Giáo viên thi đua sáng tạo dạy học Chương trình mới

Theo dõi VGT trên

Giờ học với những bài giảng sáng tạo theo Chương trình GDPT 2018 diễn ra sôi nổi ở Trường THPT Ngô Sĩ Liên (Bắc Giang).

Giáo viên thi đua sáng tạo dạy học Chương trình mới - Hình 1

Học sinh thuyết trình trong giờ Giáo dục địa phương môn Lịch sử.

Giúp học sinh làm chủ kiến thức

Vào những ngày này, ngành GD&ĐT cả nước ra sức thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 40 năm Ngày nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2022). Trong không khí thi đua sôi nổi ấy, thầy và trò trường THPT Ngô Sĩ Liên nói chung và các cô giáo Tổ Xã hội nói riêng vẫn đang miệt mài bên những trang giáo án, tiếp tục trau dồi, bồi dưỡng kiến thức, phát huy năng lực. Đặc biệt là thi đua dạy học một cách sáng tạo chương trình, SGK mới để góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2022-2023.

Đổi mới giáo dục với mục tiêu giúp học sinh làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời. Chương trình GDPT 2018 giúp học sinh có định hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn đẹp, sống ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất nước và nhân loại.

Bởi vậy, ngay từ khi chuẩn bị vào năm học, thực hiện kế hoạch và sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT Bắc Giang, Trường THPT Ngô Sĩ Liên đã lập danh sách đội ngũ giáo viên tham gia các lớp tập huấn SGK mới. Hầu hết các cô giáo của Tổ xã hội đều tham gia đầy đủ các buổi tập huấn nhằm tiếp cận chủ trương, kế hoạch và nội dung sách giáo khoa mới một cách kịp thời và chủ động. Các thầy cô đã tích cực tìm hiểu kĩ về mục tiêu của chương trình mới, lựa chọn bộ sách Cánh Diều của Nhà xuất bản Giáo dục; bồi dưỡng chuyên môn, thực hiện cụ thể phân phối chương trình để bắt kịp chương trình đổi mới.

Trong mỗi bài giảng của mình, các cô giáo Tổ xã hội đều tập trung vào việc hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi (tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, tự giải quyết vấn đề và sáng tạo) cùng những năng lực đặc thù khác của bộ môn.

Giáo viên thi đua sáng tạo dạy học Chương trình mới - Hình 2

Học sinh thảo luận, trao đổi trong giờ học Địa lý.

Tổ Xã hội đã bố trí các tiết dự giờ, thanh tra để giúp giáo viên tích cực đổi mới phương pháp, kĩ thuật dạy học và phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh. Qua đó, giúp các em phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản. Với Tổ xã hội, giáo viên tập trung vào các giờ Địa lý, Giáo dục địa phương, Lịch sử, Kinh tế và pháp luật theo chương trình, SGK mới ở lớp 10. Dù không tránh khỏi nhiều bỡ ngỡ và lo lắng, song với tinh thần chủ động, sáng tạo nên các giờ dạy học đã diễn ra rất sôi nổi.

Sáng tạo trong bài giảng

Điển hình như trong giờ dạy Địa lý lớp 10A11 (Trường THPT Ngô Sĩ Liên), với bài học “Ngoại lực”, cô giáo Chu Thị Phương Lan đã giao nhiệm vụ cho các em học sinh chuẩn bị bài theo nhóm. Còn học sinh tích cực, chủ động tìm tòi kiến thức, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm và lên báo cáo thuyết trình. Với bài học này, giáo viên đóng vai trò là người định hướng, chỉ dẫn và chốt kiến thức; dạy học tích hợp và thông qua hoạt động tích cực của người học.

Giáo viên thi đua sáng tạo dạy học Chương trình mới - Hình 3

Video đang HOT

Học sinh lớp 10A11 trong giờ Địa lý của cô giáo Chu Thị Phương Lan.

Giờ học diễn ra trong sự hào hứng, vui tươi và hấp dẫn từ phía giáo viên giảng dạy, giáo viên dự giờ và học sinh. Qua đó, giúp các em phát triển các phẩm chất, năng lực đặc thù như năng lực công nghệ, tự chủ và tự học, giải quyết vấn đề và sáng tạo…, biết vận dụng phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh tri thức và các kỹ năng nền tảng.

