Giáo viên thấy rõ ràng 3 môn dồn vào 1 sách, vẫn 3 người dạy nhưng rắc rối hơn

Theo dõi VGT trên

Cả 2 sách được xem như có các phần riêng biệt nhau, phần của môn nào của chủ biên môn đó soạn độc lập, phần của giáo viên nào sẽ do môn đó dạy độc lập.

Việc ở bậc trung học cơ sở chuẩn bị dạy theo chương trình mới theo hình thức cuốn chiếu, bắt đầu từ lớp 6 ở năm học 2021-2022 trong đó xuất hiện 2 môn mới gọi là môn “tích hợp” là môn Khoa học tự nhiên (gom 3 môn Lý, Hóa, Sinh), môn Sử và Địa (gom môn Sử, Địa).

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Mai Sỹ Tuấn, Chủ biên chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên, Tổng chủ biên sách giáo khoa Khoa học tự nhiên lớp 6 bộ Cánh Diều cho biết, Khoa học tự nhiên là 1 môn học mới, không phải 3 môn dồn 1. Theo ông, nhiều người quan niệm môn Khoa học tự nhiên là sự cộng vào cơ học của 3 môn Vật lý, Hóa học, Sinh học, là sai.

Bên cạnh đó, môn Sử và Địa cũng là một môn học mới, chứ không phải 2 môn Sử và Địa dồn lại.

Ông Chủ biên chương trình môn Khoa học tự nhiên đã nói đây là một môn học, tức là tiến tới sẽ do một người dạy, nó là môn “tích hợp” không phải là 3 môn dồn lại nhưng là một giáo viên đang đứng lớp bậc trung học cơ sở, tôi thấy việc gọi 2 môn trên là môn “tích hợp” có phần khiên cưỡng, bất hợp lý.

Tích hợp là gì?

Về từ nguyên, tích hợp (Integration) có nguồn gốc từ tiếng La-tinh với nghĩa là xác lập cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất trên cơ sở các bộ phận riêng lẻ, tức là kết hợp các phần, các bộ phận với nhau trong một tổng thể.

Trong lĩnh vực khoa học giáo dục, khái niệm tích hợp dùng để chỉ tư tưởng giáo dục toàn diện, làm cho con người phát triển hài hòa, cân đối.

Trong dạy học ở bậc phổ thông, tích hợp được hiểu là sự tổ hợp theo một cách thức nào đấy một số nội dung cần thiết cho việc hình thành, phát triển năng lực người học thành một môn học mới; hoặc tạo môn học mới từ một số nội dung của các môn học khác; hay có thể lồng ghép thêm các nội dung cần thiết vào nội dung vốn có của môn học…

Dạy học tích hợp được hiểu là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức, hướng dẫn sao cho học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng đã có thuộc các lĩnh vực để giải quyết được nhiệm vụ học tập và qua đó mà hình thành kiến thức, kỹ năng mới.

Môn Lịch sử và Địa lý, môn Khoa học tự nhiên khó có thể gọi là môn tích hợp

Tôi xin được phân tích các sách giáo khoa của bộ sách Cánh diều, ở môn Lịch sử và Địa lý, sách giáo khoa mới lớp 6 chia thành 2 phần rõ rệt Phần I là Lịch sử, Phần II là Địa lý.

Giáo viên thấy rõ ràng 3 môn dồn vào 1 sách, vẫn 3 người dạy nhưng rắc rối hơn - Hình 1

Mục lục sách giáo khoa Sử và Địa 6 – bộ sách Cánh diều

Như vậy, thấy rất rõ là ở học kỳ I giáo viên môn Sử dạy, học kỳ II giáo viên môn Địa dạy, như thế tích hợp chỗ nào?

Còn ở môn Khoa học tự nhiên thì cũng gần giống như vậy. Tuy nhiên do gom 3 môn, 3 phần vào một cuốn sách nên sẽ phức tạp hơn nhiều.

