Giáo viên trị học sinh quay cóp bằng cách đội thùng carton lên đầu gây xôn xao mạng xã hội
Hình ảnh sinh viên ở Mexico đội thùng carton lên đầu để làm bài kiểm tra được lan truyền lên mạng xã hội gây nhiều tranh cãi.
Hình ảnh học sinh đội thùng carton lên đầu gây tranh cãi.
Mới đây, một người đàn ông có tên là Luis Júarez Texis (Giám đốc trường Campus 01 “El Sabinal” thuộc đại học Bachelors, bang Tlaxcala, Mexico) đã bị cáo buộc với tội “làm nhục và không tuân thủ các quyền cơ bản của học sinh”.
Cụ thể cáo buộc này được đưa ra sau khi bức ảnh người đàn ông này giám sát một buổi thi, trong đó các học sinh đều phải đeo hộp carton trên đầu, được lan truyền trên mạng xã hội.
Các phụ huynh đã chia sẻ bức ảnh này và yêu cầu cơ quan giáo dục ở Mexico sa thải ông Texis. “Chúng tôi tố cáo hành vi sỉ nhục, bạo lực về thể xác, tinh thần và tâm lý, mà các học sinh phải chịu khi học ở Campus 01 El Sabinal, bang Tlaxcala. Đối xử một cách tồi tệ và làm nhục học sinh, hành vi của ông Texis là không thể chấp nhận.
Chúng tôi – những người phụ huynh rất lo lắng trước câu chuyện này, và chúng tôi mong các cơ quan giáo dục cấp liên bang và tiểu bang đảm bảo quyền của các học sinh bằng cách sa thải ngay lập tức Giám đốc của trường là ông Luis Júarez Texis.
Chúng tôi hy vọng rằng hành vi bạo lực đối với các học sinh ở Tlaxcala không bị bỏ qua, và chính quyền liên bang và tiểu bang sẽ sa thải quan chức này và chấm dứt hành động sỉ nhục như vậy ở môi trường học tập”, cha mẹ của các em học sinh tỏ ra bức xúc khi bày tỏ quan điểm trên Facebook.
Ngay sau khi bức ảnh và câu chuyện này được đăng tải đã thu hút sự chú ý của dân mạng. Điều đáng nói thay vì phản đối kịch liệt như các bậc phụ huynh, cư dân mạng Mexico lại đồng tình trước cách làm của ngôi trường này. “Một giáo viên tuyệt vời, điều này không gây hại cho các học sinh và trên thực tế, các bậc cha mẹ nên lo lắng về việc học của con cái hơn là chuyện chiếc hộp carton bởi thật ra chúng lại dạy cho học sinh bài học tuyệt vời” hay “Thật là một ý tưởng chống gian lận hay”.
Video đang HOT
Trả lời phỏng vấn về vụ việc, thầy Júarez Texis, người đưa ra ý tưởng cho học sinh đội thùng carton cho biết, ông chỉ tham dự với tư cách là một người trông thi và các sinh viên đều đồng ý với phương pháp chống hành vi gian lận này.
Đây không phải lần đầu phương pháp ngăn chặn gian lận trong thi cử được thực hiện. Năm 2013, một câu chuyện gây tranh cãi tương tự cũng xảy ra ở Thái Lan, khi những sinh viên bị bắt đội mũ bảo hiểm làm bằng giấy để chống quay cóp khi làm bài kiểm tra.
Sinh viên Thái Lan đội mũ bảo hiểm giấy khi làm bài kiểm tra từng gây xôn xao dư luận.
Theo đời sống và pháp luật
Bài 2: Thi giáo viên dạy giỏi - Cần nhưng phải thực chất
Nhiều ý kiến cho rằng vẫn nên duy trì hội thi giáo viên dạy giỏi, tuy nhiên nên có những sửa đổi để thực chất và hiệu quả hơn.
