Giáo viên tiết lộ bí kíp đạt điểm cao môn Sử vào lớp 10
Hà Nội đã công bố môn thi thứ 4 là Lịch sử trong kỳ tuyển sinh lớp 10 năm nay. Chỉ còn gần 1 tháng nữa là đến ngày thi, thí sinh cần nắm kiến thức trọng tâm để đạt điểm cao ở môn mà thí sinh coi là “khó nhằn” này.
Ảnh minh họa
Năm nay, thí sinh thi môn Lịch sử theo hình thức trắc nghiệm khách quan, thời gian làm bài 60 phút, 40 câu hỏi. Phạm vi kiến thức phân bổ toàn bộ chương trình lớp 9, bao gồm cả phần lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam.
40 câu hỏi trong đề sẽ đề cập đến tất cả chuyên đề, bài học mà học sinh được học ở lớp 9, gồm lịch sử thế giới (giai đoạn 1945-2000) và lịch sử Việt Nam (1919-2000). Trong đó, tỷ lệ câu hỏi về lịch sử Việt Nam chiếm khoảng 70%.
Ôn những vấn đề nào?
Cô Nguyễn Thị Huyền Thảo – giáo viên Lịch sử trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, quận 1, TP.HCM cho rằng, đầu tiên, học sinh đừng quên xem lại nội dung của chương trình giảm tải của Bộ giáo dục ban hành.
Học sinh cần tập trung ôn tập vào các vấn đề cơ bản, nổi bật của chương trình học theo các chủ đề hay giai đoạn phân kỳ để nắm được các đặc điểm và tiến trình của lịch sử. Qua đó thấy được mối liên hệ của lịch sử thế giới, tác động và ảnh hưởng đến lịch sử Việt Nam.
Cô Thảo cũng lưu ý, vì thi theo hình thức trắc nghiệm nên các bạn chịu khó đọc kỹ sách giáo khoa. Đọc và xử lý sách giáo khoa bằng việc gạch chân các sự kiện lịch sử, ý nghĩa và tác động của sự kiện lịch sử..
Ví dụ : Phần lịch sử thế giới, các học sinh nên ôn tập theo chủ đề để hệ thống kiến thức dễ hơn. Có thể phân chía theo nội dung chủ đề, giai đoạn, đặc điểm của các vấn đề lịch sử như Phong trào giải phóng dân tộc (Châu Á, Phi, Mỹ La- tinh) để thấy được những điểm giống và khác nhau. Các bạn có thể trả lời các câu hỏi ở các mức độ: biết, hiểu, vận dụng;…
Sự phát triển của các quốc gia sau chiến tranh thế giới II như : Liên Xô, Trung Quốc, các nước ở khu vực Đông Nam Á, Mỹ, Nhật Bản, các nước tư bản Tây Âu từ 1 để thấy được sự phát triển của các quốc gia sau chiến tranh thế giới với những con đường khác nhau và trả lời cho các câu hỏi về sự phát triển chung và riêng và từ đó thấy được sự khác biệt giữa các quốc gia.
Trật tự thế giới và quan hệ quốc tế từ sau 1945- 1991 và thế giới sau chiến tranh lạnh. Để thấy được sự thay đổi của quan hệ quốc tế và xu thế của chính sách đối ngoại hiện nay của các nước là gì?
Ở phần Lịch sử Việt Nam, cô Thảo cho rằng, các học sinh nên hệ thống theo giai đoạn (1919- 1930), (1930- 1945), (1945- 1954), (1954- 1975) với các vấn đề.
Cụ thể, cô Huyền chỉ ra, học sinh tập trung các sự kiện lịch sử tiêu biểu: Ý nghĩa và tác động của các sự kiện lịch sử đối với Việt Nam; Lập bảng thống kê các phong trào cách mạng, chiến lược chiến tranh, chiến dịch…vv
Ngoài ra, cũng theo cô Thảo, học sinh nên sử dụng lược đồ trong sách để nắm được tiến trình các các chiến dịch, phong trào và hiểu được những trận then chốt trong các chiến dịch và tổng tiến công ….
“Đừng quên lập sơ đồ tư duy để hệ thống các kiến thức đã học”- Cô Thảo nhấn mạnh.
Theo Tiền phong
Ghé thăm Trần Chuyên - Ngôi trường THPT đẹp xinh như những bộ phim lãng mạn kiểu Pháp giữa lòng Sài Gòn
Nếu bạn lỡ một lần đi lạc vào ngôi trường đậm chất điển ảnh như trong mơ này, bạn sẽ tưởng nhầm trước mặt mình là thước phim quay chậm đầy long lanh và mộng mơ như "Alice ở xứ sở thần tiên" thời hiện đại vậy đó.
Trần Chuyên (Aka nickname THPT chuyên Trần Đại Nghĩa, Quận 1, TP.HCM) là ngôi trường cổ kính của biết bao nhiêu thế hệ cô cậu học trò thời áo trắng cắp sách tới trường, nơi đây còn được mệnh danh là một trong ba ngôi trường chuyên tốt nhất TP.HCM ở thời điểm hiện tại.