Còn tại lớp 10A8, những giờ Giáo dục địa phương, Lịch sử luôn là những tiết học được mong đợi của các em học sinh. Cô Ngô Thị Mai Chi – giáo viên Lịch sử (Trường THPT Ngô Sĩ Liên) đã giao nhiệm vụ cho các nhóm theo nội dung chuẩn bị như: báo cáo sản phẩm những di sản tiêu biểu của Bắc Giang như Đền Ngọc Lâm (TP Bắc Giang), Đền Hả ( Lục Ngạn), khu di tích chiến thắng Xương Giang (TP Bắc Giang), khu di tích Khởi nghĩa Yên Thế, Chùa Vĩnh Nghiêm…

Nhận nhiệm vụ, mỗi nhóm học sinh đều tích cực chủ động chuẩn bị nội dung thuyết trình theo cấu trúc bài trên các phần mềm như PowerPoint, Canva… và dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Đặc biệt, nhiều nhóm còn lên tận thực địa để quay, ghi hình và tìm tư liệu phục vụ cho giờ học. Mỗi tiết học, học sinh được trình bày, thảo luận và phản biện. Qua đó giúp học sinh nắm chắc kiến thức và am hiểu về những di sản của địa phương. Cùng với đó, củng cố lòng tự hào và tình yêu quê hương cùng ý thức giữ gìn di sản của học sinh.

Phong trào thi đua “dạy tốt, học tốt” vẫn đang diễn ra sôi nổi trong từng giờ học, bài học dưới mái trường THPT Ngô Sĩ Liên. Đặc biệt trong tháng 11, với các hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam, các thầy cô và học sinh vẫn đang hăng say trong mọi giờ dạy với hy vọng và quyết tâm thực hiện chương trình GDPT 2018 đạt hiệu quả cao nhất.

Trực tiếp đứng lớp giảng dạy bộ môn Lịch sử và phần Giáo dục địa phương, cô Ngô Thị Mai Chi và đồng nghiệp luôn chủ động tiếp cận các phương pháp và kĩ năng dạy học mới như dạy học phân hóa, dạy học tích hợp và dạy học thông qua hoạt động tích cực của người học.

Đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ các em học sinh về các tư liệu học tập, thuyết trình báo cáo sản phẩm, dự giờ học hỏi đồng nghiệp. Giáo viên quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2022-2023, nối tiếp những trang vàng truyền thống của trường THPT Ngô Sĩ Liên.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: 'Chúng tôi nắm tất cả mọi thứ, trừ hai thứ...'

Theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, về vấn đề tài chính và giáo viên, Bộ này cũng chỉ với tư cách là người luôn luôn đi kiến nghị, đề xuất.

Ngày 19-10, tại tỉnh Bắc Ninh, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 4.

Tại phiên họp, một số vấn đề thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo được các thành viên Ủy ban nêu ý kiến trao đổi, gồm: Việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018; thừa - thiếu giáo viên, tuyển dụng, sử dụng giáo viên tại địa phương; sách giáo khoa phổ thông; sáp nhập trường lớp; tự chủ đại học....

Luôn đi kiến nghị, đề xuất

Cũng tại đây, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết: "Chúng tôi nắm tất cả mọi thứ, trừ hai thứ, là giáo viên và tài chính. Cả hai vấn điều này, chúng tôi không khác gì mấy với tư cách là người luôn luôn đi kiến nghị, đề xuất".

Về lực lượng giáo viên, ông Sơn cho biết, về ngành dọc là Bộ Nội vụ quản lý, sau vài năm tha thiết đi xin, đã xin thêm được hơn 65.000 biên chế cho ngành giáo dục từ nay đến năm 2025.

Trong khi đó, năm nay dự kiến sẽ tuyển 27.850 giáo viên thì hai năm vừa rồi đã có gần 29.000 giáo viên bỏ việc.

