Giáp tết, giáo viên kêu cứu vì cho rằng bị kỷ luật oan sai
Thầy Phạm Quốc Đạt, giáo viên Trường Võ Trường Toản, quận 12 cho rằng, mình bị kỷ luật oan sai, nhưng Hiệu trưởng Định nói kỷ luật không sai.
Những ngày giáp tết Kỷ Hợi 2019, Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam nhận được đơn kêu cứu của thầy Phạm Quốc Đạt (giáo viên Trường trung học phổ thông Võ Trường Toản, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh) về việc mình bị Hiệu trưởng kỷ luật oan sai, không đúng theo quy định của pháp luật.
Thầy giáo bị đình chỉ công tác giảng dạy, chủ nhiệm
Ngày 21/1/2019, ông Lương Văn Định – Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Võ Trường Toản, quận 12 đã ký quyết định kỷ luật 01, kỷ luật viên chức Phạm Quốc Đạt hiện đang là giáo viên Văn của Trường trung học phổ thông Võ Trường Toản, quận 12, với hình thức cảnh cáo.
Đồng thời, thầy Phạm Quốc Đạt còn bị tạm đình chỉ công tác giảng dạy, chủ nhiệm, để chuyển sang làm công tác kiêm nhiệm khác cho nhà trường. Thời gian thi hành kỷ luật là 12 tháng.
Nguyên nhân của việc này, là do thầy Đạt bị xác định là có các sai phạm trong hoạt động chuyên môn gây hậu quả nghiêm trọng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của người khác khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
Trường trung học phổ thông Võ Trường Toản, quận 12, Thành phố Hồ Chí Minh (ảnh: P.L)
Thầy Phạm Quốc Đạt nói rằng, mình hoàn toàn không tự ý thay đổi phân phối chương trình buổi 2, không cho học sinh làm bài viết số 1 không thống nhất theo kế hoạch đã họp tổ, họp nhóm.
Video đang HOT
Cũng theo thầy Phạm Quốc Đạt, hoàn toàn không có chuyện thầy ra đề kiểm tra sai nhiều lần, mắc những lỗi không thể chấp nhận được đối với giáo viên Văn.
Đối với vấn đề ngoại khóa của tiết học Văn học Việt Nam, thầy Phạm Quốc Đạt nói, việc học sinh dựng ngoại cảnh, sân khấu hóa hai tác phẩm văn học “Quan Âm Thị Kính” (lớp 11B7) và “Bỉ Vỏ” (lớp 11B12), thầy hoàn toàn không biết trước có các cảnh nhạy cảm, do học sinh xin giữ bí mật ý tưởng đến phút chót, để tạo yếu tố bất ngờ, thú vị cho người xem.
Tại phiên họp trù bị của Hội nghị cán bộ công chức năm 2019 của Trường Võ Trường Toản, thầy Đạt đã có những phát biểu thẳng thắn về tình hình giảng dạy môn Văn, nhưng hoàn toàn không có lời nói nào xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của thầy cô giáo, hay người khác trong trường.
Do không có bất kỳ sai phạm nào trong hoạt động chuyên môn, gây hậu quả nghiêm trọng, không xúc phạm danh dự, uy tín và nhân phẩm của người khác, nên thầy Phạm Quốc Đạt khẳng định, việc Trường Võ Trường Toản kỷ luật cảnh cáo đối với thầy là không có cơ sở.
Thầy Đạt bị kỷ luật không nặng, nhưng vẫn còn có cơ hội ra dạy
Ngày 28/1/2019, Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Võ Trường Toản – ông Lương Văn Định đã có các thông tin cung cấp cho phóng viên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam về trường hợp thầy Phạm Quốc Đạt bị kỷ luật cảnh cáo.
Có rất nhiều nguyên nhân mà thầy Đạt bị kỷ luật, nhưng việc mới nhất là thầy Đạt tổ chức chương trình sân khấu hóa các tác phẩm Văn học, nhưng không có đơn, kế hoạch gửi Ban Giám hiệu nhà trường đúng như quy định.
Thầy Phạm Quốc Đạt chỉ giải thích, do các đời Hiệu trưởng cũ không yêu cầu làm việc này (ông Định mới về làm Hiệu trưởng từ đầu năm học này), nên thầy Đạt chỉ báo miệng, và tự ý đưa học sinh ra ngoài học ngoại khóa.