Cụ thể ở môn Khoa học tự nhiên 6 gồm 5 phần:

Phần I: Giới thiệu môn Khoa học tự nhiên và các phép đo (Giáo viên vật lý dạy)

Video đang HOT

Phần II: Chất và sự biến đổi chất (Giáo viên Hóa học dạy)

Phần III: Vật sống (Giáo viên Sinh học dạy)

Phần IV: Năng lượng và sự biến đối (Giáo viên Vật lý dạy)

Phần V: Trái đất và bầu trời (Giáo viên Vật lý dạy)

Giáo viên thấy rõ ràng 3 môn dồn vào 1 sách, vẫn 3 người dạy nhưng rắc rối hơn - Hình 2

Mục lục sách giáo khoa môn Khoa học tự nhiên 6 – bộ sách Cánh diều

Như vậy rõ ràng là cả 2 sách được xem như có các phần riêng biệt nhau, phần của môn nào của chủ biên môn đó soạn độc lập, phần của giáo viên nào sẽ do môn đó dạy độc lập.

Nhưng tất cả lại gom vào một quyển sách rồi lại đặt tên là sách “tích hợp” là vô cùng khiên cưỡng, làm phức tạp một vấn đề đơn giản.

2, 3 thầy 1 sách hay 1 thầy 1 sách đều rất phức tạp

Xin được nói thẳng sau khi sách giáo khoa được công khai trên diễn đàn mạng thì hy vọng về môn “tích hợp” mang lại hiệu ứng tích cực, tích hợp để giải quyết vấn đề chung theo đúng tinh thần định hướng về dạy tích hợp theo quan điểm cá nhân người viết, đã sụp đổ.

Tôi cho rằng sẽ rất khó để triển khai thực hiện, sẽ không có thầy, cô giáo giỏi môn “tích hợp” thì đương nhiên sẽ không có trò giỏi về “tích hợp”, sẽ rất khó để môn “tích hợp” thành công.

Nếu 2, 3 thầy cô cùng dạy 1 sách thì phân công thời khóa biểu như thế nào? Đối với môn Lịch sử và Địa lý chia thành 2 phần theo 2 học kỳ còn tương đối dễ sắp xếp, nhưng môn Khoa học tự nhiên thì vô cùng rối rắm, phức tạp.

Rồi ai cho điểm, chấm điểm, ráp điểm, vào điểm trong sổ, phần mềm, cộng điểm, ai sẽ ra đề, ráp đề, thẩm định đề,… ai sẽ chịu trách nhiệm về “môn mới”, rồi nếu học sinh thi lại thì sẽ phải thi lại của cả 3 môn hay 1 môn,…

Nếu 3 thầy mà dạy cùng một sách, nếu không khéo sẽ xảy ra tranh chấp, cãi nhau mà không đi đến hồi kết, gây mất đoàn kết nội bộ,… Ban giám hiệu sẽ vô cùng khó khăn khi phân công, sắp xếp, hòa giải xung đột giữa 3 thầy cô cùng dạy “1 môn” Khoa học tự nhiên.

Một điều nữa là 3 môn Lý, Hóa, Sinh hiện hành là 3 môn khoa học riêng biệt, có tính liên thông, hệ thống, nếu muốn học sinh giỏi thì phải học từng ngày, từng buổi, đào sâu kiến thức theo hướng “văn ôn, võ luyện”.

Trong khi đó ở môn Khoa học tự nhiên sắp xếp phần I học sinh học Vật lý (4 tiết mỗi tuần), rồi sau đó vài chục tiết bỏ hẳn Vật mà nhảy sang phần II học Hóa học, sau đó nhảy qua phần Sinh học.

Khi học đến phần Sinh học với 4 tiết mỗi tuần, học sinh đã không còn kiến thức gì của phần Vật lý và Hóa học nữa, như vậy chắc chắn học sinh sẽ học yếu hơn, kiến thức khó mà có thể đào sâu.

