Giáo viên tư vấn cách ôn tập hiệu quả môn Lịch sử
Ngoài Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, học sinh thi vào lớp 10 Trung học phổ thông công lập không chuyên tại Hà Nội sẽ phải thi thêm môn thứ tư là Lịch sử.
Cô giáo Hà Thị Minh Trang (Giáo viên Lịch sử Trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Ban Mai, quận Hà Đông) đã chia sẻ một số bí quyết giúp học sinh ôn tập tốt môn học này.
Chọn Lịch sử là môn thi thứ tư
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã thông báo các môn thi kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông công lập không chuyên năm học 2021 – 2022. Theo đó, kỳ thi sẽ được tổ chức vào ngày 29 – 30/5 với 4 môn thi bắt buộc, độc lập bao gồm: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và Lịch sử.
Với bài thi Ngoại ngữ, thí sinh được tự chọn để đăng ký dự thi một trong các thứ tiếng: Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn (thí sinh được đăng ký thi môn Ngoại ngữ khác với môn Ngoại ngữ đang học tại trường Trung học cơ sở).
Thí sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông năm học 2020 – 2021 tại Hà Nội.
Các bài thi môn Toán và Ngữ văn thi theo hình thức tự luận, thời gian làm bài 120 phút/bài thi. Bài thi môn Ngoại ngữ và bài thi môn Lịch sử thi theo hình thức trắc nghiệm khách quan, thời gian làm bài 60 phút/bài thi, có nhiều mã đề trong một phòng thi đảm bảo nguyên tắc: 2 thí sinh liền kề không trùng mã đề thi, thi sinh làm bài thi trên Phiếu trả lời trắc nghiệm, kết quả bài thi của thí sinh trên phiếu trả lời trắc nghiệm được chấm bằng phần mềm máy tính.
Đề thi gồm các câu hỏi theo yêu cầu chuẩn kiến thức, kỹ năng thuộc chương trình Trung học cơ sở hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành tại Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27/8/2020 và của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành tại Công văn số 2786/SGDĐT-GDPT ngày 3/9/2020. Nội dung chủ yếu nằm trong chương trình lớp 9 Trung học cơ sở.
Để thi môn Toán và Ngữ văn đảm bảo 4 cấp độ nhận thức: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cấp độ cao. Đề thi môn Ngoại ngữ và môn Lịch sử chủ yếu ở cấp độ nhận biết, thông hiểu và một số câu ở cấp độ vận dụng.
Các dạng câu hỏi thường gặp trong thi trắc nghiệm
Lịch sử vốn là môn học không chỉ yêu cầu trí nhớ, sự hiểu biết mà còn đòi hỏi năng lực tư duy của học sinh. Do đó, khi biết Lịch sử là môn thi thứ tư tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông công lập không chuyên tại Hà Nội năm học 2021 – 2022, không ít phụ huynh, học sinh đã bày tỏ sự lo lắng với môn thi này.
Video đang HOT
Cô giáo Hà Thị Minh Trang (Giáo viên Lịch sử Trường Trung học cơ sở – Trung học phổ thông Ban Mai, quận Hà Đông) đã chỉ ra 5 dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi trắc nghiệm môn Lịch sử.
Dạng câu hỏi yêu cầu học sinh lựa chọn câu trả lời đúng nhất: Gồm 4 đáp án, trong đó có 3 đáp án đúng hoặc gần đúng và chỉ có 1 đáp án đúng nhất, quyết định nhất, quan trọng nhất. Thực tiễn ôn tập cho thấy học sinh thường hay bị nhầm lẫn, mất điểm ở dạng câu hỏi này.
Học sinh cần bình tĩnh, lên kế hoạch học tập và ôn luyện trong thời gian còn lại một cách hợp lý.