Các tiết mục sân khấu hóa tác phẩm Văn học, thầy Đạt không kiểm tra kỹ, dẫn đến việc học sinh thể hiện, đóng các cảnh nhạy cảm, có cả video clip chứng minh, lọt ra bên ngoài, khiến cho phụ huynh và giáo viên của trường bức xúc.
Lãnh đạo nhà trường đã mời thầy Đạt lên làm việc nhiều lần, nhưng thầy giáo này vẫn chối bay.
Phó Hiệu trưởng của trường đã xếp thời khóa biểu giảng dạy cho thầy Đạt phù hợp theo nguyện vọng, nhưng thầy giáo này lại lên hội nghị cán bộ công chức phát biểu thiếu tế nhị, thậm chí là xúc phạm lãnh đạo trong 2 năm liền.
Thầy Phạm Quốc Đạt cũng thường xuyên đi dạy trễ, không đảm bảo giờ giấc lao động đúng theo quy định.
Trước mắt, nhà trường sẽ phân công thầy Đạt xuống làm cán bộ thư viện, để tiếp tục có sự theo dõi tình hình, diễn biến vụ việc.
Người đứng đầu Trường Võ Trường Toản khẳng định, thầy Đạt bị kỷ luật không nặng. Thế nhưng, nếu thầy Phạm Quốc Đạt làm tốt công việc được giao, có sư thay đổi theo chiều hướng tốt, ông Lương Văn Định – Hiệu trưởng Trường Võ Trường Toản nhấn mạnh: Sẽ giảm bớt thời gian kỷ luật của thầy Đạt, và đưa thầy giáo này ra dạy lại bình thường.
Còn nếu thầy Đạt muốn chuyển sang trường khác giảng dạy, nhà trường cũng sẽ tạo điều kiện tối đa về mặt thủ tục hành chính, thuận lợi cho thầy Đạt luân chuyển.
Phương Linh
Theo giaoduc.net.vn
Cần sớm làm rõ những dấu hiệu sai phạm tại trường tiểu học Trung Hiền?
Một số giáo viên của trường Tiểu học Trung Hiền phản ánh việc Hiệu trưởng của trường có nhiều sai phạm trong nghiệp vụ, quản lý, và còn có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, ảnh hưởng tới người khác?
Trong trường học, hiệu trưởng giữ một vị trí quan trọng và được coi là "linh hồn" của nhà trường. Bởi lẽ với cách điều hành, quản lý của hiệu trưởng sẽ tác động không nhỏ đến chất lượng dạy và học, ảnh hưởng tới đời sống vật chất và tinh thần của hàng chục, hàng trăm giáo viên và nhân viên đang thực hiện sứ mệnh ươm mầm và chắp cánh cho những chủ nhân tương lai của đất nước.
Trong tuần qua, báo Đời Sống và Pháp luật có nhận được đơn tố cáo của cô Phạm Thị H., hiện đang là giáo viên tiếng Anh, Trường Tiểu học Trung Hiền (địa chỉ số 10 ngõ Trại Cá, đường Trương Định, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội). Trong đơn có kèm những hình ảnh, file ghi âm và những tài liệu cô H. tố cáo Ban Giám hiệu (BGH) nhà trường, trong đó có cô T.P.L là Hiệu trưởng kiêm Bí thư Chi bộ nhà trường có hành vi vu khống, xúc phạm danh dự, gây hoang mang tinh thần, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe của giáo viên(?). Bên cạnh đó, còn có nhiều sai phạm liên quan đến chuyên môn nghiệp vụ, sử dụng người lao động sai và vi phạm Luật Lao động. Trước nội dung tố cáo dài gần 6 mặt giấy, phóng viên đã liên hệ làm việc với cô H. để tìm hiểu rõ thực hư vụ việc.
Trường tiểu học Trung Hiền, nơi có giáo viên phản ánh sự việc.
