Giáo viên vùng cao lâu năm rồi sẽ quen dần với khó khăn, trở ngại
Gần 8 năm công tác, cô Lý từng sợ nhất là những ngày mưa bão, sợ lũ, sợ đường lầy lội, sợ học trò đau không đến trường… bao nhiêu cái sợ giờ đã thành quen.
Cô Đoàn Thị Lý, Giáo viên Tông phu trach Đội, Trường Tiêu hoc va Trung hoc Cơ sơ Húc Nghì, Đakrông, Quảng Trị la giao viên căm ban đươc 8 năm nay.
Tôt nghiêp Trường Cao đăng Sư pham Quảng Trị la “ Sinh viên xuất sắc toàn khóa” cô Ly mang trong minh khat khao chay bong đươc day hoc.
Thê rôi, cơ hôi cung đên khi cô trung tuyên viên chưc vê công tac tai Trường Tiêu hoc va Trung hoc Cơ sơ Húc Nghì.
Đây la ngôi trương năm canh đương Trường Sơn, có 4 điểm trường. Điểm trương xa nhất phải đi bộ gần hai tiếng mới đến nơi.
Trong ky ưc cua cô Ly, cac đây 8 năm, lúc mới nhân nhiêm vu thi Trường Huc Nghi thô sơ lắm, chỉ có một dãy nhà hai tầng do dự án tài trợ, ngoài ra không có gì hơn.
Cô Đoan Thi Ly hương dân hoc sinh tâp tiêt muc văn nghê (anh do nhân vât cung câp).
Cô Ly nhơ lai: “Hôi mơi đên nhân nhiêm vu, cac em cứ chỉ trỏ vào mình, thỉnh thoảng lại rúc vào nhau cười khúc khích làm cho cô càng ái ngại.
Lần đầu tiên xa nhà, lại ở một nơi hẻo lánh, điện không đủ sáng, tôi buồn và sợ lắm không dám ngủ. Nhưng cứ nghĩ những giáo viên khác họ làm được thì mình cũng làm được. Nghỉ vậy nên tôi cũng yên lòng”.
Sau ba ngày ơ trương mơi, cô Ly lên cơn sốt rét, đến ngày thứ tư thi ngất xiu trong phòng ngủ cac thây phải đưa trạm xá lúc nữa đêm.
Ngày trước, nước sinh hoạt là thứ khó khăn nhất, chủ yếu lấy từ nguồn nước suối chảy từ trên núi về, hôm nào mưa to, đất đá lấp ống dẫn, không có nước dùng, cac thây cô lại phải cùng nhau lên núi thảo gỡ. Có tháng phải đi ba bốn lần.
Mãi sau này khi xin được nguồn kinh phí, nhà trường đã khoan giếng cung cấp nước sinh hoạt.
Day hoc lâu năm, cô Ly nhân ra, học trò nơi trương cô day hoc thật thà, thân thiện nhưng lại rụt rè, ít nói. Chỉ khi nào cô thây gợi chuyện các em mới mở lời.
Video đang HOT
Ở vung quê Huc Nghi, hoc sinh đa phân cơm không đủ no, áo quần không có mặc, thương nhất là các em ở nội trú, bữa cơm chỉ là nắm rau rừng châm muối trắng, thi thoảng bắt được con mối, con cá thì có được bữa ngon.
Vươt bao nhiêu kho khăn, giơ cô Ly đa la giao viên Tông phu trach đôi gioi (anh do nhân vât cung câp).
Nhiều thầy cô trong trường đã tổ chức quyên góp áo quần, sách vở để hỗ trợ cho các em.
Làm Tông Phu trach Đội nên cô Ly co điêu kiên quản lý các em nhiều hơn, ngoài việc quản lí nề nếp trên trường, tối đến cô còn nhắc nhở các em học sinh nội trú học bài, tập cho các em nếp sống ngăn nắp, biết cách dọn bếp sau khi nấu ăn, và quan trọng hơn là trò chuyện, hỏi han các em để động viên các em.
Trường có bốn điểm trường cô Ly phải luân phiên đi từng khu vực để tổ chức sinh hoạt cho hoc sinh.
Mùa nắng đường gồ ghề, bụi mù mịt, mùa mưa đường lầy lội, trơn trượt, bùn ngập ngang gối, chỉ một sơ suất có thể té ngã, hoặc nguy hiểm đến tính mạng.
Theo cô Ly, ơ trương ban ngày thây cô bận dạy, ban đêm không dám đi đâu chơi vì trời tối, lại sợ côn trùng rắn rết, niềm vui của các thầy cô giáo là nhóm lửa trò chuyện, hát hò.