Ngôi trường Chuyên Trần Đại Nghĩa đã qua 19 năm được lập, vẫn giữ được nét cổ kính kiểu Pháp như ngày nào.
Trần Chuyên- Ngôi trường đẹp xinh như những bộ phim lãng mạn kiểu Pháp giữa lòng thành phố Sài Gòn. (Nguồn: THPT chuyên Trần Đại Nghĩa)
Tưởng chừng những cảnh đẹp và những dãy hành lang lãng mạn đậm phong cách Pháp này chỉ được các bạn trẻ nhìn thấy qua phim ảnh. Nhưng thực ra hầu hết học sinh Trần Chuyên mỗi sáng khi cắp sách đến trường đều được nhìn thấy những cảnh đẹp đậm chất ngôn tình có một-không-hai này.
Chính vì thế, hầu hết những ai từng học và yêu mến Trần Chuyên mà lại không mang trong mình một chút máu của người nghệ sĩ thì quả là điều không tưởng!
Với không gia lãng mạn đầy hoài niệm dẫn tới các dãy hành lang kiểu Pháp, những chiếc ghế đá nơi đây còn được mệnh danh là "vườn yêu" của biết bao thế hệ học sinh tâm sự, tỏ tình đầy vô tư và hồn nhiên những ngày tuổi trẻ.
Những ô cửa sổ "không kính không phải là không có kính", "theo thời gian trôi kính vỡ đi rồi" kia chính là công cụ hoàn hảo để ngắm crush đấy!
"TRƯỜNG NÀY ĐẸP THẾ!" Trần Chuyên là Lửa Trần Chuyên là Nhà Ngọn lửa cháy cùng mưa Mái nhà ươm cùng nắng.
Nhiều bạn cựu học sinh du học đã nhiều năm, nhưng khi nhìn bộ ảnh này vẫn có sức khơi gợi đầy kỷ niệm ùa về, khiến các bạn phải nhớ về một thời thanh xuân của chính mình.
Đối với học sinh Trần Chuyên, được trở thành một mảnh ghép của trường không phải ai muốn là được, đó là duyên phận mà ra.
CLB Báo Chí - Truyền Thông THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa đã chia sẻ nhân dịp sinh nhật Trần Chuyên Tuổi 19 "Ghế đá sân trường là chuyện của thường ngày, tuổi 19 của Trần Chuyên có chiếc ghế "mẻ" bập bênh độc nhất mới là chuyện đáng kể. Cửa sổ đủ kính đã không còn là chuyện lạ, ngắm Trần Chuyên của tuổi 19 bên cửa kính nhưng không-còn-kính mới trở thành điều đáng nhớ. Nhớ Nhà, nhớ ngay đến mảnh đất "gập ghềnh khó đi". Muốn quên Nhà cũng chẳng dám quên chiếc tủ lớp hôm nào tuy không còn lành lặn."
Có thể nói trong mắt mỗi thế hệ học sinh THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa, ngôi trường ngày nào vẫn đáng yêu như vậy. Từ sân Nguyễn Du, nơi có những ổ gà chỉ cần té thôi mà cũng lãng mạn. Nơi mà nhiều bạn học tại đây cả bảy năm trời nhưng vẫn không tài nào phân biệt được cổng chính và cổng phụ của trường.
"Khuyết điểm" của Trần Chuyên vẫn rất đáng yêu như vậy. Những câu chuyện đáng nhớ về các khuyết điểm ấy độc quyền duy chỉ có tại Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa, tại Nhà của tất cả thế hệ học sinh nơi đây. Nếu có dịp bạn hãy ghé qua ngôi trường nơi đây, để có những bộ ảnh lung linh đúng chuẩn phong cách đầy hoài niệm nhé.
Bạn Thục Phương (Cựu học sinh Chuyên Anh) chia sẻ: "Trần Chuyên đối với mình còn hơn cả là nhà. Dù đã xa trường nhiều năm rồi, nhưng mình vẫn luôn thường quan tâm, chia sẻ những sự kiện nơi đây. Vài hôm qua, bản thân có đi qua cổng trường đó bao nhiêu lần, nhưng mình vẫn không bao giờ quên dừng lại gửi những mộng mơ thời đã cũ. Nơi đó là ngôi nhà thứ hai của mình."
Hàng khung cửa sổ này là nơi đã gửi biết bao nhiêu mộng mơ của các bạn học sinh.
Ngôi trường được mệnh danh là "thành phố" của những khung cửa kính mà không có kính
Nội san Trần Chuyên do Câu lạc bộ Báo Chí - Truyền Thông THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa xuất bản lấy khung cảnh từ chính khung cửa mái vòm kiểu Pháp đầy lãng mạn.
Dãy ghế đá ở sân Nguyễn Du
Theo Helino
Dạy học bằng dự án: Đánh thức cảm hứng văn chương Cô giáo Đoàn Thị Hải Lý, Tổ trưởng Tổ Ngữ văn, Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa (TPHCM) là một trong số những giáo viên đầu tiên của trường vận dụng dạy học bằng dự án trong các bài giảng môn Văn. Cô giáo Đoàn Thị Hải Lý với học sinh lớp 12 Trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa Ảnh: TG Thành công...