Giáo viên tự tin thoát ly sách giáo khoa khi triển khai CTGDPT 2018
Triển khai Chương trình GDPT 2018, Nghệ An gặp nhiều khó khăn về đội ngũ và cơ sở vật chất chưa đồng bộ ở các vùng miền.
Học sinh lớp 1 trong giờ học Tiếng Việt.
Tuy nhiên, sau hơn 2 tháng thực hiện, việc dạy học SGK lớp 1 mới trên địa bàn cơ bản thuận lợi. Kết quả này có được nhờ sự chuẩn bị chu đáo trong tập huấn, bồi dưỡng giáo viên liên tục trước và trong thời gian đang thực dạy hiện nay.
Dạy thể nghiệm SGK lớp 1
Phòng GD&ĐT huyện Tân Kỳ (Nghệ An) vừa tổ chức dạy 12 tiết thể nghiệm 2 môn Toán – Tiếng Việt lớp 1 tại Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, Kỳ Tân và Tiên Kỳ. Tham gia dạy thể nghiệm có 12 GV lớp 1 được chọn ngẫu nhiên trong huyện. Bên cạnh đó, còn có 116 cán bộ, GV khác đến từ 22 trường tiểu học trên địa bàn cùng tham gia dự giờ để nhận xét, góp ý. Thời lượng mỗi tiết 45 phút, GV không có nhiều sự chuẩn bị, do chưa làm quen trước với HS và trường học được chọn làm nơi dạy thể nghiệm. Tuy nhiên, đây là một yêu cầu của ngành Giáo dục Tân Kỳ. Nếu nắm chắc phương pháp, khung chương trình, với bất cứ HS và môi trường học tập nào, GV cũng cần linh hoạt để đạt chuẩn kiến thức kỹ năng bài học.
Cụ thể, trong đợt dạy thể nghiệm này, ngoài SGK, giáo viên còn sử dụng đồng thời nhiều tài liệu, thiết bị giảng dạy khác giúp bài giảng có tính chất trực quan, sinh động. Một số tiết học, GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm. Dù mới vào lớp 1, vẫn còn bỡ ngỡ với môi trường và cách học mới, nhưng các em nhanh thích nghi và hưởng ứng sôi nổi. Việc giao lưu, trao đổi giữa cô và trò diễn ra thường xuyên. Sau mỗi tiết học, đánh giá chung HS đã đạt được yêu cầu về kiến thức, kỹ năng.
Cô Hoàng Thị Huyền (Trường Tiểu học Nghĩa Hành) một trong 12 GV dạy thể nghiệm chia sẻ: “Là GV của trường vùng khó huyện Tân Kỳ, việc dạy học trên lớp chưa có sự hỗ trợ của máy tính hay màn hình chiếu. Tuy nhiên, ở tiết dạy thể nghiệm tại Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, tôi vẫn bình tĩnh và mạnh dạn sử dụng SGK điện tử để bài giảng sinh động, hấp dẫn hơn. Qua tiết dạy này, tôi cũng nhận được nhiều góp ý, chia sẻ kinh nghiệm xử lý tình huống sư phạm để khi về trường sẽ có điều chỉnh trong dạy học phù hợp”.
Ngay sau các tiết dạy thể nghiệm, Phòng GD&ĐT Tân Kỳ tổ chức sinh hoạt chuyên môn giữa GV trực tiếp dạy học và đồng nghiệp dự giờ. Việc nhận xét thẳng thắn, tâm huyết, phân tích ưu điểm hạn chế để GV lớp 1 trên địa bàn rút kinh nghiệm trong dạy học thời gian tới.
Ông Hoàng Đình Sơn – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Tân Kỳ cho biết: Chương trình dạy thể nghiệm và sinh hoạt chuyên môn cấp huyện nhằn hỗ trợ các trường tiểu học triển khai có hiệu quả Chương trình, sách giáo khoa lớp 1. Đặc biệt là chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS.
“Dù việc triển khai chương trình SGK lớp 1 còn nhiều băn khoăn, ý kiến trái chiều trên các diễn đàn nhưng các tiết dạy thể nghiệm đều được đánh giá cao từ khâu thiết kế giáo án, chuẩn bị phương tiện dạy học đến tổ chức thực hiện dạy và học trên lớp. Chúng tôi xác định, dạy thể nghiệm là sinh hoạt chuyên môn, không phải là “diễn” để lấy thành tích hoặc so sánh giữa các trường. Vì vậy, các tiết dạy thực chất, giúp GV học hỏi, chia sẻ, trao đổi nhiều kỹ năng, phương pháp”, ông Sơn nhấn mạnh.
Sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường tại huyện Con Cuông, Nghệ An.
Video đang HOT
Mở rộng hội thảo chuyên môn cấp tỉnh
Tại huyện miền núi Con Cuông, Trường Tiểu học Lạng Khê cũng được chọn là nơi sinh hoạt chuyên môn cụm các xã Châu Khê, Lạng Khê, Cam Lâm. Với hơn 90% HS là người dân tộc thiểu số, việc dạy học lớp 1 trên địa bàn cần sự linh hoạt từng trường, điểm lẻ, thậm chí là từng lớp. Sau tiết dạy thể nghiệm, GV cùng thảo luận xây dựng kế hoạch bài học, nhất là những bài học khó. Qua đó thống nhất cách sử dụng ngữ liệu, hoặc thay thế cho phù hợp với địa phương; thảo luận các biện pháp khắc phục việc thiếu đồ dùng dạy học cho giáo viên…
Theo ông Phan Trọng Trung – Trưởng phòng GD&ĐT huyện Con Cuông, dù còn nhiều khó khăn nhưng chúng tôi luôn đặt nhiệm vụ chuyên môn lên hàng đầu. Việc tổ chức thăm lớp dự giờ được tổ chức thường xuyên để tư vấn, hỗ trợ GV tháo gỡ khó khăn trong quá trình dạy học. Các đơn vị cũng rất linh hoạt, chủ động sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường gần gũi địa lý, tương đồng về điều kiện vật chất.
“Chúng tôi khuyến khích GV trên cơ sở bám sát khung chương trình môn học, năm học để chủ động, linh hoạt nghiên cứu, tham khảo các bộ SGK khác. Qua đó, tự xây dựng, bổ sung bài dạy đạt chất lượng hiệu quả; nghiên cứu lựa chọn, mạnh dạn thay thế các ngữ liệu chưa phù hợp trong SGK, bảo đảm kiến thức theo yêu cầu cần đạt của chương trình …”, ông Phan Trọng Trung nói.
Trực tiếp tham dự chương trình sinh hoạt chuyên môn cụm tại các huyện, ông Đào Công Lợi – Phó Giám Sở GD&ĐT Nghệ An đánh giá cao hiệu quả và cách làm chủ động, sáng tạo của mỗi địa phương. Đặc biệt là ở huyện có tỷ lệ HS người DTTS cao, nhưng cả cô lẫn trò đều đã bắt nhịp với SGK mới.
Các trường học tại Nghệ An sử dụng 3 bộ SGK lớp 1 gồm: Cánh Diều với môn Tiếng Việt ở các huyện miền xuôi); Vì sự bình đẳng và phát triển trong giáo dục (môn Tiếng Việt ở các huyện miền núi); Kết nối tri thức với cuộc sống (các môn còn lại).
Ông Đào Công Lợi cho biết: “Thời gian tới, Sở GD&ĐT Nghệ An tổ chức hội thảo sinh hoạt chuyên môn dạy học SGK lớp 1 theo cụm phòng GD&ĐT. Trên cơ sở đó, sang năm 2021, sở sẽ chỉ đạo tổ chức hội thảo cấp tỉnh. Từ những ý kiến, giải pháp tại hội thảo, ngành chỉ đạo nhà trường tiếp tục nghiên cứu, vận dụng có hiệu quả vào hoạt động chuyên môn. Đây cũng là hoạt động sẽ được tổ chức thường xuyên giúp GV, nhà trường chủ động, tự tin tiếp cận Chương trình GDPT 2018 và thay SGK theo lộ trình”, ông Lợi thông tin.
Năm đầu tiên triển khai thực hiện Chương trình GDPT 2018, các trường không tránh khỏi một số khó khăn, vướng mắc trong dạy học. Tuy nhiên, Nghệ An đã làm tốt công tác chuẩn bị, trong đó hoàn thành bồi dưỡng cho 2.344 GV lớp 1 trước khi năm học mới bắt đầu.
Vì vậy, việc dạy học lớp 1 trên địa bàn cơ bản thuận lợi. Giáo viên có sự chủ động trong xây dựng chương trình giảng dạy theo hướng lấy người học là trung tâm. Từng bước thoát ly sự lệ thuộc vào SGK và sách GV, thay vào đó lấy khung chương trình là pháp lệnh. – Ông Đào Công Lợi
Dậy học lớp 1 theo chương trình, sách giáo khoa mới như thế nào?
Giáo viên chủ động điều phối kế hoạch dạy học theo khả năng tiếp thu của học sinh; hiệu trưởng sát cánh cùng giáo viên... nhằm thực hiện Chương trình GDPT 2018 đạt hiệu quả.