Đa số các thầy cô công tác đều đến từ các vùng khác nhau trong tỉnh Quang Tri nhưng họ rất đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhau. Có nhiều thầy cô lập gia đình và ở tập thể của trường.
Vơi cô Ly, cuộc sống thiếu thốn nhiều thứ, quỹ đất không có nên không thể tăng gia sản xuất, nguồn thực phẩm chủ yếu được mua từ tiểu thương nhỏ lẻ mang từ miên xuôi lên, rau còn đắt hơn cá thịt.
Cực nhất là những lúc đau ốm, đặc biệt là các cháu nhỏ, muốn đến trung tâm y tế phải đi gần 50 km, xe cộ lại không có, đôi lúc sợ quá phải liều đi trong đêm.
Người dân ở đây cũng khá thân thiện, nhưng họ ít quan tâm đến con cái, có nhiều gia đình phó mặc cho nhà trường, thầy cô giáo phải làm công tác tuyên truyền vận động, giúp đỡ.
Khổ nhất là các trường hợp tảo hôn, chỉ biết khuyên ngăn nhưng họ vẫn kiên quyết cho con đi lấy chồng, những lúc thế thầy cô chỉ biết ngậm ngùi ra về, lớp học trống đi một chỗ.
Đên nay theo cô Ly, cuộc sống bây giờ đã khá hơn, nhờ các nhà hảo tâm, các chương trình dự án, trường được xây dựng khang trang hơn, có điện, có nước…
Người dân cũng đã biết lao động cải thiện cuộc sống, các em học sinh cũng có điều kiện để học hành tốt hơn nhưng nhiệt huyết, đam mê, sự cống hiến và hi sinh của các thầy cô giáo ở vùng sâu vùng xa vẫn thế không hề thay đổi.
Đã gần 8 năm công tác, sợ nhất là những ngày mưa bão, sợ bão, sợ lũ, sợ đường lầy lội, sợ học trò đau không đến trường… bao nhiêu cái sợ giờ đã thành thói quen đến độ “chai lì rồi”.
Trinh Phuc
Theo giaoduc
Cô giáo trẻ với tình yêu học trò, sự đam mê bừng sáng rừng Cư San
Đó là câu chuyện của cô giáo Nguyễn Vân Nhi (SN 1989), một giáo viên "cắm bản" đã gắn bó với trường phổ thông dân tộc bán trú THCS Tô Hiệu, xã Cư San, huyện M'Đrăk, tỉnh Đắk Lắk gần 8 năm qua.
Cô giáo trẻ Vân Nhi cùng các học trò của mình.
Một giáo viên "ngược đời"?
"Tôi có vẻ là một giáo viên "ngược đời" so với các đồng nghiệp, vì khi đủ năm công tác ở vùng sâu, ai cũng làm đơn xin ra thị trấn để được gần nhà, duy nhất chỉ có tôi bao năm rồi vẫn muốn gắn bó nơi đây, không muốn rời xa. Mỗi lần nhớ lại quãng thời gian đã qua, lòng tôi vẫn dâng lên cảm xúc khó tả, bồi hồi xúc động xen lẫn niềm tự hào và hạnh phúc...", cô giáo trẻ bắt đầu câu chuyện.
Tốt nghiệp trường cao đẳng Văn hóa - Nghệ thuật & Du lịch Nha Trang, cô nữ sinh nộp hồ sơ về ngôi trường bản đơn sơ, tọa lạc trên xã khó khăn nhất của Nha Trang. "Tôi còn nhớ ngày đầu tiên đi làm là ngày 6/2/2012, tôi bỡ ngỡ chưa biết đường vào trường phải đi như thế nào nên được "gửi gắm" cho một thầy ở trường đón từ huyện vào. 7h xuất phát, 10km đầu tiên đường khá ổn, nhưng tiếp đó là quãng đường lầy lội sau những ngày mưa dầm, đầy ổ gà, ổ voi nhiều không đếm xuể, những vũng bùn sâu hoắm trơn trượt, những đoạn đá lởm chởm làm cho bánh xe liên tục chệch hướng. Cứ đi hoài, đi hoài, cảm giác xa lắm rồi nhưng vẫn chưa thấy trường đâu. Anh đồng nghiệp quay qua hỏi tôi: "Cô thấy xa không?". Tôi bảo: "Xa!". Anh cười: "Xa nhưng chưa được nửa đường đâu...".
