Giật mình học trò tiêu tiền
Thiếu hụt thời gian chăm sóc con, nhiều gia đình bù đắp tình cảm bằng cách cho con tiền thoải mái chi xài. Việc “dư tiền” và thiếu sự quản lý là nguyên nhân một bộ phận học sinh sa vào các tệ nạn xã hội.
Từ nay đến tháng 6/2012, Sở GD-ĐT TPHCM cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em ở Việt Nam (Save the Children), Quỹ Citi (Citi Foundation) tiếp tục đưa dự án giáo dục tài chính đến với học sinh (HS) 50 trường THPT tại TPHCM. Khảo sát của chương trình đã đưa ra những con số “giật mình” về mức tiêu tiền của một bộ phận HS cũng như sự lúng túng của phụ huynh (PH) trong quản lý chi tiêu của con.
Tiền chủ yếu để “ làm đẹp”
Theo khảo sát từ chương trình, thanh thiếu niên được cha mẹ cho tiền tiêu vặt bình quân từ 50.000 đến 300.000 đồng/tuần. Trong đó, một số nhóm HS “con nhà giàu” tại một số trường THPT dân lập quốc tế, Lê Quý Đôn, Marie Curie… có đến 36% HS được PH cho 3 – 5 triệu đồng/tháng để tiêu vặt và có đến 25% HS có mức tiêu vặt lên đến 500.000 đồng ngày.
Một bộ phận HS chi xài lớn cho việc mua sắm để tỏ vẻ mình “sành điệu”. (Ảnh chỉ mang tính min họa)
1/3 HS cho biết số tiền bố mẹ cho không đủ chi xài nên các em gặp khó khăn về tiền bạc khi cần chi tiêu đột xuất. Và khi đó nhiều em ứng phó bằng cách vay mượn của người thân, bạn bè.
Đa số “con nhà giàu” dùng tiền tiêu vặt vào việc mua sắm thời trang chiếm 44%, vui chơi, giải trí 35% và chỉ 21% số tiền được dùng cho việc học.
Video đang HOT
Theo đánh giá của chương trình, các em chi dùng nhiều nhất cho hình thức bên ngoài (thời trang, mỹ phẩm…) cũng như chi nhiều cho việc ăn uống, vui chơi với bạn bè ở những nơi sang trọng vì cho rằng đó là cách khẳng định giá trị bản thân.
Một nữ sinh học lớp 11 khẳng định: “Hồi nhỏ em mặc quần áo, đồ dùng do mẹ mua nhưng giờ tự mình lựa chọn nên phải trực tiếp chi tiền. Em thường xuyên mua quần áo, giày dép và đồ dùng mới “xịn” hơn cái trước nếu không rất “quê”. Vì thế, dù hàng tuần bố mẹ cho tiền tiêu khá nhiều (trên 400.000 đồng) nhưng HS này thường xuyên tiêu quá nên vẫn phải liên tục xin thêm.
Phụ huynh chi tiền, quên quản lý
Theo phỏng vấn của Save the Children với các PH của Trường THPT Marie Curie và Nguyễn Du năm 2010, đa số PH cho con tiền tiêu vặt ước tính trên chi phí cần tiêu xài của con. Thế nhưng, rất ít PH kiểm tra xem con có sử dụng tiền đúng mục đích hay không.
PH được hỏi đều cho rằng việc giáo dục con cái biết về giá trị đồng tiền, biết quý công sức, hiểu được vất vả của bố mẹ để kiếm tiền là rất cần thiết. Nhưng lại rất ít PH kiểm tra xem con sử dụng tiền đúng mục đích hay không.
Bà Trần Thị Huế, cán bộ Save the Children cho hay, có hai xu hướng trái ngược trong quan điểm của PH về việc cho con tiền. Một là kiểm tra chặt chẽ, không có con quản lý tiền vì nghĩ rằng con còn nhỏ, không nên quan tâm đến tiền bạc. Ngược lại, một số PH cho con tiền nhưng không quan tâm việc con mình chi xài như thế nào.