Còn việc học 1 thầy dạy 1 sách với 2, 3 phân môn là điều viển vông, xa rời thực tiễn, không phù hợp với giáo viên Việt Nam, cả nước này rất khó tìm giáo viên mà giỏi cả 3 môn rất khó Lý, Hóa, Sinh để dạy được môn Khoa học tự nhiên từ lớp 6, 7, 8, 9.

Hiện nay, một số trường đại học đã đào tạo sinh viên sư phạm môn Khoa học tự nhiên, tuy nhiên tôi cho rằng các em đó còn lâu mới có thể đáp ứng được nhu cầu giảng dạy, mà trình độ các em có đáp ứng được hay không vẫn là một dấu hỏi lớn?

Còn hiện nay tại các trường học, cho dù có học kiểu gì, đào tạo kiểu gì thì không có ai có thể dạy tốt môn Khoa học tự nhiên, tôi nói là dạy tốt chứ không phải dạy được.

Dạy được là dạy kiểu cầm sách có gì dạy đó, học sinh hiểu hay không mặc kệ thì có thể dạy được, dạy tốt là phải hiểu kiến thức chuyên sâu, dẫn dắt học sinh đi đến hình thành kiến thức một cách khoa học, sâu rộng là điều tôi tin hiện nay khó ai có thể làm được.

Với cách thiết kế sách như hiện nay với các lý do như trên, 2 “môn mới” là Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý khó có thể gọi là môn “tích hợp”.

Một lần nữa, bộ môn Khoa học tự nhiên tôi thấy vô cùng phức tạp, rắc rối, rất khó có thể đáp ứng được kỳ vọng của giáo viên, học sinh và nhân dân, rất mong Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu cẩn thận và có giải pháp phù hợp.

(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.

Bộ nên tạm dừng triển khai chương trình mới ở lớp 2 và lớp 6 trong năm học tới

Lớp 6 có thêm 2 môn học tích hợp, giáo viên thì được đào tạo đơn môn, bây giờ dạy liên môn là điều không hề dễ dàng đối với phần lớn nhà giáo dạy các môn học này.

Theo lộ trình, năm học 2021-2022 thì ngành Giáo dục sẽ triển khai giảng dạy chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 ở lớp 2 và lớp 6 trên cả nước.

Tuy nhiên, nhìn vào sự cố sách giáo khoa lớp 1 ở năm học này nên việc triển khai thực hiện chương trình mới ở lớp 2 và lớp 6 trong năm học tới vẫn còn rất nhiều những băn khoăn. Vì thế, Bộ cần phải có những kịch bản, những phương án khả thi nhất cho năm học tới đây.

Nếu cần thiết, Bộ nên chủ trương đề nghị với Chính phủ xin tạm dừng việc triển khai chương trình mới đối với lớp 2 và lớp 6 để hạn chế tối đa sự rủi ro và tránh gây tốn kém cho xã hội.

Bộ nên tạm dừng triển khai chương trình mới ở lớp 2 và lớp 6 trong năm học tới - Hình 1

Sách Tiếng Việt lớp 1 (Cánh Diều) phải điều chỉnh một số nội dung - (Ảnh: sachcanhdieu.com)

Hãy nhìn từ sự cố sách Cánh Diều

Việc Bộ Giáo dục vừa yêu cầu đơn vị chủ quản sách Cánh Diều điều chỉnh nội dung không phù hợp trong sách giáo khoa Tiếng Việt là một sự cố cực kỳ đáng tiếc và gây lãng phí vô cùng cho xã hội.

Bởi, năm học 2020-2021 này thì số lượng các trường học ở các địa phương sử dụng sách Cánh Diều là rất lớn (gần 40%) so với các bộ sách còn lại.