"Không những thế, nhiều địa phương còn không dám tuyển, để dành chỉ tiêu trừ đi các suất giảm biên chế vì nhỡ tuyển rồi lại phải giảm thì biết trừ vào ai, cho nên thôi giao cho em ít chỉ tiêu em để đấy để em trừ dần thế là xong...Thế thì chúng ta phải làm thế nào đây", ông Sơn bày tỏ.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Chúng tôi nắm tất cả mọi thứ, trừ hai thứ... - Hình 1

Toàn cảnh buổi họp. Ảnh CTV

Về mặt tài chính, ông Sơn đề nghị phải nhìn nhận một cách sòng phẳng, khi triển khai chương trình GDPT 2018 ghi rõ trách nhiệm đảm bảo các điều kiện để triển khai đến chủ tịch UBNB các tỉnh, thành phố.

Cần có trường, lớp, có trang thiết bị, dụng cụ dạy học; đủ giáo viên, còn giáo viên trình độ như thế nào thì ngành GD&ĐT lo.

Các tỉnh, thành phải tính toán cần bao nhiêu tiền để mua sắm trang thiết bị. Nếu ngân sách địa phương cân đối được thì cân đối, nếu không thì phải đề nghị Trung ương hỗ trợ.

Nhưng hàng năm các địa phương làm việc với Trung ương về ngân sách Bộ GD&ĐT không được biết, kiến nghị cũng không được, việc các tỉnh làm việc với Bộ Tài chính và các cơ quan phê duyệt ngành GD-ĐT không biết được là tiền ấy phân bổ như thế nào, nơi nào thiếu nơi nào thừa.

"Cho nên, không thể nói Bộ GD&ĐT lấy tiền đi mua cái máy tính cho địa phương để làm phòng học tin học được. Chúng tôi chỉ luôn luôn lưu ý, tha thiết yêu cầu các địa phương chuẩn bị cho việc này và phải giám sát.

Do vậy, mong Quốc hội khi giám sát việc thực hiện Chương trình GDPT 2018 các địa phương phải đảm bảo cho được nguồn lực về tài chính, đã kêu đến nơi đến chốn chưa"- ông Sơn đề nghị.

Về vấn đề SGK, ông Sơn cho biết, có ý kiến cho rằng vẫn còn có sạn hay chất lượng thẩm định.... Bộ GD&ĐT sẽ tiếp thu và sẽ còn tiếp tục làm nhiều nữa để gia tăng chất lượng của sách.

Nhưng ông Sơn khẳng định, Bộ không thể chỉ huy được hiệu sách trong khâu phát hành, chỉ yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh phải làm thế nào để điều phối sách đến được với các trường theo nhu cầu của họ.

"Không thể nói hiệu sách này mang các cuốn sách a, b, c xuống trường kia. Mà chỉ báo cáo các tỉnh rằng, các trường phổ thông chỗ này đã có, chỗ kia chưa... thì chúng tôi chỉ có thể khẩn khoản, nài nỉ chủ tịch UBND tỉnh hãy điều phối ngay việc đó để sách tới được với học sinh.

Nói vậy không phải là thoái thác trách nhiệm, mà ở đây là cùng nhau tăng cường trách nhiệm..."- ông Sơn nói.

Kỳ vọng về chương trình phổ thông mới nhưng thiếu mọi thứ

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng: "Chúng ta đặt kỳ vọng vào Chương trình GDPT mới giải quyết được mọi thứ trong khi chúng ta thiếu mọi thứ. Nó là sự thật!

Các chuẩn về trường học, giáo viên, cơ sở vật chất... để đảm bảo được chất lượng cao, cái chuẩn phải theo thông lệ.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Chúng tôi nắm tất cả mọi thứ, trừ hai thứ... - Hình 2

Ông Nguyễn Kim Sơn. Ảnh CTV

Ví dụ: Chuẩn của giáo viên, đối với các nước của Khối EU thì 15 học sinh phải có 2 giáo viên. Việt Nam còn rất lâu mới đạt được như vậy, nhưng phải đặt ra một cái chuẩn, cái chuẩn này có thể tổn hại đến "thành tích" của các địa phương.

Một số ý kiến cho rằng cần hạ thấp chuẩn xuống để các đơn vị khi tính thành tích đỡ tổn hao.