Theo kháo sát, chỉ 31% em đã có hoặc từng thảo luận với cha mẹ về việc chi tiêu của mình, còn 2/3 HS chưa bao giờ chia sẻ với bố mẹ về quản lý ngân sách vì các em rất ngại việc giải trình chi tiêu.
Nhiều HS chia sẻ rằng, do cha mẹ làm việc quá bận rộn nên họ nhận được tiền chi tiêu nhưng không có sự giám sát hoặc hướng dẫn từ bố mẹ. Các em sử dụng tiền mà không bao giờ cần suy nghĩ tiền ở đâu mà có và đơn giản là xin tiền mỗi khi cần hay có nhu cầu.
“Việc được bố mẹ cho nhiều tiền tiêu xài nhưng không có kiến thức hay kỹ năng trong việc quản lý tiền bạc nên nhiều em chi tiêu số tiền lớn và không có giới hạn. Điều này ảnh hưởng rất nhiều cho kế hoạch tổ chức cuộc sống sau khi trưởng thành”, bà Huế nhấn mạnh.
Bà Huế đánh giá, PH chưa nhận thức được những rủi ro hay hậu quả đưa tiền cho trẻ mà thiếu sự định hướng, chỉ dẫn của người lớn. Thiếu sự giám sát và hướng dẫn chi tiêu cùng thời gian rảnh cũng như thiếu kiểm soát, con trẻ rất dễ đua đòi cũng như sử dụng ma túy. Với những PH hiểu việc giáo dục tài chính cho con là cần thiết nhưng lại lúng túng không biết phải dạy con như thế nào vì bản thân họ cũng chưa từng được dạy cách quản lý tài chính cá nhân.
Ông Nguyễn Hoài Chương – phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM) cho rằng, việc HS chi xài tiền là vấn đề xã hội khi từ đồng tiền các em có thể sa vào các tệ nạn, có trường hợp thanh niên giết người thân để có tiền chi xài. Việc giáo dục quản lý tài chính cho HS cũng như PH là điều rất cần thiết bởi đó là một trong những kỹ năng sống quan trọng giúp các em chuẩn bị tốt cho tương lai, giảm thiểu rủi ro và tăng sự hiểu biết về giá trị của sức lao động và đồng tiền.
Theo DT
Wags: Những cô nàng hám danh, say tiền
Khi nhắc về Wags, người ta thường nhanh chóng liên tưởng đến những cô nàng thích chưng diện lòe loẹt, tiêu tiền như nước và "ăn bám" người tình của mình.
Vic, người tiên phong cho trào lưu Wags
Victoria Beckham mặc nhiên được xem là người mở ra trào lưu gọi là Wags (Vợ và bạn gái cầu thủ). Bà Becks cực kỳ nổi tiếng về các khoản làm đẹp và có địa vị cao trong làng giải trí thế giới.
Về khoản kiếm tiền và tạo danh tiếng cho mình, Vic vượt trên tất cả. Phu nhân của Beckham, và là mẹ của 4 đứa con, chưa bao giờ bị xem thường và luôn là hình ảnh mà nhiều cô gái trẻ mơ ước.
Vic là người mở ra trào lưu Wags
Thậm chí, có không ít người còn cho rằng, nếu không có Vic, chưa chắc Becks đã có thể trở thành ngôi sao thể thao kiếm tiền hàng đầu thế giới.
Kể từ khi họ quen nhau năm 1997, và sau đó là câu chuyện tình đầy lãng mạn và một lễ cưới sang trọng, Vic đã biến Becks thành ngôi sao về mặt truyền thông.
Trên sân cỏ, Becks có thể không phải cầu thủ xuất sắc nhất thế giới, nhưng không một cầu thủ bóng đá nào đủ sức cạnh tranh với anh về mặt hình ảnh. Becks hệt như một cỗ máy in tiền, và Vic chính là người đứng sau lưng.
Thành công của cặp Becks - Vic đã khiến nhiều người ngưỡng mộ. Năm 2006, những cô nàng là vợ và cầu thủ của các tuyển thủ Anh tạo nên một cơn sốt thực sự khi học theo Vic. Đó có thể xem là thời điểm "bùng nổ" cho trào lưu Wags.