Dạng câu hỏi yêu cầu học sinh lựa chọn câu trả lời đúng: Thông thường sẽ là mức độ nhận biết, học sinh chỉ cần khoanh đáp án đúng, 3 đáp án còn lại là gây nhiễu
Dạng câu hỏi yêu cầu học sinh lựa chọn ý phủ định trong 4 phương án đã cho: Đây là dạng câu hỏi kiểm tra, đánh giá ở nhiều mức độ khác nhau với mục đích học sinh sẽ không hiểu sai về các sự kiện, nhân vật lịch sử. Các cụm từ thường được sử dụng trong dạng câu hỏi này là ngoại trừ, không đúng, không phải, không chính xác…
Dạng câu hỏi yêu cầu học sinh đọc hiểu tư liệu và tìm phương án đúng: Đoạn tư liệu là căn cứ để học sinh tư duy, suy luận đưa ra lựa chọn đúng. Câu hỏi sẽ đưa ra một đoạn tư liệu hoặc một đoạn trích, câu thơ, câu nói… liên quan trực tiếp đến một sự kiện, nhân vật, hiện tượng lịch sử quan trọng (trích dẫn trong sách giáo khoa hoặc ngoài sách giáo khoa). Do đó, học sinh cần lưu ý cần chú ý ghi chép lại, đọc thêm những đoạn tư liệu quan trọng được giáo viên nhấn mạnh để có thể trả lời được câu hỏi.
Dạng câu hỏi yêu cầu học sinh lựa chọn nhận định đúng về một sự kiện, nhân vật, hiện tượng lịch sử: Đây là dạng câu hỏi ở mức độ thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao, yêu cầu học sinh cần nắm chắc kiến thức.
Cách thức ôn tập hiệu quả
Để giúp học sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới, cô giáo Hà Thị Minh Trang cũng đưa ra một số lưu ý giúp học sinh ôn tập tốt trong thời gian còn lại.
Thứ nhất, ôn tập bằng sơ đồ tư duy: Điều này để đơn giản hóa nội dung bài học, giải quyết vấn đề quá tải về kiến thức. Đây là cách học hiệu quả để hệ thống hóa kiến thức logic, rành mạch giúp học sinh ghi nhớ, hiểu các dữ kiện và liên hệ được các sự kiện lịch sử; đồng thời cách học này còn tối đa khả năng ghi nhớ và tư duy não thông qua hình ảnh minh họa, màu sắc, đường nét.
Thứ hai, ôn tập bằng cách luyện các dạng đề: Ngân hàng câu hỏi đề thi Lịch sử rất phong phú thông qua sách tham khảo, phần mềm HanoiStudy, đề thi qua các năm, đề thi từ các trường, đề thi do giáo viên soạn thảo. Học sinh vừa học bài vừa giải đề sẽ rèn kỹ năng làm bài thi, xác định được chính xác dạng câu hỏi để khi vào phòng thi sẽ không bỡ ngỡ mà chủ động được quá trình làm bài.
Thứ ba, nắm chắc kiến thức trong sách giáo khoa: Hiện nay, chủ yếu đề thi được ra dựa trên nội dung kiến thức trong sách giáo khoa. Đây là tài liệu học tập học sinh cần tận dụng triệt để.
Lưu ý khi làm bài thi:
- Tâm thế vững vàng, tự tin khi vào thi.
- Đọc một lượt đề thi để khoanh vùng, phân tích và xử lí đề. Câu hỏi dễ làm trước, khó làm sau.
- Phân bổ thời gian hợp lí.
- Đọc kĩ yêu cầu câu hỏi để tìm từ khóa, qua đó tìm đáp án đúng.
- Dùng phương pháp loại trừ để tìm đáp án đúng, có thể tìm đáp án sai để loại trừ và ra quyết định.
- Dành thời gian cuối giờ rà soát phiếu tô đáp án, tránh bỏ sót câu hỏi.
Bí kíp ôn luyện môn Lịch sử đạt điểm cao trong kỳ thi vào lớp 10
Để ôn thi môn Lịch sử hiệu quả, học sinh không nên học thuộc từng chữ mà nên hệ thống kiến thức ôn tập thành sơ đồ tư duy hoặc bằng hình ảnh theo trình tự thời gian.
Ngày 12/3, Sở GD&ĐT Hà Nội công bố các môn thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập năm học 2021-2022. Theo đó, 4 môn thi là Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ và Lịch sử.
Cô giáo Trần Thị Mai Dung, giáo viên môn Lịch sử, trường THCS Hùng Vương (Phú Thọ) chia sẻ bí kíp ôn thi môn Lịch sử vào lớp 10. Học sinh không nên lựa chọn phương pháp học thuộc lòng mà thay vào đó có thể sử dụng 2 cách học rất hiệu quả đó là sử dụng sơ đồ tư duy hoặc xem các video, bài giảng trên mạng, YouTube.