Theo nguồn trích dẫn của Báo T.iền Phong vào thời điểm tháng 5/2020 đã cho thấy sách Cánh Diều được nhiều địa phương, trường học lựa chọn. Chỉ với hơn 20 tỉnh đầu tiên, các đơn vị làm bộ sách giáo khoa Cánh Diều đã phải chuẩn bị cung ứng tới 3.000.000 bản sách.

Nhiều địa phương có tỉ lệ chọn bộ sách giáo khoa Cánh Diều rất cao: 100% các trường ở tỉnh Long An chọn toàn bộ 9 quyển sách giáo khoa Cánh Diều.

Ở tỉnh Phú Thọ, 100% các trường chọn sách giáo khoa 4 môn: Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội, Giáo dục thể chất.

Tỉnh Thái Nguyên có 100% các trường chọn sách giáo khoa 3 môn: Tiếng Việt, Toán, Tự nhiên và Xã hội. Ở tỉnh Nam Định có 100% các trường chọn sách giáo khoa 2 môn: Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội.

Tỉ lệ chọn sách giáo khoa Cánh Diều tính theo số học sinh ở nhiều tỉnh khác cũng rất cao: Tây Ninh số trường chọn mônTiếng Việt là 99%; T.iền Giang chọn môn Tiếng Việt là 77%; Thái Bình chọn môn Tiếng Việt là 77,4%; Tỉnh Hậu Giang chọn môn Tiếng Việt với tỉ lệ 77%...

Ở các tỉnh Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Vĩnh Long, Phú Yên... tỉ lệ chọn bộ sách giáo khoa Cánh Diều cũng rất cao...".

Như vậy, với việc Bộ yêu cầu phải điều chỉnh nội dung không phù hợp trong sách giáo khoa Tiếng Việt thì 3 đơn vị làm sách Cánh Diều là Nhà xuất bản Đại học Sư phạm, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Đầu tư Xuất bản - Thiết bị giáo dục Việt Nam (VEPIC) tới đây chắc sẽ vất vả rất nhiều.

Sự vất vả không chỉ đơn thuần là việc in ấn những nội dung điều chỉnh mà còn kéo theo sự tốn kém về t.iền bạc, thời gian, công sức.

Việc tốn kém không chỉ đối với các nhà xuất bản mà những địa phương, trường học dạy sách Tiếng Việt (Cánh Diều) còn phải hướng dẫn cho giáo viên "thêm bớt" những đơn vị kiến thức.

Giáo viên lại hướng dẫn cho học sinh những nội dung điều chỉnh mà đối tượng là học sinh lớp 1- đây thực sự là điều không hề dễ dàng chút nào.

Rõ ràng, hậu quả của ngày hôm nay là sự tắc trách của nhiều khâu mà trong đó có sự chủ quan của Bộ, của các tác giả viết sách giáo khoa, các đơn vị xuất bản và hội đồng thẩm định sách giáo khoa.

Nên lùi lại thời gian thực hiện chương trình mới ở lớp 2, lớp 6 là cần thiết

Nếu lùi lại thời gian áp dụng chương trình, sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 ở năm học tới đây có lẽ nó sẽ kéo theo rất nhiều điều phức tạp khi Bộ phải xin chủ trương, giải trình...

Nhưng, dù có khó khăn trong việc này cũng sẽ còn tốt hơn nhiều vì nếu thực hiện chương trình mới đối với lớp 2, lớp 6 ở năm học tới đây cũng rất khó tránh khỏi những hạn chế như lớp 1 ở năm học này.

Bởi vì khâu thực nghiệm chương trình môn học không được nhiều, sách giáo khoa thì càng ít hơn.

Nhiều giáo viên vẫn còn rất lơ mơ đối với chương trình giáo dục phổ thông mới. Giáo viên dưới cơ sở nhiều người hiện nay vẫn chưa rõ về chương trình tổng thể, chương trình môn học bởi lâu nay họ vẫn xem sách giáo khoa là pháp lệnh...