Cứ Wags thì đó là xấu
Những cô nàng Wags của tuyển Anh đã học theo Vic về khoản chưng diện và luôn muốn mình trở thành tâm điểm khi xuất hiện trước công chúng.
Tuy nhiên, nếu như Vic vươn lên từ chính nghị lực và sức lao động của mình, thì thế hệ Wags mới này chỉ cho người hâm mộ thấy ở họ thường là mặt trái trong cuộc sống.
Với tiền của Rooney, Coleen thỏa sức rải tiền vào các trung tâm mua sắm
Thực vậy, nhắc đến Wags là nhắc đến rắc rối và những vấn đề nhạy cảm. Đến mức, người hâm mộ quy chung Wags là bộ phận những cô nàng hư hỏng và bị lệ thuộc vào đồng tiền.
(Những người vợ hoặc bạn gái cầu thủ không thích sống ồn ào chưa bao giờ chấp nhận mình đứng trong hàng ngũ Wags. Họ chỉ muốn như những người bình thường khác).
Trong thế hệ Wags hiện nay, không phải ai cũng vươn lên bằng năng lực như Vic. Phần lớn trong số họ thực tế không hề biết lao động để kiếm sống và chỉ biết lệ thuộc vào người tình, vốn là những ngôi sao sân cỏ.
Với tiền của chồng (hoặc người tình), những cô nàng Wags lao đầu vào các cuộc chơi. Họ sắm những bộ cánh đắt tiên mà người khác không dám mơ đến. (Có phải tiền mình làm ra đâu, cứ tiêu và xài thôi!).
Nhiều cô gái ao ước được như Coleen
Coleen McLoughlin vốn không có nhan sắc nổi bật gì. Có chút năng khiếu nghệ thuật, nhưng giấc mơ trở thành diễn viên điện ảnh của Coleen cũng chẳng đi đến đâu.
Mọi chuyện chỉ thay đổi khi Rooney, bạn đời và cũng là mối tình thanh mai trúc mã của Coleen, trở thành ngôi sao hàng đầu Premier League. Công việc nhanh chóng đến với Coleen nhờ ảnh hưởng từ Rooney.
Để trở thành Wags và đổi đời, nhiều cô gái chấp nhận đổi bằng tình
Coleen nhanh chóng trở thành một ngôi sao trên các tờ báo và tạp chí lá cải. Cô gái sinh năm 1986 này có thể mua những thứ đắt đỏ mà tuổi thơ cô thậm chí không dám mơ. Tất nhiên, khi vung tiền cho thú vui mua sắm, Coleen không một chút đắn đo suy nghĩ.
Cuộc sống của Coleen trở nên phụ thuộc hoàn toàn vào Rooney. Thế nên, cho đến khi Rooney bị bắt quả tang ăn vụng, người ta đồn Coleen sẽ cắt đứt quan hệ với chàng cầu thủ M.U. Kết quả thế nào, Coleen lao đầu vào mua sắm, và hôm sau lại tình tứ cùng Rooney. Nếu bỏ Rooney, Coleen sẽ sống ra sao?
Coleen có may mắn là quen với Rooney khi hai người còn rất nhỏ. Với những gì mà cô nàng được trải qua, không ít cô gái trẻ khác quyết dấn thân vào thế giới Wags ở Anh quốc, với mong muốn được dổi đời.
Không có được tình yêu như Coleen, những cô nàng có mộng làm Wags tìm cách "tấn công" vào giới cầu thủ, thường là những người có thói lăng nhăng và thích ăn chơi. Để có danh tiếng và tiền bạc mà không mất sức lao động, những cô nàng này chấp nhận dùng tình (hay chính xác hơn là thất xác) để trao đổi.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Chứng tiểu đêm ở phái nữ Tiểu đêm dẫn đến giấc ngủ bị gián đoạn nhiều lần và hậu quả là giảm đáng kể khả năng hoạt động, sức khỏe cũng như chất lượng sống. Tiểu đêm là một rối loạn tiết niệu gây nhiều phiền toái. Nam giới lẫn phụ nữ đều có thể mắc phải chứng này. Tiểu đêm thường gặp ở người lớn tuổi nhưng nhiều...