Để thực hiện chương trình mới hiệu quả đòi hỏi GV phải chủ động đổi mới phương pháp dạy học.
Dạy học là quá trình linh hoạt, có tính "mở"
Tại Trường Tiểu học Hòa Bình (Quận 1, TP.HCM), cô Đặng Thị Kiều Diễm Dung - giáo viên Lớp 1/6 đã giãn tiến độ thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 (còn gọi là chương trình mới - PV) và tăng thời lượng tiết dạy để vừa sức với học sinh trong những buổi đầu mới làm quen con chữ.
Riêng môn tiếng Việt lớp 1, được cô Dung phân bổ tiết dạy theo hướng tăng thêm thời lượng ở phần âm, vần để rèn thêm kỹ năng đọc, viết cho học sinh. Trong đó, cô tận dụng tối đa các tiết thực hành, ôn tập, ôn luyện để hỗ trợ, hướng dẫn học sinh hình thành các kỹ năng cơ bản và hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Từ phương pháp dạy học "mở", việc thực hiện chương trình mới và sử dụng SGK giảng dạy cho học sinh lớp 1 đã bắt đầu bắt nhịp, làm quen. Đa số học sinh vui vẻ, phấn khởi học tập.
"Quá trình dạy học là quá trình linh hoạt, không mang tính một màu và có tính "mở". Giáo viên nên cố gắng căn cứ vào đặc điểm của học sinh, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của từng lớp, từng trường để chủ động lựa chọn hay tiến hành những điều chỉnh hoặc bổ sung cụ thể về nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học", Cô Dung cho biết.
So với chương trình GDPT 2006 thời lượng dành cho môn tiếng Việt lớp 1 là 350 tiết (10 tiết/tuần), còn chương trình GDPT 2018 là 420 tiết (12 tiết/tuần), tăng 70 tiết với mong muốn học sinh lớp 1 sớm đọc thông viết thạo, có công cụ để học tốt các môn học khác.
Mặt khác, nội dung sách còn nhiều chữ. Số lượng chữ trong một số bài đọc còn nhiều làm cho việc khai thác hết ý nghĩa của câu chuyện đối với một số học sinh còn hạn chế. Học sinh lớp 1 chưa biết chữ và số nên cũng tạo sự khó khăn cho các em khi tiếp nhận kiến thức, đặc biệt đối với học sinh chậm tiếp thu.
Như vậy, để có được phương pháp giảng dạy hiệu quả, cô Dung cho rằng giáo viên cần thường xuyên sinh hoạt tổ khối chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học; cùng trao đổi, chia sẻ để điều chỉnh chương trình, nội dung, kế hoạch bài dạy phù hợp với đối tượng học sinh.
Bên cạnh đó, giáo viên cần tìm hiểu, đánh giá đúng thực trạng, tìm hiểu kỹ đặc điểm học sinh của lớp mình phụ trách cả về tâm lý, thể chất, hoàn cảnh gia đình và việc trẻ có được học chữ trước hay chưa để tùy mức độ tiếp nhận của các em, từ đó chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học, phân bổ các tiết dạy trong từng giai đoạn cho phù hợp.
Đặc biệt, cô Dung nhấn mạnh: "Giáo viên cần ghi nhận sự tiến bộ của học sinh dù là nhỏ nhất, tuyệt đối không chê bai, phê bình các em. Tăng cường gặp gỡ, trao đổi, phối hợp với phụ huynh để giúp học sinh làm quen, hòa nhập với môi trường, nề nếp học tập và sinh hoạt tại trường. Với những học sinh tiếp thu bài chậm, giáo viên chủ động liên hệ để trao đổi, tư vấn, hướng dẫn, bàn biện pháp phối hợp giữa phụ huynh và giáo viên để giúp các em tiến bộ".
Bộ SGK lớp 1 "Chân trời sáng tạo" được ngành giáo dục TP.HCM lựa chọn giảng dậy trong năm học 2020-2021. Đây là bộ sách được đánh giá là có từ ngữ, hình ảnh gần gũi với học sinh TP.HCM, khắc phục được khuyết điểm của bộ SGK hiện hành có quá nhiều phương ngữ miền Bắc.
Hiệu trưởng phải gần giáo viên hơn nữa
Cũng như các địa phương khác trên cả nước, thời gian đầu các trường tiểu học trên địa bàn TP.HCM triển khai chương trình GDPT 2018, sách giáo khoa mới gặp phải một số khó khăn như trẻ tiếp thu chậm, viết chữ chưa đúng yêu cầu,...