Việc Bộ để các nhà xuất bản tự thực nghiệm, bỏ kinh phí để tập huấn cho giáo viên dù có những ưu điểm là các tác giả viết sách trực tiếp về các địa phương nhưng nó cũng có nhiều hạn chế.

Các nhà xuất bản họ phải đặt lợi nhuận lên trên hết nên khâu tập huấn chưa được nhiều, đó là chưa kể việc nhiều tác giả đến các địa phương dành nhiều thời gian quảng bá cho bộ sách của mình.

Bộ phải xắn tay vào các công việc quan trọng, đặc biệt là khâu dạy thực nghiệm, tập huấn cho giáo viên bởi nói gì thì nói, sang năm học tới đây sẽ khó khăn hơn rất nhiều ở năm học này.

Lớp 6 có thêm 2 môn học tích hợp, giáo viên thì được đào tạo đơn môn, bây giờ dạy liên môn là điều không hề dễ dàng đối với phần lớn nhà giáo dạy các môn học tích hợp.

Nếu chưa chuẩn bị chu đáo mà vẫn thực hiện theo lộ trình thì những hệ lụy sẽ vô cùng lớn. Hàng triệu học sinh phải học đối với một sản phẩm sách giáo khoa mới...mà (nếu như) phải điều chỉnh như sách lớp 1 năm nay thì khó khăn vô cùng.

Vì thế, dù lộ trình dạy chương trình lớp 2, lớp 6 có chậm lại 1 năm thì Bộ cũng nên dạy thực nghiệm trên diện rộng, tập huấn kĩ càng cho giáo viên rồi hãy thực hiện dạy đại trà.

Nếu không, bài học về chương trình, sách giáo khoa lớp 1 năm nay sẽ tiếp tục được lặp lại...

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nóng: Á hậu Vbiz nghi bể nợ đến nỗi "mất tích" và bán tháo cả kênh cá nhân
07:18:38 20/09/2024
Tôn Bằng "quậy đục nước" Hằng Du Mục, mưu mô lợi dụng Dịch Dương để kinh doanh
06:57:16 20/09/2024
Trang Trần khơi mào cuộc chiến khi bà Hằng ra tù, phản ứng Hoài Linh, Thủy Tiên?
09:01:14 20/09/2024
Lý do Anh Đức không thực hiện 1 nghi thức trong hôn lễ với vợ kém 12 t.uổi
06:42:05 20/09/2024
Tôi bất lực nhìn chồng chiếm lấy căn nhà cho nhân tình, mẹ chồng lại bước ra trước tòa nói một điều khiến ai nấy kinh ngạc
07:11:17 20/09/2024
Một nữ danh ca U70 nói thẳng về giới nghệ sĩ và cách đối xử với nhau
06:27:30 20/09/2024
Nghịch lý nhà giàu: "Sếp em Mailisa" ở biệt phủ 4000m2, con trai riêng chỉ mơ sống ở nơi mà nhiều người chê, nghe lý do mới nể phục
09:43:52 20/09/2024
Lòng tôi như lửa đốt khi vừa nghe tin tôi mang thai thì mẹ người yêu nhất quyết đòi gặp mặt, đến nơi thái độ của bà khiến tôi choáng váng
07:37:11 20/09/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Jennie "nổi loạn" diện đồ kiệm vải khoe đường cong, netizen gắn mác "gái hư"

Sao châu á

11:30:59 20/09/2024
Jennie hiện nay được xem là nữ idol có sức ảnh hưởng và đắt giá bậc nhất Kpop khi gặt hái được vô số thành công cả trong lĩnh vực ca hát lẫn thời trang. Mới đây, loạt ảnh tạp chí full không che của cô ngay lập tức gây xôn xao khắp các t...

Cách người phụ nữ 52 t.uổi này tạo ra cuộc sống tối giản: Đừng mua sắm quần áo và son môi bừa bãi

Sáng tạo

11:10:51 20/09/2024
Sống tối giản là tận dụng triệt để những thứ bạn đã có trước mắt, tận dụng chúng một cách tốt nhất và tạo ra chất lượng cuộc sống tinh tế hơn.

