“Giặt giũ” tâm trí cho hôn nhân
Khi biết tôi mở hệ thống giặt là, nhiều bạn đọc của tôi đã chúc mừng và nhân tiện hỏi: “Anh có nhận giặt giũ tâm trí không?”.
Tôi bèn nghĩ đến những cuộc hôn nhân cũ nhàu với chi chít vết bẩn sau một thời gian chúng ta “mặc” nó. Có lẽ, lần này chúng ta nói với nhau về việc “giặt giũ” lại cuộc hôn nhân của chúng ta thôi! Mà muốn “giặt giũ” lại cuộc hôn nhân, hẳn nhiên phải bắt đầu bằng việc “giặt giũ” tâm trí chúng ta!
Váy cưới cháo lòng, hôn nhân nhuốm bụi
Chúng ta bắt đầu cuộc hôn nhân bằng bộ váy cưới trắng tinh và nụ cười rạng rỡ. Theo thời gian, bộ váy cưới đó hẳn đã thành màu cháo lòng. Là tôi hình tượng hóa cuộc hôn nhân của mọi người bằng bộ váy cưới. Vốn là thật khó để giữ nó vẫn trắng tinh rạng rỡ như hôm đám cưới. Thậm chí, ngay cả những bức ảnh chụp đám cưới, nếu giở lại, hẳn nó cũng ám vàng huống chi. Chúng ta vốn không thể thoát khỏi sự bào mòn, nhuốm bụi của thời gian.
Có rất nhiều tác động của thời gian lên một cuộc hôn nhân. Bởi mối quan hệ nào cũng vậy, không chỉ là hôn nhân, đều nảy sinh những mâu thuẫn vụn vặt hàng ngày. Một chút vô tâm thôi cũng đủ khiến tâm trạng ta úa vàng. Một vài cọ quệt thôi cũng đủ thành xây xước. Một tí mất kiểm soát cảm xúc thôi cũng đủ thành thương tổn. Bao nhiêu bao dung mới đủ để hôn nhân được trơn tru?
Là còn chưa kể những vết bẩn lớn hơn, từ tội và lỗi mà bạn đời gây ra với mình. Có khi là một vụ léng phéng của chồng bị vợ “tuýt còi”. Có lúc lại là câu nói hỗn của vợ với mẹ chồng mà làm người đàn ông đau nhói. Hay một đôi phen thất hứa, một vài bận lỡ lời. Đó quả thực là những vết bẩn dù gột rửa thế nào vẫn không sao sạch nổi.
Nhà văn Hoàng Anh Tú
Bát đũa trong chạn còn va, huống chi hai con người sống với nhau, phỏng ạ? Chẳng ai có thể giữ được một cuộc hôn nhân trong veo, không bám bụi. Chỉ có khi là họ chẳng yêu nhau. Càng yêu nhau lắm, càng cắn nhau đau là thế. Hết điên rồ cũng là hết yêu vậy. Nên mới nói rằng khi ta yêu một ai đó cũng là khi ta đã trao cho họ quyền được làm tổn thương mình.
Hôn nhân quả thực là một mối quan hệ vất vả và đầy rẫy những rắc rối. Nên cũng chẳng trách nhiều người sau khi rời khỏi một cuộc hôn nhân đã chẳng còn muốn trở vào thêm lần nào nữa. Chỉ là, tại sao nhiều người họ vẫn hạnh phúc đến thế sau nhiều năm kết hôn với nhau?
“Giặt giũ” hôn nhân bắt đầu từ tâm trí
Tôi vẫn luôn hỏi những bạn đọc của mình: Em còn nhớ ngày đám cưới em đã là một cô dâu hạnh phúc thế nào không? Bộ váy cưới hôm đó thật rực rỡ mà? Chỉ là bao lâu rồi chúng ta chưa giặt giũ nó, phơi phóng nó?