Nhiều người cho rằng, đa số giáo viên còn mang nặng tư duy phương pháp giảng dạy cũ nên khi vận dụng vào chương trình mới cảm thấy áp lực, thiếu chủ động.
Thầy Cao Xuân Hùng, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kỳ Đồng (Quận 3, TP.HCM) cho biết, ở chương trình mới, giáo viên được trao quyền chủ động trong thiết kế từng bài học, vận dụng phương pháp dạy học phù hợp cho từng đối tượng. Nhưng hiện tại giáo viên vẫn chưa đủ sự tự tin, mạnh dạn trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
"Chính những người quản lý giáo dục phải tháo gỡ cho được sự chưa tự tin ở giáo viên. Cần chủ động bàn bạc, trao đổi với giáo viên, đổi mới sinh hoạt chuyên môn theo định hướng nghiên cứu bài học", thầy Cao Xuân Hùng nói.
Đồng quan điểm, cô Mai Thị Kim Phượng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Sơn Nhì (quận Tân Phú, TP.HCM) chia sẻ, bên cạnh trao quyền chủ động cho giáo viên trong phân bổ bài dạy thì rất cần sự góp ý cho giáo viên từ ban giám hiệu trường hoặc từ những buổi họp tổ chuyên môn. Cụ thể, hướng dẫn giáo viên cách soạn giảng, sử dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS.
Để giáo viên thật sự tự tin, chủ động đổi mới phương pháp dạy học, thầy Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM cho rằng, chính hiệu trưởng đóng vai trò cầu nối vô cùng quan trọng.
"Hiệu trưởng phải xuống lớp cùng dạy, cùng dự giờ mới biết giáo viên đang gặp khó khăn gì, để từ đó góp ý, định hướng chuyên môn. Hiệu trưởng phải gần giáo viên hơn nữa để kịp thời tháo gỡ khó khăn cũng như hỗ trợ thầy cô", Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM nhấn mạnh.
Theo thầy Nguyễn Văn Hiếu, giáo viên hôm nay đã có nhiều nỗ lực, sáng kiến. Chính các giáo viên sẽ là người gỡ được các "nút thắt" chương trình mới mà nhiều người đang lo lắng.
Với thời lượng, nội dung chương trình hiện nay đòi hỏi giáo viên phải chủ động cân đối thời gian, không được bớt thời lượng của môn học để cuối cùng giúp các em học sinh đạt được các yêu cầu về kỹ năng sau một năm học, sau một cấp học.
Cũng lưu ý, sách giáo khoa hiện nay là tài liệu cơ bản và chủ yếu dùng để xây dựng kế hoạch dạy học chứ không phải là tài liệu bắt buộc như trước đây, nên giáo viên có thể chủ động thay đổi ngữ liệu dạy học cho phù hợp.
Mặt khác, cần động viên, khuyến khích tinh thần học tập của học sinh chứ không phê bình trước đám đông để các em mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, qua đó nắm bắt tâm lý, hoàn cảnh, năng lực giúp các em hòa nhập học tốt hơn.
"Việc dạy và học chương trình mới có khó khăn nhưng nếu có sự hợp tác, hỗ trợ giữa phụ huynh học sinh với giáo viên, giữa hiệu trưởng với giáo viên và sự quan tâm thường xuyên của Sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT thì ngành giáo dục sẽ luôn đi đúng hướng của chương trình đó là phát triển toàn diện năng lực, phẩm chất học sinh", thầy Nguyễn Văn Hiếu nhìn nhận.
Chị Cao Thái Hà, phụ huynh học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Võ Văn Tần (Quận 6, TP.HCM) chia sẻ, chương trình GDPT 2018 và sách giáo khoa mới thực sự giúp trẻ năng động, sáng tạo. Nội dung sách giáo khoa triển khai theo từng chủ đề tích hợp các vấn đề trong cuộc sống, giúp trẻ vừa biết chữ, các con số còn nắm được kiến thức tổng quát, hướng đến phát triển tư duy. Khoảng 2 tuần đầu, trẻ có gặp khó khăn nhưng sau đó trẻ tiếp thu bài tốt, hoạt bát, có sự sáng tạo sau mỗi chủ đề bài học.
Sách giáo khoa nặng, đã có sách tham khảo, bổ trợ và dạy thêm - học thêm Thực ra, chương trình, sách giáo khoa mới hay cả chương trình hiện hành nặng không phải là chuyện khó hiểu đối với giáo viên và phụ huynh từ hàng chục năm qua. Năm học 2020-2021 là năm học đầu tiên ngành giáo dục áp dụng chương trình, sách giáo khoa mới ở lớp 1 nhưng ngay từ khi thực hiện đã bộc...