Giáo viên trường Nguyễn Hữu Cầu dạy thêm không phép bên ngoài trường
Thầy Khoa, giáo viên Vật lý dạy thêm học sinh chính khóa tại một địa chỉ chưa được các cơ quan có thẩm quyền cấp phép.
Ngày 23/9/2019, một phụ huynh phản ánh về Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cho biết, thầy Hồ Ngọc Đăng Khoa – giáo viên môn Vật lý, Trường Trung học phổ thông Nguyễn Hữu Cầu, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh có dạy thêm cho học sinh chính khóa (10 C2) tại một địa chỉ ở Mỹ Huề, Trung Chánh, Hóc Môn.
Điều đáng nói, theo phản ánh của phụ huynh, điểm dạy thêm của thầy Khoa chưa được các cấp chức năng có thẩm quyền cấp phép dạy thêm.
Trường Trung học phổ thông Nguyễn Hữu Cầu huyện Hóc Môn, ảnh chỉ mang tính chất minh họa, nguồn: Website Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh.
Theo vị phụ huynh này, con họ đang rất mệt mỏi với môn Vật lý, vì cách mà thầy giáo cho bài tập, vì cách mà thầy gợi ý học sinh đến lớp dạy thêm của thầy.
Video đang HOT
Cuối cùng, phụ huynh khẳng định: Việc giáo viên ra bài tập khó, ra nhiều rồi nhận học sinh chính khóa của mình để dạy thêm vừa sai quy định dạy thêm, vừa ảnh hưởng đến các nhà giáo chân chân chính.
Cùng ngày, trao đổi với phóng viên Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Hồ Ngọc Đăng Khoa, giáo viên Vật lý xác nhận, mình có dạy thêm bên ngoài nhà trường cho 4 học sinh chính khóa của lớp 10 C2.
Theo thầy Khoa, đây là các học sinh có sức học không khá. Học phí là 350.000 đồng/học sinh.
Thầy Khoa chỉ mới dạy thêm các em học sinh được có một buổi.
Còn cô Nguyễn Thị Ánh Mai – Hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Nguyễn Hữu Cầu nói, thầy Khoa dạy ở trường đã gần 10 năm nay, kiêm luôn nhiệm vụ Trợ lý thanh niên của trường.
Thầy là một giáo viên nhiệt tình, năng nổ trong công tác, trong các hoạt động của nhà trường.
Theo cô Ánh Mai, khi có nghe thông tin này, cô có nhắc thầy Khoa, nhưng lúc đó thầy nói chưa dạy thêm, còn địa điểm thầy dạy là nhà một người dân không có phép tổ chức dạy thêm.
Còn nhà trường có ký đồng ý cho thầy Khoa dạy thêm bên ngoài nhà trường.
Hiện nhà trường đang có ý định đề bạt thầy vào vị trí Phó Hiệu trưởng, đã bỏ phiếu xong, chỉ còn chờ ngày công bố quyết định.
Phương Linh
Theo giaoduc.net
Xử lý nghiêm trường hợp dạy thêm học thêm sai quy định
Tại buổi triển khai kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm học 2019-2020, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, chỉ đạo sẽ xử lý nghiêm những tập thể, các nhân làm sai các quy định về thực hiện chương trình, dạy thêm học thêm.
Học sinh thực hiện bài kiểm tra trên máy tính - B.THANH
Ngày 20.9, Sở GD-ĐT TP.HCM triển khai kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm học 2019-2020. Bên cạnh việc công bố các giai đoạn thực hiện phù hợp với lộ trình thực hiện chương trình do Bộ GD-ĐT quy định thì Sở GD-ĐT TP.HCM cũng lưu ý về việc tổ chức dạy học, thực hiện quy định dạy thêm học thêm...
Theo đó, Sở triển khai tiến độ thực hiện qua 4 giai đoạn: Giai đoạn 1 từ nay đến tháng 6.2020 dành cho việc biên soạn, lấy ý kiến thẩm định chương trình giáo dục địa phương, trình Bộ GD-ĐT thẩm định, phê duyệt. Giai đoạn 2 từ tháng 6.2020 đến tháng 6.2021, tổ chức rà soát, đánh giá thực trạng cơ sở vật chất hiện có, bổ sung cơ sở vật chất, thiết bị tiếp tục lộ trình thực hiện chương trình mới.
Giai đoạn 3 từ tháng 6.2021 đến tháng 6.2022, hoàn thành các khóa đào tạo bồi dưỡng giáo viên lớp 3, lớp 7, đảm bảo về nhân lực và cơ sở vật chất cho bộ môn nghệ thuật. Giai đoạn cuối từ tháng 6.2022 đến tháng 7.2023, hoàn thành các khóa bồi dưỡng giáo viên, đảm bảo số lượng và chất lượng giáo viên thực hiện chương trình.
Sở GD-ĐT TP.HCM sẽ phối hợp với Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và Trường ĐH Sài Gòn trong đào tạo giáo viên cho các môn học. Bên cạnh đó, Sở chỉ đạo giáo viên đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện phương pháp tự học, vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh. Các trường và giáo viên chủ động trong việc kiểm tra, đánh giá.
Cũng trong các nội dung triển khai kế hoạch thực hiện chương trình, ông Lê Hồng Sơn, Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM, nhấn mạnh các đơn vị giáo dục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các hoạt động dạy học, giáo dục của các tổ nhóm, giáo viên theo quy định hiện hành, có hình thức biểu dương, khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân thực hiện tốt. Đồng thời xử lý nghiêm những tập thể, các nhân làm sai các quy định về thực hiện chương trình, dạy thêm học thêm.
Theo Thanh niên
Nếu thực hiện đúng Thông tư 17 nhiều trung tâm dạy thêm phải đóng cửa Nhiều người nói: "Không dạy học sinh của mình thì lấy học sinh ở đâu mà dạy?" "Nếu không cho dạy học sinh của mình thì các trung tâm dạy thêm có mà đóng cửa". Người làm giáo dục mà đặc biệt là các thầy cô giáo không ai là không biết đến Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT ban hành quy định về dạy thêm,...