Mọi hoạt động giáo dục phải đi vào thực chất qua từng tiết học. Ảnh: Hữu Cường
Đơn giản quy trình tổ chức
Làm việc trong lĩnh vực giáo dục nhiều năm, đặc biệt là giáo dục mầm non và từ thực tiễn quản lý giáo dục, TS Nguyễn Thị Thanh - Hiệu trưởng Trường Mầm non thực hành Hoa Sen (Hà Nội) - cho rằng việc duy trì các hội thi giáo viên dạy giỏi là cần thiết.
Lý do TS Nguyễn Thị Thanh đưa ra là hội thi giáo viên giỏi nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua nâng cao chất lượng dạy - học trong nhà trường và toàn ngành, nhằm góp phần xây dựng, nâng cao chất lượng hiệu quả đội ngũ giáo viên. Hội thi là "sân chơi" thực sự bổ ích, thiết thực để các thầy, cô giáo gặp gỡ, trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau và thể hiện năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của mình được đúc kết qua một quá trình công tác, giảng dạy.
"Qua thực tiễn quản lý, hỗ trợ giáo viên tham gia hội thi giáo viên giỏi, tôi nhận thấy, nhiều giáo viên trở nên tự tin, vững vàng, trưởng thành hơn trong công tác chuyên môn qua lần tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh. Sự trưởng thành về nghề nghiệp của nhiều giáo viên có sự đóng góp của các cuộc thi giáo viên dạy giỏi" - TS Nguyễn Thị Thanh chia sẻ.
Kết quả của hội thi không phải là điểm số, các giải thưởng, giấy khen mà chính là việc giáo viên có thêm những kinh nghiệm tốt, học tập được các phương pháp mới từ đồng nghiệp, trường bạn áp dụng vào trường, lớp của mình. Hội thi cũng khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp giáo dục, tổ chức môi trường học tập cho học sinh theo hướng phát triển các hoạt động, phát huy tính tích cực, sáng tạo, tự tin của học sinh.
Để hội thi thiết thực, hiệu quả hơn, TS Nguyễn Thị Thanh kiến nghị Bộ GD&ĐT cần nghiên cứu qui định và hướng dẫn tổ chức hội thi gọn nhẹ, thực chất, khuyến khích các ý tưởng sáng tạo áp dụng trong tổ chức hoạt động giáo dục cho trẻ em.
Quy trình tổ chức nên đơn giản hơn. Phần thi thực hành có thể giữ nguyên. Tuy nhiên, phần thi lý thuyết nên thay bằng báo cáo biện pháp đã thực hiện có hiệu quả nhất trong công tác giáo dục học sinh tại nhà trường, để hạn chế áp lực cho giáo viên phải học thuộc lòng rất nhiều văn bản, quy định, con số, tài liệu...
Tay nghề giỏi là đỉnh cao của một công việc phải phát huy, nhất là nghề dạy học. Ảnh minh họa/ INT
Sáng kiến kinh nghiệm không cần có trong hội thi giáo viên dạy giỏi
Bày tỏ quan điểm cá nhân cho rằng, Hội thi giáo viên dạy giỏi là cần thiết, cần được duy trì và phát huy, NGƯT Tô Ngọc Sơn - chuyên viên Sở GD&ĐT Đồng Tháp - cho rằng: Giáo viên giỏi hay giáo viên dạy giỏi là giá trị của một việc, một ngành nghề. Tay nghề giỏi là đỉnh cao của một công việc phải phát huy, nhất là nghề dạy học. Có như thế mới đáp ứng được xu thế phát triển, theo kịp với thời đại.
Thầy giáo giỏi, nhất định và chắc chắn sẽ sản sinh ra học trò giỏi. Thi đua là áp lực. Tất cả đều nhìn thấy rõ như vậy. Nhưng với ngành nghề, không thi đua thì không có sự sáng tạo. Trong học tập, không thi đua thì đâu cần phải xếp loại.