Ảnh minh họa
Hãy nhớ lại xem chúng ta đã bắt đầu thế nào rồi chúng ta sẽ thấy chúng ta đã làm nó cũ mòn đi vì những điều gì? Hóa ra không phải thời gian tàn phá đi một cuộc hôn nhân đâu. Mà là lòng ta, sự lơ đễnh của ta. Là ta bước vào cuộc hôn nhân này bằng tâm thế rực rỡ nhưng rồi ta cứ miệt mài sống mà quên “giặt giũ” chính tâm trí của mình, để tâm trí của mình bám bụi. Những định nghĩa về chồng, cái nhìn về vợ vẫn giữ nguyên thay vì được “update”. Nên ta mới bực bội vì “trước khi cưới, anh ta tốt lắm” hay “cô ấy ngày xưa tuyệt vời biết bao”. Là chúng ta không lớn lên cùng nhau vậy.
Có nhiều người tôi biết, coi bạn đời là tất thảy tình yêu trong họ. Tốt thôi! Nhưng lại quên cách yêu chính bản thân mình, quên phát triển bản thân mình mỗi ngày. Mà thành tệ hại dần đi. Mà thành cũ kỹ dần đi. Hay như nhiều đàn ông cưới xong là xong, quên việc mình phải nâng cấp bản thân mình lên mỗi ngày để giữ tình yêu trong mắt vợ. Mà nhiều đàn ông vậy lắm. Luôn nghĩ rằng mình thế nào đi nữa thì vợ vẫn phải yêu mình. Có biết đâu trong mắt vợ, tình yêu dần hao khuyết đi mỗi ngày nếu chồng họ không chịu lớn lên cùng họ.
Video đang HOT
Những người vợ hạnh phúc là những người phụ nữ biết chăm sóc và yêu thương bản thân họ thật tốt theo nguyên lý: Mình có hạnh phúc mình mới đem hạnh phúc đến được cho chồng, cho con. Và họ học cách phát triển bản thân họ mỗi ngày. Bằng việc thừa nhận cuộc hôn nhân nào cũng sẽ xảy ra những va quệt, xích mích. Nhưng không quá chú trọng vào điều đó. Họ chú trọng vào những điều tích cực hơn, tốt đẹp hơn mà họ nhìn thấy được từ chồng, từ cuộc hôn nhân này đem lại cho họ. Chứ không phải chỉ nhìn thấy thứ họ không có hay những thứ khiến họ hậm hực, bức xúc, cảm thấy bất công hay những điều tệ hại ở chồng họ. Để làm được điều đó, tâm trí của những người phụ nữ ấy cần rất nhiều nắng. Là nắng từ ánh mặt trời tích cực. Chứ không phải những đám mây đen, xám nặng.
“Giặt giũ” lại tâm trí của mình vốn là như vậy. Nghe thì thật đơn giản với những ai hiểu và đủ trải nghiệm cuộc đời. Nhưng với nhiều phụ nữ (và cả đàn ông nữa) thì thật khó. Là bởi họ nhầm lẫn giữa yêu bản thân mình với việc bản thân mình luôn đúng, nhầm nhọt trong việc làm một phụ nữ (đàn ông) tự tin là chẳng tin vào chồng (vào vợ), chỉ tin vào bản thân mình. Họ còn lệch lạc đến độ biến tờ giấy đăng ký kết hôn thành bản giao kèo sở hữu nhau, bao gồm việc toàn quyền “sửa chữa” đối phương theo ý mình. Vì nghĩ bản thân mình luôn đúng nên mọi thứ của đối phương nếu không đúng ý họ thì là sai hết. Vì chỉ tin vào bản thân nên nghi ngờ mọi thứ ở bạn đời. Vì lệch lạc việc sở hữu đời nhau mà thành áp đặt, đòi hỏi đối phương phải thay đổi để phù hợp với mình.
Hôm nay có nắng, mang hôn nhân ra phơi đi!
