Giáo viên trước hết là nhà giáo dục
Theo PGS.TS Vũ Trọng Rỹ – Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Việt Nam, bất cập về năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GV đang là thách thức lớn đối với việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới.
Đã đến lúc cần đặt ra những yêu cầu về năng lực nghề nghiệp đối với đội ngũ GV nhằm đáp ứng Chương trình GDPT mới.
Đội ngũ GV luôn là lực lượng cốt cán biến các mục tiêu GD thành hiện thực.
Nhận diện thách thức
* Là thành viên của các nhóm nghiên cứu về thực trạng năng lực nghề nghiệp của GV, từ khảo sát thực tế, PGS có nhận định gì về năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GV hiện nay?
- Năm 2012, trong khuôn khổ đề tài độc lập cấp Nhà nước “Nghiên cứu các giải pháp cải cách công tác đào tạo, bồi dưỡng GV phổ thông” do nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình chủ trì, tôi cũng là thành viên nhóm nghiên cứu, tiến hành điều tra khảo sát thực tế về thực trạng phẩm chất, năng lực đội ngũ GV phổ thông. Kết quả khảo sát cho phép chúng tôi rút ra một số nhận định: Đại đa số GV chưa nắm vững tính chỉnh thể của chương trình môn học; hiểu biết về ứng dụng của tri thức môn học còn hạn chế;
Phần lớn GV chưa có chuyển biến thực sự về phương pháp dạy học, đánh giá kết quả học tập, sử dụng hiệu quả phương tiện dạy học; sức ỳ còn lớn, thói quen dạy học cũ vẫn còn ngự trị; Đa số GV nhận thức chưa đầy đủ về chức năng của người GV – nhà GD mà chủ yếu mới dừng lại ở vai trò người dạy, chưa lưu tâm thực sự đến việc dạy người qua dạy chữ; chưa nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vai trò và trách nhiệm của nhà GD; chưa làm tròn vai trò “người của cộng đồng”.
Mới đây, trong khuôn khổ của Chương trình ETEP, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội tiến hành khảo sát thực trạng năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GV phổ thông để phục vụ cho việc thiết kế chương trình bồi dưỡng thường xuyên GV đáp ứng yêu cầu triển khai Chương trình GDPT mới. Tôi cũng là một trong những thành viên tham gia khảo sát. Chúng tôi tiến hành khảo sát hơn 6.000 GV, trong đó 2.800 GV tiểu học, trên 2.800 GV THCS, hơn 450 GV THPT và trên 1.000 cán bộ quản lý trường học thuộc các vùng: nông thôn, đồng bằng, thành thị, miền núi và vùng đặc biệt khó khăn.
PGS.TS Vũ Trọng Rỹ. Ảnh: T.G
Từ kết quả khảo sát cho thấy, nhìn tổng thể năng lực nghề nghiệp của đội ngũ GV phổ thông hiện nay vẫn còn hạn chế so với các yêu cầu của Chương trình GDPT mới. Chẳng hạn như: Ngoại ngữ, nghiên cứu khoa học phục vụ dạy học; dạy học phân hóa, sử dụng công nghệ thông tin, dạy học giải quyết vấn đề, giúp HS vận dụng kiến thức, GD HS cá biệt, GD giới tính… Đây là thách thức cơ bản khi triển khai thực hiện Chương trình GDPT mới.
GV quyết định chất lượng và hiệu quả GD
* Nói như vậy có nghĩa, GV sẽ phải thay đổi rất nhiều mới có thể đáp ứng mục tiêu của Chương trình GDPT mới, thưa PGS?
- Đúng vậy! Đội ngũ GV luôn là lực lượng cốt cán trong việc biến các mục tiêu GD thành hiện thực, giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả GD. Theo đó, GV trước hết là nhà GD, bằng chính nhân cách của mình, tác động tích cực đến việc hình thành nhân cách HS.
Trong thời đại phát triển công nghệ thông tin như vũ bão, GD nhà trường không còn là nguồn thông tin duy nhất đem đến cho HS các tri thức mới mẻ của loài người. Tuy nhiên, GD nhà trường, dưới sự dẫn dắt của GV vẫn là con đường đáng tin cậy và có hiệu quả nhất, giúp các em tiếp thu có mục đích, chọn lọc, hệ thống tinh hoa văn hóa nhân loại.