Theo ông Sơn, đặt ra chuẩn để các nơi cố gắng, yêu cầu các địa phương và nhà nước đầu tư để đạt chuẩn chứ không phải làm đẹp lòng nhau, đẹp thành tích. Thế nhưng lại có người đề nghị hạ chuẩn xuống để địa phương đạt được chuẩn. Đó mới là bệnh thành tích.

"Các cháu muốn được chăm sóc chu đáo thì phải đủ giáo viên, nơi nào chưa đạt thì phải cố gắng đạt chứ không phải làm đẹp lòng nhau mà hạ xuống.

Nếu đổi mới mà cả triệu giáo viên đều thấy hạnh phúc, sớm chiều không kêu ca gì, đổi mới mà không ai cảm thấy áp lực thì liệu có hay không? Giáo viên mà không có áp lực trước đổi mới thì chúng ta không kỳ vọng con em có gì mới", ông Sơn nói.

Phiên họp cũng xem xét 4 báo cáo kết quả khảo sát chuyên đề:

Việc thực hiện chính sách, pháp luật về tự chủ đại học và bảo đảm chất lượng giáo dục đại học;

Việc thực hiện chính sách, pháp luật về giáo dục nghề nghiệp;

Việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với giáo dục mầm non tại các khu công nghiệp, khu chế xuất;

Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phòng chống đuối nước trẻ em (giai đoạn 2016-2021).

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tai nạn giao thông, cô gái vừa tốt nghiệp đại học ở Hải Dương tử vong tối mồng 3 TếtTai nạn giao thông, cô gái vừa tốt nghiệp đại học ở Hải Dương tử vong tối mồng 3 Tết
14:27:18 01/02/2025
4 chị em sinh tư tuổi Tỵ - con gái của nguyên Phó giám đốc bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM: Tết đi đến đâu là rộn ràng, niềm vui như nhân 34 chị em sinh tư tuổi Tỵ - con gái của nguyên Phó giám đốc bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM: Tết đi đến đâu là rộn ràng, niềm vui như nhân 3
14:28:48 01/02/2025
Máy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vongMáy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vong
16:28:16 01/02/2025
Đoàn Văn Hậu đưa vợ con về Hà Nội tết ngoại, thái độ của em trai Doãn Hải My với anh rể gây chú ýĐoàn Văn Hậu đưa vợ con về Hà Nội tết ngoại, thái độ của em trai Doãn Hải My với anh rể gây chú ý
14:36:54 01/02/2025
4 ô tô tông liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, ùn tắc kéo dài4 ô tô tông liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, ùn tắc kéo dài
15:13:39 01/02/2025
Sốc: Song Ji Hyo và "Thái tử" Joo Ji Hoon bị khui chuyện sống chung, còn luôn mang theo món đồ đặc biệt?Sốc: Song Ji Hyo và "Thái tử" Joo Ji Hoon bị khui chuyện sống chung, còn luôn mang theo món đồ đặc biệt?
18:15:23 01/02/2025
Kim Hye Soo rời khỏi giải thưởng Rồng Xanh để tránh phải nhịn đóiKim Hye Soo rời khỏi giải thưởng Rồng Xanh để tránh phải nhịn đói
17:56:14 01/02/2025
Tổng quan vận mệnh 12 con giáp năm 2025: Con giáp này có vận đỏ như son, đón tài lộc tới tấpTổng quan vận mệnh 12 con giáp năm 2025: Con giáp này có vận đỏ như son, đón tài lộc tới tấp
15:20:44 01/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Lisa (BLACKPINK) đăng ảnh hẹn hò bạn trai CEO ở Anh, động thái "nửa kín nửa hở" khiến MXH bùng nổ

Lisa (BLACKPINK) đăng ảnh hẹn hò bạn trai CEO ở Anh, động thái "nửa kín nửa hở" khiến MXH bùng nổ

Sao châu á

19:04:25 01/02/2025
Sáng 1/2, cộng đồng mạng châu Á dậy sóng khi Lisa (BLACKPINK) bất ngờ chia sẻ lên story Instagram hình ảnh vào hôm hẹn hò bạn trai - CEO Frédéric Arnault
Tai nạn liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, giao thông ùn tắc

Tai nạn liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, giao thông ùn tắc

Tin nổi bật

19:03:32 01/02/2025
Tại hiện trường, các phương tiện đều bị hư hỏng nặng phần đầu và đuôi. Mảnh vỡ văng tung tóe trên mặt đường, may mắn vụ việc không gây thương vong về người.
Sướng nhất Jimmy - Jenny, được ba mẹ cho sang hẳn Dubai chào Tết, nhưng Phương Oanh cũng không lường được việc mệt mỏi này!