Tôi và vợ mình vẫn mang hôn nhân của chúng tôi ra “phơi phóng” mỗi ngày. Tất nhiên, cùng cả việc cả hai lần giở hôn nhân ra xem chỗ nào chúng tôi cần “giặt giũ”, vết nào cần tẩy mốc, gột rửa. Rồi đem hôn nhân ra phơi phóng. Ánh nắng mặt trời luôn có tia cực tím gây hại cho da. Nhưng nó lại thật tốt để tiêu diệt vi trùng, vi khuẩn. Dưới ánh nắng mặt trời, chúng tôi cố gắng thành thật với nhau nhiều nhất có thể thay vì giấu giữ nó trong lòng hoặc tệ hơn, đem kể lể với người thứ 3. Là vợ chồng, sự thành thật với nhau vô cùng quan trọng. Sở dĩ tôi nói thành thật nhiều nhất có thể là bởi có những thứ chúng ta nên giữ lại cho riêng mình, nếu như nói ra sẽ làm đau bạn đời của mình. Tôi không nghĩ đó là một lời nói dối. Chỉ là cân nhắc có nên nói ra hay không?
Tôi thích nắng. Tất nhiên, không phải cái nắng thiêu da cháy thịt. Chỉ là nắng, theo một định nghĩa thông thường, thứ có thể hong khô đi những giọt nước mắt, khiến sương mù của nghi ngờ tan biến, giúp những mùi ẩm mốc bay hơi. Nó như sự bao dung, nắng kiểu thế! Bao dung không phải là một câu nói. Bao dung là sự dung thứ phát xuất từ lòng thương, xót và yêu họ. Chỉ khi bạn đủ yêu một ai đó, đủ xót họ, đủ thương họ thì bạn mới có thể bao dung được. Bằng trong bạn chỉ đầy ắp những hậm hực, ngổn ngang những so bì, chằng chịt những ích kỷ thì làm sao có thể nói bao dung cho ai đó, thậm chí bạn còn không thể tha thứ được ngay cả với chính bản thân bạn.
Cuối cùng, đi qua “vùng thời tiết xấu”, xét cho cùng, hôm nay, chúng mình bổ sung vào nó việc “giặt giũ” tâm trí mình được không?
Một người vợ hạnh phúc là…
1. Cô ấy là một người phụ nữ hạnh phúc vì cô ấy hiểu cách làm sao cho bản thân cô ấy hạnh phúc. Là hạnh phúc tự thân chứ không viện nhờ bất cứ ai hay chờ ai mang tới.
2. Cô ấy có thể gặp một chuyện vô cùng tệ hại nhưng cô ấy không để sự tệ hại đó lan ra mọi thứ xung quanh cô ấy. Không giận cá chém thớt. Không đổ vấy xung quanh. Khoanh vùng được thì mới xử lý được.
3. Cô ấy biết dùng cả 2 mắt, nghe cả 2 tai để thấy cuộc đời này thứ gì cũng tồn tại 2 mặt tiêu cực và tích cực. Đừng chỉ nhìn và nghe một mặt, một phía. Hãy tin vào điều tốt đẹp nếu muốn nó xảy ra.
4. Cô ấy không cố “sửa chữa” chồng mình mà cô ấy chỉ “sửa chữa” hôn nhân. Và hôn nhân là việc của cả 2 người nên cô ấy bắt đầu bằng việc “sửa chữa” bản thân mình trước rồi mới yêu cầu đối phương thay đổi.
5. Ngay cả khi đối phương mãi không chịu thay đổi, điều cô ấy sẽ làm là cân nhắc việc có thể sống chung với điều nào ở chồng và không thể tiếp tục hôn nhân với sự “hỏng hóc” nào ở chồng. Cô ấy là người quyết định việc đó.
6. Cô ấy “sửa chữa” và liên tục nâng cấp bản thân không phải vì chồng mà là vì chính bản thân cô ấy, tương lai của cô ấy cũng như sự hối tiếc của chồng nếu như anh ta để mất cô ấy.
