ xấu cũng tăng 23% so với đầu năm, lên 431 tỷ đồng….
Một số ngân hàng có nợ xấu sụt giảm đó là Sacombank, Eximbank, ABBank và NamABank.
Theo lý giải của nhiều nhà băng, nguyên nhân nợ xấu tăng là do mua lại số nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam trước đó. Đây là điều bình thường trong hoạt động của ngành ngân hàng, chưa phải là vấn đề đáng lo ngại, dù nợ nhóm 5 có khả năng mất vốn tăng mạnh nhưng theo quy định các ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi ro 100%.
Quang Sơn
Theo danviet.vn
Tài chính 24h: Cạnh tranh thị phần tài chính tiêu dùng, lợi nhuận nhiều ngân hàng sụt giảm
Sự gia nhập của ngày càng nhiều doanh nghiệp mới đang làm cho thị phần thị trường tài chính tiêu dùng bị chia nhỏ và khiến lợi nhuận của nhiều công ty tài chính tiêu dùng sụt giảm, từ đó ảnh hưởng tới lợi nhuận chung của ngân hàng mẹ.
Ảnh minh họa.
Thị phần bị chia cắt, lợi nhuận tài chính tiêu dùng sụt giảm
Tại một số ngân hàng có công ty tài chính trực thuộc, lợi nhuận quý III/2018 ghi nhận sự sụt giảm mạnh. Một trong những nguyên nhân là do đóng góp của mảng tài chính tiêu dùng không còn nhiều như trước.
Chẳng hạn, tại VPBank, vốn là nhà băng có tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cao trong những năm gần đây, nhưng lợi nhuận trước thuế quý III/2018 của VPBank chỉ đạt 1.749 tỷ đồng, giảm 26,3% so với cùng kỳ năm trước, một phần do tỷ trọng lợi nhuận đóng góp từ công ty con FE Credit sụt giảm. (Xem thêm)
Ngân hàng đua thoái vốn, giảm sở hữu chéo
Thời gian qua, các ngân hàng (NH) thương mại liên tục chào bán cổ phần tại các tổ chức tín dụng khác nhằm tuân thủ Thông tư 36 của NH Nhà nước về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh NH nước ngoài. Cụ thể, các NH thương mại chỉ được mua, nắm giữ cổ phiếu của một tổ chức tín dụng khác dưới 5% vốn cổ phần có quyền biểu quyết. Các NH có tỷ lệ vốn sở hữu vượt quá giới hạn phải hoàn tất việc thoái vốn vào giữa năm 2019. (Xem thêm)
Vì sao các ngân hàng lớn đổ xô huy động vốn trái phiếu?
Theo lý giải của các chuyên gia tài chính-ngân hàng, việc nhiều ngân hàng đổ xô phát hành trái phiếu thời gian qua liên quan đến vấn đề tăng vốn cấp 2 của ngân hàng. Thông tư 41 của NHNN sẽ có hiệu lực vào năm 2020, trong khi tại nhiều ngân hàng đang thiếu vốn điều lệ.
Trong tương lai, tỷ lệ an toàn vốn sẽ rút từ 9% xuống 8%. Nếu hệ số an toàn vốn xuống dưới 8% thì ngân hàng có nguy cơ bị rơi vào vòng kiểm soát đặc biệt của NHNN, do đó rất nhiều ngân hàng phát hành trái phiếu để tăng vốn chủ sở hữu cấp 2. (Xem thêm)
Sơ hở chính sách tạo ra "nhóm lợi ích" thâu tóm đất công, cho vay sai nguyên tắc
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm thẳng thắn cho biết, mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng nhưng tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật vẫn diễn biến phức tạp. Tội phạm và vi phạm pháp luật về kinh tế, tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp, nhất là "tham nhũng vặt" trong khu vực hành chính, dịch vụ công...
Qua các vụ án đã xử lý cho thấy, các đối tượng triệt để lợi dụng những sơ hở trong cơ chế, chính sách để thông đồng tạo ra các "nhóm lợi ích" nhằm thâu tóm đất công, cho vay sai nguyên tắc, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng. (Xem thêm)
Rước họa oan vì bị công ty tài chính đòi nợ kiểu xã hội đen
Anh Vinh, ngụ tại quận Bình Tân, TP.HCM cho hay: "Tôi không vay tiền của công ty tài chính nhưng bị công ty đó đòi nợ và gửi tin nhắn hăm dọa vì có một người dùng số điện thoại của tôi làm người thân để vay tiền. Lúc đầu, họ không gọi để xác nhận tôi có phải người thân của người vay tiền hay không, nhưng sau khi người đó đóng trễ hạn, họ gửi tin nhắn tới số điện thoại của tôi nói tôi là đồng phạm về tội chiếm đoạt tài sản...". (Xem thêm)
Giá vàng quay đầu giảm khi đồng USD mạnh lên
Sau phiên tăng nhẹ ngày hôm qua, sáng nay (13/11) giá vàng miếng trong nước lại quay đầu giảm khi giá vàng giao kỳ hạn giảm thế giới tiếp tục giảm trong bối cảnh chỉ số đồng USD tiếp tục tăng mạnh lên mức cao nhất trong 17 tháng.
Khảo sát sáng nay, giá vàng miếng SJC tại Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) đang niêm yết ở mức 36,31 - 36,47 triệu đồng/lượng, giảm 40 nghìn đồng/lượng ở cả hai chiều mua vào và bán ra so với sáng hôm qua (12/11). (Xem thêm)
HOÀNG HÀ
Theo bizlive.vn
Tiếp tục giảm giá khoản nợ của đại gia Phú Yên Các khoản nợ xấu liên tục được các công ty, ngân hàng công bố tịch thu tài sản, đấu giá khoản nợ dù giảm giá mạnh. Ngân hàng ì ạch thu hồi nợ Khoản nợ của đại gia Phú Yên bà Võ Thị Thanh vừa được công bố sẽ tiếp tục đưa ra đấu giá trong thời gian tới sau nhiều lần tổ...