Sancho có thể khiến Felix vỡ mộng

Sao thể thao

11:09:45 20/09/2024
Phong độ chói sáng từ Jadon Sancho có thể ảnh hưởng đến cơ hội ra sân của Joao Felix tại Chelsea trong thời gian tới.

Vụ sập cầu Ngòi Móng: Sở Giao thông Vận tải Hòa Bình báo cáo nguyên nhân

Tin nổi bật

10:59:13 20/09/2024
Liên quan đến vụ sập cầu Ngòi Móng ở Hòa Bình, Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Hòa Bình vừa có văn bản báo cáo UBND tỉnh về sự cố công trình xây dựng trong quá trình khai thác sử dụng tại cầu Ngòi Móng.

Nga tấn công trung tâm liên lạc tình báo quan trọng của Ukraine

Thế giới

10:54:24 20/09/2024
Hồi tháng 8, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố đã phá hủy một cơ sở chỉ huy và kiểm soát của một trong những lữ đoàn cơ giới của Ukraine bằng tên lửa Iskander-M, khiến ít nhất 10 sĩ quan t.hiệt m.ạng.

Zenless Zone Zero hé lộ thông tin cực hot, sẽ lấy "chất lượng hơn số lượng"

Mọt game

10:37:22 20/09/2024
Chỉ còn ít ngày nữa, Zenless Zone Zero sẽ chính thức ra mắt và ngay từ lúc này, sự quan tâm dành cho bom tấn mới của miHoYo đang lớn hơn bao giờ hết.

Hồ Việt Trung phủ nhận hẹn hò Saka Trương Tuyền, đường ai nấy đi, nhà ai nấy ở?

Sao việt

10:35:44 20/09/2024
Những hình ảnh, đoạn clip của Hồ Việt Trung - Saka Trương Tuyền đang gây xôn xao mạng xã hội. Cặp đôi bị nghi đã về chung nhà. Tuy nhiên, chính chủ mới đây đã lên tiếng phủ nhận.

Tôn Bằng đang ở Việt Nam, phát ngôn chê giao thông TPHCM lạc hậu gây phẫn nộ?

Netizen

10:31:24 20/09/2024
Chồng cũ Hằng Du Mục vừa có bài đăng thông báo đang ở Việt Nam, cụ thể là TPHCM. Thái độ chê bai văn hoá giao thông tại đây khiến dân cư mạng vô cùng bức xúc, thậm chí có người còn đuổi thẳng cổ anh về nước khi phát ngôn lung tung.

Tôi buột miệng nói mức lương 40 triệu/tháng, bạn gái cười nói bằng cô ấy, nghe xong tôi lặng lẽ chia tay

Góc tâm tình

10:27:23 20/09/2024
Tôi rất xấu hổ khi biết t.iền lương của bạn gái nhận được mỗi tháng. Tôi đã trải qua vài mối tình nhưng chưa đâu vào đâu. Những người con gái mà tôi tìm hiểu trong vài năm qua có quá nhiều khuyết điểm.

Cosplay Ganyu chơi b.ắn cung, nữ game thủ Genshin gây choáng váng vì để tâm hồn "lồ lộ"

Cosplay

10:26:43 20/09/2024
Chắc hẳn, các game thủ Genshin Impact đã không còn quá xa lạ với cái tên Ganyu. Bởi lẽ, đây chính là một trong những nhân vật có nhiều fan nhất nhì ở thời điểm hiện tại.

One Piece live-action phần 2 của Netflix tung ra những quả trứng phục sinh lớn

Hậu trường phim

10:21:24 20/09/2024
Sau phần 1 ra mắt thành công, loạt phim người đóng này đã nhanh chóng có tin tức về phần 2 và mọi ánh mắt đều đổ dồn về bộ phim khi quá trình sản xuất đã bắt đầu.