"Loay hoay suốt 2 tiếng đồng hồ, chúng tôi chỉ đi được tầm 30km, đường trơn trượt, chúng tôi phải dắt bộ hàng cây số, có đoạn cả hai phải hợp sức lôi xe lên khỏi vũng lầy mới đi tiếp được. Quãng đường 50km cứ thế lùi về sau, khi đến trường cũng đã gần 11h trưa. Hỏi ra mới biết, con đường đến trường tôi là như thế, mùa nắng thì lồi lõm, xóc tưng bừng, còn mùa mưa thì sình lầy", cô giáo chia sẻ.
Càng về sau, cô giáo trẻ càng được trải nghiệm nhiều cung đường đến trường còn "thú vị" hơn: Đi băng qua rừng hoặc đi vòng qua huyện khác, vượt đò qua suối lớn mới đến được trường, có lúc hỏng xe dắt bộ trong rừng hay có những ngày thời tiết quá xấu phải đi 8 tiếng mới đến nơi.
Ôn lại những năm tháng ấy, Vân Nhi mỉm cười: "Tôi cũng thấy mình gan lì quá thể, vì dù hoàn cảnh thế nào tôi cũng vui vẻ vượt qua. Có lúc bị té xe, rơi xuống mương nước, lăn mấy vòng, đến mức bể tan mũ bảo hiểm, đầu bị va sưng lên, tủi thân bật khóc, có lúc hoảng vì đường vắng tối om, nhưng chưa một lần tôi nản lòng mà muốn bỏ về thị trấn".
Hy sinh hạnh phúc riêng
Kể về niềm vui, nỗi buồn những năm tháng đã qua, cô Vân Nhi chia sẻ, cuối năm 2015, khi đang mang thai ở tuần thứ 5, cô có dấu hiệu dọa sảy. Mặc dù đã điều trị khắp nơi, nhưng vẫn không giữ được con. "Tôi ân hận và dằn vặt nhiều lắm, tự trách mình không biết đang có em bé, đi đường quá xóc... đã ảnh hưởng đến con", người mẹ trẻ nhớ lại.
May mắn, một năm sau, cô lại có tin vui. Đến nay, công chúa nhỏ của cô giáo Vân Nhi đã được 3 tuổi, nhưng vẫn phải chịu thiệt thòi, thường xuyên vắng bóng ba mẹ ở bên, bởi, cả ba và mẹ dạy học cùng trường, cách nhà hơn 50km, hàng ngày, bé ở với ông bà ngoại, vài ngày bố mẹ mới về thăm.
Đam mê "cắm bản" có lẽ được bắt nguồn từ hình ảnh đi dạy tăng cường của mẹ từ hồi cô còn học tiểu học. Mẹ cô là giáo viên, mỗi khi hè đến, lại tìm vào những điểm vùng sâu vùng xa, nơi học sinh không thể đến trường, mở lớp, dạy chương trình 36 buổi, những kiến thức "vỡ lòng". Mẹ cô thường đưa con gái theo trong mỗi chuyến đi. Lớp học thuở đó thường chỉ là những gian phòng nho nhỏ hay những chiếc nhà sàn đi mượn, đồ đạc rất đỗi đơn sơ.
Thấy mẹ mang con chữ đến cho những em học sinh đồng bào, đến lớp với nụ cười trong trẻo, hồn nhiên, cô rất thích. "Đó là một hình ảnh đẹp đến lạ thường, như in sâu vào tâm trí, khiến tôi mơ ước trở thành một giáo viên "cắm bản" từ lúc nào không hay", tâm trạng cô giáo trẻ bỗng trở nên hào hứng khi nhắc đến ngày thơ bé. Cô tâm niệm, chỉ khi được làm công việc mình yêu thích thì mới có cảm hứng, có năng lượng để tăng nhiệt huyết. Gia đình, bạn bè khuyên cô xin về gần nhà để có thời gian chăm sóc con cái, nhưng tình yêu học trò nghèo đã níu chân cô ở lại.
"Chỉ có mẹ là người hiểu tôi nhất, luôn động viên con gái: "Hãy cố gắng làm những gì con cảm thấy yêu thích, con cảm thấy thoải mái, mãn nguyện. Bởi, làm ở đâu thì con cũng cống hiến cho ngành sư phạm. Mẹ sẽ ủng hộ, mẹ trợ giúp con trông cháu, nếu rảnh thì con về nhà với cháu...", cô giáo trẻ vui vẻ khi nhắc đến lời động viên của mẹ.