Sướng nhất Jimmy - Jenny, được ba mẹ cho sang hẳn Dubai chào Tết, nhưng Phương Oanh cũng không lường được việc mệt mỏi này!

Sao việt

19:00:59 01/02/2025
Còn mùng là còn Tết, nhân dịp đầu năm mới, cặp song sinh nhà shark Bình đang được đi du Xuân ở một nơi rất xa cùng bố mẹ.
Yến Xuân làm một điều này phía sau lưng mẹ Đặng Văn Lâm để lộ luôn mối quan hệ thông gia giữa hai gia đình

Yến Xuân làm một điều này phía sau lưng mẹ Đặng Văn Lâm để lộ luôn mối quan hệ thông gia giữa hai gia đình

Sao thể thao

18:55:10 01/02/2025
Yến Xuân có năm đầu tiên ăn Tết nhà chồng khi chính thức trở thành vợ của Văn Lâm. Sau khi đón giao thừa, đi chơi nhà nội cả gia đình Văn Lâm cùng về nhà Yến Xuân chúc Tết.
Đại án Vạn Thịnh Phát: Bản án nghiêm khắc cho sự tha hóa quyền lực

Đại án Vạn Thịnh Phát: Bản án nghiêm khắc cho sự tha hóa quyền lực

Pháp luật

18:11:29 01/02/2025
Điều này cho thấy quyết tâm mạnh mẽ của Nhà nước trong việc làm trong sạch môi trường kinh doanh và bảo vệ sự ổn định của nền kinh tế.
Đức dự kiến cấp chế độ nghỉ thai sản cho phụ nữ sảy thai

Đức dự kiến cấp chế độ nghỉ thai sản cho phụ nữ sảy thai

Thế giới

18:05:24 01/02/2025
Với quy định mới, phụ nữ bị sảy thai sau tuần thứ 13 của thai kỳ sẽ có thể lựa chọn nghỉ thai sản. Tuy nhiên, họ không bắt buộc phải nghỉ nếu không muốn.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 1.2.2025

Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 1.2.2025

Trắc nghiệm

16:43:26 01/02/2025
Hôm nay là một ngày khá thuận lợi cho người tuổi Tý. Bạn có thể nhận được một tin vui bất ngờ từ gia đình hoặc bạn bè. Nếu đang có kế hoạch du xuân, hãy chú ý đến an toàn khi di chuyển.
Tại sao bức ảnh về những đôi dép bừa bộn lại trở nên nổi tiếng nhất Tết 2025?

Tại sao bức ảnh về những đôi dép bừa bộn lại trở nên nổi tiếng nhất Tết 2025?

Netizen

14:26:49 01/02/2025
Với nhiều người, Tết là dịp đoàn viên, sum họp. Trong những ngày này, hình ảnh gia đình quây quần gói bánh chưng, bánh tét; đi chúc Tết, nhận lì xì,... ngập tràn trên mạng xã hội.
Chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý cho phụ nữ giảm cân dịp Tết

Chế độ dinh dưỡng, tập luyện hợp lý cho phụ nữ giảm cân dịp Tết

Sức khỏe

12:53:08 01/02/2025
Bác sĩ Nguyễn Đức Thành, Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, các nghiên cứu cho thấy rằng: nếu ta ngưng việc tập luyện mà ta vẫn làm thường lệ thì cơ thể sẽ trở nên suy yếu ngay chỉ sau một vài tuần.
'Cấp cứu' làn da ngày Tết, chị em ghi nhớ 4 điều này

'Cấp cứu' làn da ngày Tết, chị em ghi nhớ 4 điều này

Làm đẹp

12:39:20 01/02/2025
Nếu có tắm biển hoặc hồ bơi, nên chọn loại kem có thêm tính chống nước. Bên cạnh đó, nên che chắn bằng khẩu trang, kính mát, nón rộng vành khi đi ra ngoài trời.