Để chuẩn bị cho năm học mới, theo NGƯT Tô Ngọc Sơn, mỗi thầy cô đều phải xây dựng trong kế hoạch năm học của cá nhân những việc cần làm và phải làm. Tất cả nội dung trong kế hoạch đều hướng tới mục đích hoàn thành nhiệm vụ năm học, được đánh giá tốt chuẩn nghề nghiệp giáo viên, xếp loại cao trong việc xếp loại viên chức, công chức...
Việc làm này là cơ sở, là chìa khoá để mở cửa, đón nhận kết quả một giáo viên giỏi trong tương lai. Những tiêu chí, những quy định trong Luật Giáo dục đã đủ để mỗi giáo viên được ghi nhận là một giáo viên giỏi. Như vậy, trên những quy định, những tiêu chí mà ngành sẵn có, nên khuyến khích và lựa chọn những người đạt được thành tích để tham gia hội thi giáo viên dạy giỏi.
Hằng năm mỗi giáo viên giảng dạy còn phải được tham gia những đợt thanh tra, kiểm tra, dự giờ, thăm lớp... Kết quả ấy cần phải có giá trị và được ghi nhận, bảo lưu. Kết quả giảng dạy thường xuyên được ghi nhận là tốt rồi thì hãy lấy đó làm cơ sở của một tiết dạy dự thi giáo viên dạy giỏi.
NGƯT Tô Ngọc Sơn cũng cho rằng: Trong hội thi giáo viên dạy giỏi, Ban tổ chức và Hội đồng Ban giám khảo là những nhà giáo dạy giỏi trước đây cần phải đến tận nơi giáo viên dự thi để dự thêm một tiết dạy nữa, gọi là xác thực kết quả đã được ghi nhận nếu đạt tiết dạy tốt thì được công nhận giáo viên dạy giỏi. Việc đến tận nơi trường lớp giáo viên giảng dạy có ý nghĩa rất tích cực. Ban tổ chức có dịp thị sát thực tế tại địa phương, đóng góp nhiều ý kiến cho địa phương, cũng là dịp để nhà trường chỉn chu bộ mặt trường lớp, giáo viên của trường được giao lưu, chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tiễn...
Đặc biệt, sáng kiến kinh nghiệm không cần có trong hội thi giáo viên dạy giỏi. Hãy bổ sung nội dung sáng kiến kinh nghiệm vào trong tiêu chí thi đua, tiêu chí đánh giá xếp loại viên chức, công chức. Ghi nhận kết quả giáo viên dạy giỏi cần phải được tổng hợp tất các kết quả trong quá trình giảng dạy một năm học. Thời gian ghi nhận giáo viên dạy giỏi phải được tiến hành vào cuối năm học và được trao tặng ngay trong buổi lễ tổng kết năm học.
"Sự tổng hoà các kết quả của cả một quá trình vừa thực vừa gọn nhẹ, chất lượng và chắc chắn không phải là diễn. Hội thi giáo viên dạy giỏi như vậy không chỉ giúp giáo viên nâng cao tay nghề mà còn tạo thói quen nền nếp, rèn luyện thêm cho giáo viên các kỹ năng cần thiết như xây dựng kế hoạch, thiết kế công việc, nâng giá trị đạo đức nhà giáo, đạo đức công vụ...
Kết quả thi đua phải được ghi nhận, trưng dụng và phát huy. Cần phải có thứ bậc của những giá trị thi đua trong việc xét chọn, tuyển dụng hay sắp xếp vị trí việc làm. Có như thế mới kích cầu, mới tiến bộ và mới đáp ứng được xu thế phát triển của thời đại 4.0" - NGƯT Tô Ngọc Sơn nêu quan điểm.
Hiếu Nguyễn
Theo GDTĐ
Bài 1: Xét hay thi giáo viên dạy giỏi Danh hiệu giáo viên dạy giỏi được công nhận hàng năm là niềm tự hào của những nhà giáo nỗ lực phấn đấu. Tuy nhiên, công nhận giáo viên dạy giỏi thế nào để vừa thực chất, vừa tạo động lực cho thầy cô phát triển chuyên môn nghề nghiệp là câu hỏi được đặt ra. Loạt bài của Báo Giáo dục và...