Đối với phương pháp thứ nhất, học sinh có thể chia kiến thức thành các giai đoạn, chuyên đề rồi vẽ thành sơ đồ tư duy khác nhau gọi là cây kiến thức. Nên vẽ kiến thức căn bản sau đó bổ sung thêm kiến thức, làm đầy cho cây kiến thức. Cách học này đang được rất nhiều học sinh áp dụng vì có ưu điểm là dễ nhớ, giúp nhớ lâu, không quên kiến thức.
Phương pháp thứ hai là xem các video, bài giảng của giáo viên trên mạng hoặc những thước phim tư liệu về Lịch sử. Khi học về các trận đánh, học sinh nên xem lược đồ để hình dung diễn biến của trận đánh đó. Phương pháp này giúp các em tái hiện lại kiến thức thay vì chỉ đọc tài liệu toàn chữ, con số khó nhớ.
Khi ôn luyện, học sinh chú ý từ khóa hoặc các lệnh động từ để nhận biết đề bài hỏi cái gì.
Không nên học thuộc môn Lịch sử vì rất khó đạt điểm cao.
Theo bạn Mông Cẩm Tú, giải Nhì Quốc gia môn Lịch sử (năm 2019), để đạt được điểm cao môn thi này, học sinh cần xác định mục tiêu trong giai đoạn ôn tập là phải nắm được kiến thức nền tảng, từ đó mới ôn luyện để nâng cao điểm số, xây từ gốc lên ngọn.
Học sinh không nên lao ngay vào luyện đề mà nên đọc kỹ sách giáo khoa để nắm được các ý cơ bản, sau đó đọc các sách tham khảo và tài liệu rồi tổng hợp lại kiến thức theo từng giai đoạn lịch sử.
Cách để ghi nhớ kiến thức lâu nhất là đọc nghiền ngẫm, đọc đi đọc lại nhiều lần chứ không phải học thuộc từng câu, từng chữ. Từ những kiến thức cơ bản đó, các em tìm kiếm thêm thông tin xung quanh sự kiện qua internet, tivi rồi gạch các ý chính, phát triển mô hình sơ đồ cây tư duy.
Trong quá trình ôn thi, các em cũng lưu ý nên thường xuyên tự ôn tập lại kiến thức học mỗi ngày. Khi nắm được kiến thức có thể vấn đáp, trao đổi với bạn bè, thầy cô để củng cố lại nội dung.
Khoảng 1 tháng trước khi thi là thời điểm học sinh nên tích cực luyện đề, tìm kiếm nhiều dạng đề khác nhau từ các nguồn như sách tham khảo, các trang web ôn thi uy tín, facebook của những giáo viên Lịch sử đầu ngành.
Ôn thi Lịch sử bằng hình ảnh là cách học hiệu quả nhất.
Bạn Nguyễn Quỳnh Chi, giải Nhì quốc gia môn Lịch sử (năm 2018) lưu ý, lâu nay có quan niệm cho rằng chỉ cần học thuộc lòng là sẽ đạt được điểm cao môn Lịch sử, điều này không đúng. Khi học thuộc Lịch sử không nên học nhiều chữ mà các em nên khái quát thành sơ đồ tư duy hoặc bằng hình vẽ. Bởi vì học bằng chữ sẽ nhanh quên, hoặc bằng hình sẽ nhớ lâu hơn.
Trên lớp, học sinh cần chịu khó nghe giảng để có thể hiểu ngay nội dung và ghi chép bài giảng theo ý hiểu của mình. Đối với những sự kiện lịch sử lớn có thể viết tắt hoặc bỏ bớt những từ không quan trọng, ghi chú sự kiện lịch sử vào trong sổ tay theo trình tự thời gian.
Theo ghi nhận, việc Sở GD&ĐT Hà Nội lựa chọn môn thi thứ 4 là Lịch sử trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 không khiến giáo viên, học sinh bất ngờ. Ngay từ đầu năm học và trong đợt học sinh nghỉ dịch COVID-19, nhiều trường đã yêu cầu giáo viên bộ môn Lịch sử tăng cường tập trung dạy chắc kiến thức cho học sinh.
Chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 Hà Nội sẽ biến động thế nào? Hiện một số trường THPT công lập ở Hà Nội cơ bản hoàn thiện việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm 2021, chậm nhất ngày 25/1 sẽ hoàn tất. Đến thời điểm này, một số trường THPT của Hà Nội đang hoàn thiện hồ sơ xác định chỉ tiêu cho kỳ thi vào lớp 10 THPT. Theo các trường, chỉ...