Ngừng lại một chút, cô khẽ thở dài trước khi tiếp tục câu chuyện: "Trong khi mẹ ủng hộ nhất, thì ông xã lại là người phản đối nhiều nhất, việc tôi "bán mạng" trong vùng sâu. Anh luôn luôn thúc giục tôi chuyển về gần nhà. Mỗi lần đến cuối năm học, có đợt viết đơn xin chuyển công tác là hai vợ chồng tôi lại đến hồi căng thẳng, thậm chí, "chiến tranh lạnh". Chính vì khát vọng được dạy ở vùng sâu quá lớn, cô giáo Nguyễn Vân Nhi đã chọn hy sinh góc độ riêng tư gia đình. "Trong lòng tôi vẫn muốn ở lại vùng trời này công tác. Ở những nơi như thế này, gặp gỡ học sinh như thế, người dân như thế, tôi mới thấy có nguồn năng lượng, có động lực để làm việc. Tôi yêu thích nơi tôi đang giảng dạy!", cô nói, ánh mắt lấp lánh niềm vui.
Sau gần 8 năm "cắm bản", cô giáo Vân Nhi không chỉ "vững tay chèo" qua từng chuyến đò tri thức, mà còn tích lũy được những kinh nghiệm sống, tôi luyện tính cách, trưởng thành hơn, dày dạn hơn... Suốt bao năm, cô giáo Vân Nhi như người mẹ hiền thứ hai, mang những phương pháp giáo dục nghệ thuật mới mẻ đến cho đàn con nhỏ. Những lúc rảnh rỗi, cô xuống khu nhà bán trú thăm học sinh, rảnh thì qua nhà dân, khám phá đặc trưng văn hóa. Cô luôn thầm lặng, giúp học sinh và người dân nghèo cải thiện đời sống khó khăn, góp phần mang ánh sáng đến với mảnh đất Cư San cằn cỗi.
Cảm mến sự chăm chỉ của cậu học trò cũ Ma Văn Chương, gia cảnh khó khăn, nhà cách trường mấy chục cây số, cô đã đưa em về ở với mẹ mình, để em tiếp tục học cấp 3 ở trung tâm huyện. "Em Chương về ở cùng ba mẹ tôi, gọi ba mẹ tôi là ông bà, có việc gì nhẹ nhàng thì em đỡ đần giống như con cháu trong nhà. Gia đình tôi cố gắng tạo điều kiện cho mọi sinh hoạt của em. Mỗi tuần đi học, em còn mang theo một bịch gạo nho nhỏ ra "góp". Dễ thương lắm!", cô tiết lộ.
Một điều thú vị của cô giáo Nguyễn Vân Nhi, khi ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 cũng chính là ngày sinh nhật. Đối với nhiều thầy cô ở thị trấn, ngày 20/11 có thể nhận được những bó hoa tươi, những món quà đẹp, nhưng cô giáo "cắm bản" suốt nhiều năm chưa từng có cảm giác đó, cô bảo, học trò ở đây ngây thơ lắm, chưa biết 20/11 là ngày gì, chỉ biết là ngày học sinh được nghỉ học.
Cô kể về món quà 20/11, hơn 3 năm trước, cũng là quà sinh nhật đầu tiên, một bó hoa hồng bằng giấy. Những bông hoa hồng được tô màu đỏ thắm, xếp từng cánh từ giấy vở ô ly, thân bằng những chiếc đũa được quấn giấy tô màu xanh. Bên ngoài là giấy gói hoa được làm từ bìa vở học sinh. "Cô ơi, em tặng cô nè!", tôi suýt bật khóc vì xúc động trước món quà thủ công mà em đã tỉ mỉ tự tay làm tặng. Nếu là một bông hoa tươi đi mua về, có thể tôi sẽ không xúc động nhiều đến vậy...", cô Vân Nhi xúc động kể.
Nguyện vọng lớn nhất của cô giáo Nhi là được công tác lâu dài ở vùng sâu vùng xa, góp một phần công sức của mình cho sự nghiệp giáo dục: "Tôi cũng mong muốn có thật nhiều giáo viên giàu lòng nhiệt huyết chọn đến đây công tác để giúp cho các em học sinh được bù đắp những thiếu thốn trăm bề nơi vùng sâu này", cô giáo trẻ cho biết.
Cẩm Mịch
Theo ĐS&PL
Nữ giáo viên cắm bản đã khóc khi đọc học bạ của học sinh "Ngay từ khi còn là một sinh viên, tôi đã mơ ước sau này được về công tác ở vùng khó khăn, cùng các em gieo ước mơ đến con chữ". Đó là chia sẻ của Nguyễn Vân Nhi - giáo viên trường Tiểu học - Trung học bán trú Tô Hiệu. Khát khao được về khó công tác Tôi gặp cô giáo...