7. Cô ấy tha thứ cho chồng vì cô ấy không muốn làm cho bản thân mình trở nên tệ hại, cảm xúc của mình trở nên tối tăm. Ly dị đôi khi cũng là một sự tha thứ cho người đàn ông không thuộc về mình.
8. Cô ấy làm tình với chồng không chỉ bằng thể xác mà còn là bằng cả sự khát khao của bản thân, mong muốn hòa trộn tâm trí và trái tim với bạn đời.
9. Cô ấy biết nói KHÔNG với những thứ làm cho cuộc đời cô ấy trở nên bung bét.
10. Cô ấy đang đọc bài viết này và đang thay đổi để trở nên tốt hơn mỗi ngày.
Một quốc gia mà người trẻ "sống thử" ngày càng nhiều, vì không có khả năng chi trả loại phí này hàng tháng
Để tiết kiệm loại chi phí này, tỷ lệ các cặp đôi chưa kết hôn chuyển đến sinh sống cùng nhau đang tăng với tốc độ chóng mặt tại quốc gia này.
Người trẻ tiết kiệm cả nghìn đô nhờ "sống chung"
Tại Mỹ, cuộc khảo sát do Realtor.com và HarrisX thực hiện với hơn 3.000 người cho thấy, thị trường nhà ở đắt đỏ ngày nay đang ảnh hưởng đến đời sống tình cảm của mọi người như thế nào. Đặc biệt, nhóm những người trẻ tuổi vốn chưa có sự ổn định về tài chính lại càng "đau đầu" khi đối mặt với chi phí thuê nhà hàng tháng. Do đó, việc tìm kiếm người chia sẻ chi phí sinh hoạt là một nhu cầu thiết thực.
80% Gen Z và 76% Gen Y cho biết, họ sẵn sàng chuyển đến sống chung với người yêu để tiết kiệm chi phí này. Trong khi đó, 56% Gen X, 44% thế hệ trước đó cũng nói điều tương tự.
Với giá thuê nhà và giá nhà tăng vọt ngày nay, cứ 10 người Mỹ được khảo sát thì có 7 người cho biết việc chuyển đến sống cùng người yêu giúp họ tiết kiệm đáng kể. 27% cho biết, họ tiết kiệm lên tới 500 USD/tháng, trong khi đó, với 20% khác, con số tiết kiệm lên tới 1.000 USD/tháng. Thậm chí, có 6% cho biết họ tiết kiệm con số khổng lồ từ 2.000 - 5.000 USD/tháng nhờ việc "sống thử".
Đây chính là lý do hấp dẫn nhất khiến tỷ lệ các cặp đôi chưa kết hôn chuyển đến sinh sống cùng nhau đang tăng cao tại xứ cờ hoa.
Những lợi ích về tinh thần không thể bỏ qua
Bên cạnh các vấn đề về chi phí sinh hoạt, tiền thuê nhà, các loại hóa đơn tiện ích, sống chung còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực khác.
Kết nối thuận tiện hơn
Galena Rhoades, nhà tâm lý học tại Đại học Denver (Mỹ), cho biết: "Nhờ những quy định cách ly nghiêm ngặt hồi đại dịch, việc dọn đến sống cùng nhau của người trẻ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết".
Đại dịch Covid-19 từng khiến nhiều cặp đôi không thể gặp mặt, kết nối và tiếp xúc gần với nhau. Nhưng hiện giờ, họ có thể háo hức bước vào một giai đoạn cuộc sống mới.
Đôi khi, với lịch trình kín hết cả ngày, các cặp đôi khó có thể sắp xếp thời gian để ở bên nhau. Khi chuyển về sống thử, họ sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề này nữa. Dù có mệt mỏi đến thế nào sau mỗi ngày làm việc thì họ cũng có thể trở về với người yêu vào cuối mỗi ngày.
Có người giúp đỡ khi cần
Ngoài khả năng chi trả, một lợi ích khác của việc sống chung là các lợi ích xã hội và trong sinh hoạt. Khi sống cùng nhau, họ sẽ có cơ hội để hiểu về "đối phương" rõ hơn nhiều, bao gồm cả sở thích, lối sống, và nhiều điều khác. Trong một số trường hợp, họ là người trợ giúp tuyệt vời khi cần.