Ảnh minh họa/ Internet
Trong một nền GD mới, vai trò truyền thụ kiến thức một cách thụ động của người thầy sẽ giảm đi, nhưng phải làm tốt hơn vai trò của một người hướng dẫn các quá trình tìm kiếm tri thức, gợi mở những con đường phát hiện tri thức, qua đó trau dồi khả năng độc lập tư duy và sáng tạo cho người học.
* Trước yêu cầu của Chương trình GDPT mới, PGS có đề xuất, kiến nghị gì để đội ngũ GV có thể vượt qua những thách thức, đồng thời khắc phục hạn chế về năng lực nghề nghiệp?
- Theo tôi, trước mắt cần tiến hành ngay việc bồi dưỡng, sau đó là đào tạo lại đội ngũ GV. Công tác bồi dưỡng GV cần tập trung phát triển về năng lực dạy học theo định hướng phát triển năng lực của HS. Cụ thể, các việc cần làm là: Biên soạn tài liệu về các chủ đề như: Dạy học môn học theo định hướng phát triển năng lực HS; kiểm tra đánh giá kết quả GD theo định hướng phát triển năng lực HS; kỹ năng phát triển chương trình GD nhà trường và kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo…
Đối với công tác bồi dưỡng nên giao cho các trường sư phạm đảm nhiệm. Theo đó, các trường sư phạm trọng điểm bồi dưỡng giảng viên các trường sư phạm địa phương và GV THPT. Còn các trường sư phạm địa phương chịu trách nhiệm bồi dưỡng GV tiểu học và THCS. Hình thức bồi dưỡng nên kết hợp giữa tập trung theo từng khóa (kéo dài ít nhất 3 tháng) với bồi dưỡng tại trường theo tổ chuyên môn. Ngoài ra, có thể bồi dưỡng qua mạng Internet.
Cùng với đó, các trường sư phạm cần xây dựng chương trình đào tạo lại với thời gian đào tạo từ 1 – 2 năm. Các chương trình đào tạo lại phải đáp ứng yêu cầu của Chương trình GDPT mới.
* Xin cảm ơn PGS!
GV dạy HS cách thức tìm kiếm thông tin thay cho việc dạy các em học cái gì. GV phải dạy cho các em phương pháp học và phương pháp nghiên cứu khoa học. Ngoài ra, GV không chỉ đóng vai trò truyền đạt tri thức mà còn phải phát triển cảm xúc, thái độ hành vi, đảm bảo cho người học làm chủ tri thức, biết vận dụng tri thức vào cuộc sống.
PGS.TS Vũ Trọng Rỹ
Minh Phong (Thực hiện)
Theo GDTĐ
Vụ học sinh Gateway tử vong: 'Giáo dục vô cảm thì nên đóng cửa trường'
"Nếu coi giáo dục là dịch vụ, dạy con người vô cảm, vô trách nhiệm thì nên đóng cửa trường", TS Vũ Thu Hương nêu quan điểm.
"Liên tục trong các bản tin, thông báo của nhà trường đều rất quanh co, lập lờ về nguyên nhân dẫn đến vụ việc. Tôi không thấy sự chân thành, hối lỗi nào ở phía nhà trường. Lương tâm của người thầy trước vụ việc như thế này là nên nhận lỗi và chịu trách nhiệm chứ không phải tìm cách giảm tội", TS Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội, nói về vụ việc bé Lê Hoàng Long tử vong khi bị bỏ quên trên xe đưa đón của trường Gateway, Hà Nội, chiều 6/8.
Nhiều chuyên gia, phụ huynh đều cho rằng cơ quan chức năng phải có biện pháp xử lý nghiêm vụ việc này để làm gương cho các hoạt động trong ngành giáo dục.
Quy trình có lỗ hổng
Bà Tô Thị Diễm Quyên, chuyên gia giáo dục toàn cầu của Microsoft, cho biết tất cả thông tin hiện tại đều cho thấy khâu đưa đón trẻ và nhiều khâu khác của trường đang có lỗ hổng, giáo viên, nhân viên không được tập huấn chuyên nghiệp.
"Có thể thấy rõ ràng nhân viên phụ trách đưa đón học sinh làm theo cảm tính dẫn đến bỏ quên trẻ trên xe. Nếu có khâu điểm danh, bàn giao trẻ cho cô giáo một cách chi tiết hoặc chí ít tài xế kiểm tra xe trước khi đóng cửa thì đã không có sự việc đau lòng", bà Quyên nói.