Nói chuyện với phóng viên, cô H. bức xúc cho biết: Cô T.P.L vốn là Hiệu trưởng nhà trường đáng lẽ phải là tấm gương tốt cho các giáo viên khác như tôi và học sinh noi theo, học tập nhưng cô T.P.L trong quá trình làm việc lại có thái độ cư xử không tốt, thiếu văn hóa, lườm nguýt giáo viên, ảnh hưởng đến tâm lý và làm cho một số đồng chí giáo viên vì quá áp lực mà phải chuyển trường (trong đơn có kèm tin nhắn phản ánh của các giáo viên đã chuyển trường). Bản thân cô H. cũng là một trong những giáo viên bị cô T.P.L gây áp lực, vu khống và xúc phạm đến danh dự, ảnh hưởng đến sức khỏe. Đỉnh điểm là sự việc cô T.P.L cùng các cô trong BGH nhà trường đã tự ý giả mạo làm đơn kiện trên danh nghĩa là ý kiến của phụ huynh học sinh nhằm hạ uy tín và bôi nhọ danh dự của cô Hương, trong khi đó bản thân phụ huynh của em học sinh này hoàn toàn không hề hay biết (có tin nhắn phủ nhận không hề có đơn kiện của phụ huynh học sinh).
Cũng theo lời trình bày của cô H., trong năm học 2017 - 2018, giáo viên này đã phấn đấu, tham gia đầy đủ và đạt thành tích trong các hoạt động thi đua của nhà trường, có cùng các giáo viên trong tổ chuyên biệt nộp bản đánh giá xếp loại cán bộ công chức theo đúng thời hạn đề ra nhưng lại bị BGH cho là nộp quá hạn nên không được tham gia bình xét xếp loại. Mặc dù, sau đó các giáo viên trong tổ đã làm biên bản xin xét thi đua bổ sung cho cô H. nhưng BGH vẫn chưa giải quyết. Với cách làm việc như vậy, phải chăng đây là một hình thức BGH đang gây khó dễ nhằm làm ảnh hưởng uy tín và phủ nhận những công lao của cô H. trong suốt quá trình giảng dạy năm học qua? Hơn thế nữa, không chỉ bản thân cô H. bức xúc mà các cô giáo khác cũng đều cảm thấy không hài lòng khi cách quản lý và điều hành của Ban Giám hiệu nhà trường đang tạo tâm lý hoang mang, sợ sệt và môi trường làm việc không thoải mái, khiến các giáo viên chán nản và không có ý định gắn bó lâu dài.
Không dừng lại ở đây, cô H. còn tố cáo Hiệu trưởng T.P.L có những dấu hiệu sai phạm trong quá trình công tác, cụ thể như: Thu tiền trái tuyến, chi tiêu tiền không minh bạch trong các năm học từ năm 2014 đến nay; thu những khoản không đúng quy định như tiền ăn bán trú, tiền nước uống học sinh... Cùng với các cô trong BGH là cô T.T.D.T, Hiệu phó và cô N.T.P là cán bộ trong Ban Chấp hành Công đoàn nhà trường có thái độ cư xử thiếu văn hóa, vi phạm Luật Lao động khi bắt giáo viên làm quá giờ quy định, gây khó dễ với các giáo viên trẻ, trù dập và có thái độ coi thường giáo viên tỉnh mới chuyển đến... Liệu tất cả những phản ánh của cô H. nói trên là có cơ sở? Và nếu thực sự những điều này là sự thật thì BGH nhà trường cần xem lại cách quản lý và điều hành của mình, các cơ quan chức năng cần vào cuộc và có những biện pháp xử lý nghiêm để đem lại một môi trường giáo dục lành mạnh, thân thiện, phụ huynh và học sinh yên tâm học tập.
Với mong muốn có góc nhìn đa chiều trước những nội dung tố cáo nêu trên, báo Đời Sống và Pháp luật xin chuyển đơn của cô giáo Phạm Thị H. đến các ban ngành chức năng để làm rõ vấn đề đang xảy ra tại Trường Tiểu học Trung Hiền và xử lý những sai phạm của tổ chức, cá nhân theo đúng quy định của pháp luật.
T.V
Theo khoe365
"Cô giáo ra đề Văn khiến học trò bật khóc" trở thành Tài năng trẻ TPHCM 2018 Cô Trần Thị Quỳnh Anh, giáo viên Văn, Trường THPT Trưng Vương, TPHCM - người nổi tiếng với nhiều dự án, phương pháp dạy học đi vào trái tim học trò - vừa được bình chọn trở thành một trong 12 gương mặt Tài năng trẻ TPHCM 2018. Cô Trần Thị Quỳnh Anh, sinh năm 1992, giáo viên Trường THPT Trưng Vương là...