Giáo viên tỉnh Bình Thuận vẫn chưa nhận được tiền dạy trẻ hòa nhập
Không hiểu vì lý do gì các trường học trong tỉnh Bình Thuận lại không được hướng dẫn thực hiện chế độ cho giáo viên dạy trẻ khuyết tật hoà nhập?
LTS: Trong bài viết này, cô giáo Phan Tuyết phản ánh thực tế việc giáo viên tại Bình Thuận chưa nhận được tiền dạy trẻ khuyết tật theo phương thức hoà nhập.
Toà soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Năm 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/2012/NĐ-CP (tháng 10/4/2012) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật quy định về chế độ phụ cấp, chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.
Tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật quy định về chế độ phụ cấp, chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật như sau:
1. Các đối tượng sau đây được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 61/2006/ NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn:
a) Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trực tiếp giảng dạy, quản lý người khuyết tật theo phương thức giáo dục chuyên biệt trong cơ sở giáo dục chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập;
b) Nhà giáo trực tiếp giảng dạy người khuyết tật theo phương thức giáo dục chuyên biệt trong các cơ sở giáo dục không thuộc điểm a khoản này.
Một lớp học dành cho trẻ em khuyết tật. Ảnh: Báo Thanh tra.
2. Nhà giáo trực tiếp giảng dạy người khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập không thuộc quy định tại Khoản 1 điều này được hưởng phụ cấp ưu đãi như sau:
Video đang HOT
Phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật = Tiền lương 1 giờ dạy của giáo viên x 0,2 x Tổng số giờ thực tế giảng dạy ở lớp có người khuyết tật.
Cứ theo Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định thì tất cả giáo viên ở các trường phổ thông đang giảng dạy có học sinh khuyết tật đều được hưởng chế độ ưu đãi này từ năm 2012.
Chỉ tính riêng một huyện thị, số trường học từ bậc mầm non đến trung học cơ sở có dạy trẻ khuyết tật hòa nhập cũng lên tới vài chục trường.
Nếu tính tiền phụ cấp phải chi trả cho giáo viên kể từ ngày ban hành nghị định thì con số này không hề nhỏ.
Thế nhưng không hiểu vì lý do gì các trường học trong tỉnh Bình Thuận lại không được hướng dẫn thực hiện chế độ này cho giáo viên?
Điều này đã gây ra sự thiệt thòi về vật chất rất lớn cho các thầy cô giáo, các cán bộ quản lý…
Trả lời về những thắc mắc này, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận cho biết:
“Bình Thuận đã và đang thực hiện Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật, cụ thể:
Nếu các trường không phải là chuyên biệt mà có học sinh khuyết tật theo học, để được hưởng phụ cấp đối với người dạy học cho trẻ khuyết tật theo khoản 2 Điều 7 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP, giáo viên dạy trẻ khuyết tật cần kiểm tra, hướng dẫn cho phụ huynh học sinh, củng cố, cung cấp hồ sơ theo các quy định tại các điều tại Chương 4 “Bảo trợ xã hội” của Nghị số 28/2012/NĐ-CP.
Sau khi có đầy đủ hồ sơ, giáo viên báo cáo nhà trường để tổng hợp, báo cáo các cấp thẩm quyền xem xét, giải quyết”.
Thế nhưng đến nay năm học cũ đã qua, năm học mới đã bắt đầu nhưng vẫn chưa thấy các trường hướng dẫn cho giáo viên làm hồ sơ để truy nhận tiền.
Hỏi trường được trả lời chưa có hướng dẫn cụ thể từ cấp trên. Sợ rằng nó lại bị lãng quên như nhiều năm học trước.
Giáo viên chúng tôi đề nghị sẽ nhận được hồi đáp từ các cơ quan có thẩm quyền để những thầy cô đã bỏ sức giảng dạy trẻ khuyết tật hòa nhập trong những năm qua được hưởng chế độ mà lẽ ra họ xứng đáng nhận được.
Theo giaoduc.net.vn
9 giáo viên Nghệ An sẽ tham gia Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc
Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2018 sẽ diễn ra từ ngày 13 đến ngày 21/9/2018 tại Thủ đô Hà Nội. Nghệ An sẽ có 9 giáo viên tham gia.