Việc đưa đón học sinh của trường Gateway bị cho là có lỗ hổng, giáo viên vô trách nhiệm. Ảnh: Duy Hiệu.
Chia sẻ quan điểm trên, TS Vũ Thu Hương cho rằng quy trình đón đưa trẻ đến trường thường qua nhiều khâu, nếu được thực hiện nghiêm túc và giáo viên không vô tâm thì đã không có sự việc đau lòng chiều 6/8.
"Người phụ trách đưa đón trẻ không làm hết trách nhiệm. Giáo viên trong lớp cũng không phát hiện trẻ vắng hoặc phát hiện nhưng không liên hệ phụ huynh để hỏi. Tài xế cũng không kiểm tra xe xem trẻ có quên đồ đạc hay không. Chỉ cần một trong những khâu này được thực hiện, chúng ta đã không phải chứng kiến vụ việc như hôm nay", bà Hương nói.
Làm giáo dục đừng vô tâm, vô trách nhiệm
TS Vũ Thu Hương cũng cho rằng khi chỉ coi giáo dục là dịch vụ, nhiều trường chỉ quan tâm tâm lý phụ huynh - khách hàng - mà không chú trọng lợi ích, cảm giác của trẻ.
"Theo tôi quan sát, trường đang coi giáo dục là một dịch vụ, mà đã là dịch vụ thì họ quan tâm người trả tiền. Nếu chúng ta coi giáo dục đơn thuần chỉ là dịch vụ, sẽ có rất nhiều điều xảy ra. Chúng ta không quan tâm đến cảm giác của từng đứa trẻ mà chỉ quan tâm đến bố mẹ chúng - người trả tiền", bà Hương nêu quan điểm.
Nữ tiến sĩ tâm lý nêu quan điểm với giáo dục, đó là điều rất không ổn. Sự việc của trường Gateway đã cho thấy điều ấy. Học sinh vắng trên lớp cũng không ai biết và gọi điện báo với phụ huynh.
Chuyên gia giáo dục này cho rằng cách ứng xử của nhà trường cũng không cho thấy cái tâm của người làm giáo dục. Nhiều ý kiến trên mạng cũng hướng tới chủ đề này: Làm giáo dục mà thiếu cái tâm và vô trách nhiệm thì hậu quả khôn lường.
"Cứ tiếp tục kinh doanh giáo dục một cách vô tâm như vậy sẽ còn nhiều vấn đề khác xảy ra. Nếu coi giáo dục là dịch vụ, dạy con người vô cảm, vô trách nhiệm thì nên đóng cửa trường", bà Hương nhấn mạnh.
Bản thông báo ban đầu được cho là "vô cảm" của trường Gateway bị dư luận phản ứng, sau đó nhà trường đã chỉnh sửa lại. Ảnh: Chụp màn hình.
TS Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu Ung thư, City of Hope (Mỹ), cố vấn khoa học của tổ chức Ruy Băng Tím, cũng cho rằng ban đầu, trường Gateway thiếu thành thật trong thông tin phản hồi về vụ việc. Sự chậm trễ đó gây bức xúc dư luận.
Với tư cách vừa là phụ huynh vừa là một giảng viên, cô Thanh (TP.HCM) cũng cho rằng khi giáo dục được đem ra kinh doanh nhưng thiếu cái tâm và trách nhiệm là điều tồi tệ. Sự việc này là hồi chuông cảnh báo cho tất cả trường học, nhất là các trường tư thục.
'Không thể chấp nhận việc bỏ quên học sinh trên xe của trường Gateway'. Sự việc nam sinh trường Gateway tử vong vì bị bỏ quên trên ôtô khiến nhiều phụ huynh bức xúc, yêu cầu làm rõ trách nhiệm của nhà trường.
Theo Zing
Con cầm que thử thai hai vạch về nhà, cha mẹ phải làm gì? TS Vũ Thu Hương chia sẻ bố mẹ nên dạy con về giới tính, các hành vi phạm pháp càng sớm càng tốt. Trong buổi tọa đàm Làm sao để bớt đau đầu vì teen vừa được tổ chức tại Hà Nội, TS Vũ Thu Hương - nguyên giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội, đưa ra hàng...