Không phải không có hệ lụy
1. Không còn hứng thú với hôn nhân
Đây là điều mà các cặp đôi sống thử và có ý định kết hôn cần lưu ý. Đôi khi, việc bạn sống cùng dưới một mái nhà với anh ấy từ trước khi kết hôn sẽ làm cho hôn nhân của bạn không còn chút thú vị và hấp dẫn gì nữa.
2. Rắc rối về mặt pháp lý
Nếu mối quan hệ không thành và bạn cùng anh ấy quyết định chia tay thì hậu quả của việc sống thử có thể rất nghiêm trọng, đặc biệt là khi cả hai cùng bỏ tiền đầu tư vào một tài sản chung nào đó. Lúc này, có thể bạn và anh ấy sẽ vướng vào những rắc rối liên quan đến pháp lý.
3. Tranh cãi
Cùng sống chung dưới một mái nhà với một người đàn ông đôi khi có thể mang lại cho bạn cảm giác tù túng và ức chế; đặc biệt là khi giữa hai bạn chưa có sự ràng buộc nào về mặt pháp lý. Điều này có thể dẫn đến các cuộc tranh cãi nảy lửa và dần phá hỏng mối quan hệ.
4. Sức khỏe sinh sản
Khi sống thử, việc đụng chạm thân mật là điều khó tránh khỏi. Nếu không có kiến thức về sức khỏe sinh sản, phái yếu dễ mang thai ngoài ý muốn và thường chọn giải pháp nạo phá thai. Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra những biến chứng gây hại cho sức khỏe, thậm chí là tử vong.
Không ít người hối hận vì quyết định vội vàng
Cũng theo số liệu từ Realtor.com, 42% số người chọn sống thử cuối cùng đã cảm thấy hối hận. Max Kulchinsky, sinh sống tại thành phố New York (Mỹ) và bạn gái hẹn hò được một thời gian. Ban đầu, vì chi phí đắt đỏ, đồng thời cặp đôi không muốn sống xa nhau nên cùng đi đến quyết định sống chung ngay cả khi chưa kết hôn. Cả hai đều đã ký hợp đồng thuê một căn hộ trị giá 2.200 USD/tháng.
Tuy nhiên, sau thời gian chung sống này, họ vô tình phát hiện một số điểm khác biệt không thể dung hòa giữa hai người. Vì thế, họ chia tay vào tháng 5/2022, chỉ vài tháng sau khi gia hạn hợp đồng thuê nhà.
Bạn gái của Kulchinsky chuyển ra ngoài sống, anh phải rút hết tiền tiết kiệm và xoay xở tài chính để trang trải mọi thứ.
"Đây là bài học quý giá trong cuộc đời tôi. Chắc chắn, tôi sẽ không quyết định sống thử cùng ai đó trừ khi đó là người xứng đáng và đem lại cảm giác an toàn", Kulchinsky giãi bày.
Sống cùng nhau có thể là một cách tuyệt vời để cắt giảm chi phí và san sẻ gánh nặng cơm áo gạo tiền. Tuy nhiên, để việc sống chung trước hôn nhân trở nên ý nghĩa, cả hai cần trau dồi kiến thức, kỹ năng và tinh thần sẵn sàng đón nhận mọi trường hợp xảy ra.
Đưa bạn về nhà chơi nhưng vợ mãi mới mở cửa, người chồng sững sờ với cảnh tượng bên trong Sau khi nhận ra lỗi sai của mình, anh chồng rủ hai người bạn tới nhà chơi rồi đứng ra thuyết phục vợ giúp mình, nào ngờ khi quay về anh lại chứng kiến cảnh này. Khi mới bước vào hôn nhân, ai cũng mong được chung sống hạnh phúc với nửa kia tới cuối đời. Nhưng, duy trì hôn nhân chưa bao...