Tham gia Hội giảng lần này, có 56/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Có 370 giáo viên thuộc 90 nghề, đang giảng dạy tại hàng trăm cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên toàn quốc sẽ tham gia tranh tài.
Nghệ An có 9 giáo viên tham gia với các nghề: Công nghệ ô tô; Kỹ thuật chế biến món ăn; Hàn; Công nghệ Kỹ thuật cơ khí và Điện công nghiệp.
Giờ thực hành của sinh viên Trường Cao đẳng KTCN Việt Nam - Hàn Quốc. Ảnh: tư liệu
Các giáo viên sẽ tham gia thuyết trình bài giảng của mình và sẽ được đánh giá ở các nội dung: chuẩn bị hồ sơ, đồ dùng, thiết bị giảng dạy, mức độ phù hợp giữa mục đích, yêu cầu với nội dung bài giảng.
Đồng thời giáo viên cần tiến hành bài giảng phải phù hợp với trình độ học sinh, khối lượng kiến thức đưa ra trong một tiết giảng, bảo đảm độ chính xác, khoa học gắn với thực tiễn, trình bày logic. Giáo viên cũng cần xử lý tốt mọi tình huống sư phạm; đặc biệt phát huy tính tích cực của học sinh, sinh viên, gây hứng thú cho người học.
Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần nhằm đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt; khuyến khích nhà giáo giáo dục nghề nghiệp học tập, rèn luyện để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; phấn đấu có đủ năng lực dạy học tích hợp đáp ứng yêu cầu đào tạo nghề theo năng lực thực hiện; phát hiện các phương pháp giảng dạy, thiết bị, đồ dùng dạy học có hiệu quả cao; đánh giá năng lực giảng dạy thực chất của đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp, trên cơ sở đó giúp các cấp quản lý xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.
9 giáo viên tham gia hội giảng Giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2018:
1. Thầy Nguyễn Thành Nhân - Trường Cao đẳng Việt Đức tham gia trình giảng nghề Công nghệ Kỹ thuật cơ khí, thuộc tiểu ban động lực
2. Thầy Nguyễn Công Đại - Trường Cao đẳng Việt Đức tham gia trình giảng nghề Hàn, thuộc tiểu ban kỹ thuật hàn
3. Thầy Nguyễn Anh Tuấn - Trường Cao đẳng Kỹ thuật công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc, tham gia trình giảng nghề Hàn, thuộc tiểu ban kỹ thuật hàn
4. Cô Nguyễn Thị Bích Ngọc - Trường Cao đẳng Du lịch - Thương mại, tham gia trình giảng nghề Kỹ thuật chế biến món ăn, thuộc tiểu ban Du lịch nhà hàng, khách sạn
5. Thầy Nguyễn Hữu Chỉnh - Trường Cao đẳng nghề Số 4 - Bộ Quốc phòng, trình giảng nghề Công nghệ ô tô, thuộc tiểu ban Động lực
6. Cô Đậu Thị Danh - Trường Cao đẳng nghề Số 4 - Bộ Quốc phòng, trình giảng nghề Điện công nghiệp, thuộc tiểu ban Kỹ thuật điện II.
7.Thầy Đặng Đức Chính - Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương 4, trình giảng nghề Xây dựng cầu đường, thuộc tiểu ban Tổng hợp 1.
8. Thầy Nguyễn Văn Diệu, Trường Trung KT-KT Nghi Lộc, trình giảng nghề Kỹ thuật chế biến món ăn, thuộc tiểu ban Du lịch nhà hàng, khách sạn.
9. Thầy Nguyễn Văn Hưởng, Trường Trung KT-KT Nghi Lộc, trình giảng nghề Hàn, thuộc tiểu ban kỹ thuật hàn.
Thanh Nga
Theo baonghean.vn
Quảng Ngãi: Thi thăng hạng giáo viên bằng hình thức trắc nghiệm trên máy tính Tỉnh Quảng Ngãi sẽ là địa phương đầu tiên trong cả nước sử dụng hình thức trắc nghiệm trên máy tính trong kỳ thi thăng hạng giáo viên được tổ chức vào tháng 10/2018. Theo ông Đoàn Dụng - Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi, kỳ thi thăng hạng giáo viên sẽ được tổ chức vào tháng 10/2018. Kỳ thi do...