Giáo viên Sóc Sơn tiếp tục sốc nặng: 51 người trượt tuyển dụng vòng 1
Trong số 256 giáo viên hợp đồng tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội từ 5 năm cho đến gần 30 năm, có 172 giáo viên tham gia dự thi tuyển viên chức giáo dục năm 2019 của thành phố.
UBND huyện Sóc Sơn vừa có báo cáo kết quả thi vòng 1, kế hoạch tổ chức thi vòng 2 kỳ thi tuyển dụng viên chức giáo dục năm 2019.
Theo đó, ngày 20,21/10/2019, Hội đồng tuyển dụng huyện Sóc Sơn, Hà Nội, trung tâm công nghệ thông tin thuộc sở Thông tin truyền thông đã tổ chức cho thí sinh thi trắc nghiệm trên máy tính bài thi môn Ngoại ngữ và Kiến thức chung.
Kết quả thi cho thấy có 1.580 thí sinh đăng ký dự thi. Số thí sinh dự thi chính thức là 1342, số thí sinh bỏ thi là 238. Số thí sinh trúng tuyển vòng 1 là 936/575 chỉ tiêu. (trong đó THCS là 430/179 chỉ tiêu, Tiểu học là 350/242 chỉ tiêu. Mầm non là 156/154 chỉ tiêu.
Như vậy, so với chỉ tiêu đăng ký ban đầu là 685, nếu tuyển đủ số thí sinh tại 575 chỉ tiêu tuyển dụng sau vòng 1, huyện thiếu 110 chỉ tiêu. Trong đó THCS thiếu 18 chỉ tiêu, tiểu học thiếu 40 chỉ tiêu, Mầm non thiếu 52 chỉ tiêu.
Có những bộ môn không còn thí sinh như môn Thể dục trường THCS Tân Minh B và trường THCS Minh Phú, môn Âm nhạc trường THCS Bắc Phú, THCS Xuân Thu, THCS Minh Phú, THCS Minh Trí.
Về số 256 giáo viên hợp đồng trong kỳ thi tuyển, đã có 241 người đăng ký dự thi, nhưng số người tham gia vòng 1 chỉ là 172 người, bỏ thi vòng 1 là 69 người, trúng tuyển là 121 người. Trong đó THCS là 84 người, Tiểu học là 37 người. Có 51 người trượt vòng 1.
UBND huyện Sóc Sơn cũng cho biết vòng 2 dự kiến thi (viết chuyên ngành) vào ngày 17/11/2019 với thời gian thi 180 phút.
Trước đó, vào tháng 3/2019, khi Hà Nội có quyết định tuyển dụng viên chức giáo dục, 256 giáo viên hợp đồng của huyện Sóc Sơn có thời gian giảng dạy từ 5 năm đến gần 30 năm đã có đơn kiến nghị gửi các cấp quản lý về việc yêu cầu được tuyển dụng đặc cách.
Tuy nhiên, cuối cùng, Hà Nội vẫn quyết định chọn phương án thi tuyển hoặc xét tuyển viên chức giáo dục năm 2019 dù có ý kiến của Bộ Chính trị cũng như Bộ Nội vụ về việc xem xét tuyển dụng đặc cách cho giáo viên hợp đồng.
Video đang HOT
Lý do mà UBND huyện Sóc Sơn đưa ra là toàn bộ 256 giáo viên hợp đồng của Sóc Sơn không đủ điều kiện để xét tuyển đặc cách theo quy định hiện hành (do đều là giáo viên hợp đồng tại các trường công lập. Trong khi đó, quy định đặc cách chỉ áp dụng với cơ sở giáo dục công lập tự chủ).
Tính đến ngày thi tuyển vòng 1, Sóc Sơn chính thức có 84 giáo viên không tham gia thi tuyển, trong đó có 15 giáo viên không nộp đơn và 69 giáo viên bỏ thi.
Theo Tiền phong
Hà Nội không có giáo viên hợp đồng được tuyển dụng đặc biệt
Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội - Nguyễn Đình Hoa đã thông tin về công tác tổ chức tuyển dụng viên chức giáo dục quận, huyện, thị xã năm 2019 trên địa bàn TP tại buổi giao ban báo chí do Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều 1/10.
Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội - Nguyễn Đình Hoa thông tin tại buổi giao ban báo chí.
Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội cho biết, sau khi xin ý kiến của Ban Thường vụ quận, huyện, thị ủy và thường trực HĐND cùng cấp, UBND các quận huyện, thị xã đã đề nghị UBND Thành phố ban hành Quyết định 1076 ngày 7/3/2019, chỉ tiêu tuyển dụng năm 2019 là 11.182 viên chức (giáo viên 10.949 người, nhân viên 233 người) với hình thức thi tuyển.
Đến ngày chốt nộp phiếu đăng ký dự tuyển 13/4/2019, tổng số thí sinh đăng ký tuyển dụng là 20.767 người.
Không có GVHĐ được tuyển dụng đặc biệt
Trong quá trình tiếp nhận phiếu đăng ký dự tuyển đã có ý kiến phản ánh, kiến nghị của giáo viên hợp đồng lao động (HĐLĐ) tại huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Đông Anh, thị xã Sơn Tây nội dung đề nghị chuyển hình thức tuyển dụng từ thi tuyển sang hình thức xét tuyển để không phải thi môn Ngoại ngữ và Tin học và môn Kiến thức chung và đề nghị quan tâm tới những người đã có quá trình giảng dạy hợp đồng lâu năm tại các trường công lập được tuyển dụng đặc cách.
Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND TP Hà Nội về việc tuyển dụng giáo viên, Sở Nội vụ đã có công văn 1040 ngày 23/5/2019 xin ý kiến Bộ Nội vụ; Căn cứ hướng dẫn của Bộ Nội vụ tại văn bản số 2267 ngày 23/5/2019, Sở Nội vụ đã trình UBND TP ban hành Quyết định 3455 ngày 28/6/2019 sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 1 và Khoản 1 phần B Kế hoạch ban hành ban kèm theo Quyết định số 1076 ngày 7/3/2019.
Qua rà soát và báo cáo bằng văn bản của UBND các quận, huyện, thị xã: Biên chế giáo viên được giao: 80.812 người, số viên chức giáo viên hiện có 68.282 người, số giáo viên còn thiếu 12.530 người; có tổng số 8.394 người đang HĐLĐ làm công tác giảng dạy tại các trường mầm non, TH, THCS công lập thuộc 30 quận huyện thị xã gồm:
Số giáo viên có thời gian HĐLĐ dưới 5 năm là 5.664 người, số giáo viên có thời gian HĐLĐ liên tục từ 5 năm trở lên tại 19 quận huyện là 2.730 người.
Theo Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nội không có GV hợp đồng nào đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 7 Điều 2 của Nghị định số 161/2018/ NĐ - CP để được xem xét tuyển dụng đặc biệt vào viên chức.
Qua rà soát UBND các quận, huyện thị xã đều khẳng định mặc dù các trường hợp giáo viên có thời gian HĐLĐ liên tục từ 5 năm trở lên, nhưng đều là lao động hợp đồng trong các cơ sở giáo dục công lập chưa đảm bảo chi thường xuyên, có một số giáo viên dạy hợp đồng ở trường THPT ngoài công lập nhưng lại không đảm bảo yêu cầu việc làm.
Do đó, không có giáo viên hợp đồng nào đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 7 Điều 2 của Nghị định số 161/2018/ NĐ - CP để được xem xét tuyển dụng đặc biệt vào viên chức.
Hoàn thành tuyển dụng trong tháng 11/2019
Căn cứ các quy định của pháp luật về tuyển sụng viên chức và tình hình thực tế nêu trên, ngày 29/8/2019 Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Sửu đã hợp với UBND, Trưởng phòng Nội vụ, Trưởng phòng Giáo dục 30 quận huyện, thị xã và thông báo kết luận số 293 ngày 6/9/2019 về công tác tuyển dụng viên chức giáo dục.
Theo đó, có 22 quận, huyện, thị xã đăng ký thi tuyển; 8 quận huyện đăng ký xét tuyển.
Thành phố giao Sở Nội vụ hoàn thiện dự thảo quyết định và Kế hoạch kèm theo trình UBND TP phê duyệt đối với 8 quận huyện tuyển dụng bằng hình thức xét tuyển; hoàn thiện các văn bản thành lập Tổ biên soạn tài liệu ôn tập, ngân hàng câu hỏi, lịch tuyển dụng để hướng dẫn các UBND quận huyện, thị xã triển khai thực hiện tuyển dụng.
Sở Nội vụ đã có văn bản số 203 ngày 12/9/2019 về việc xét tuyển viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc UBND quận huyện, thị xã của thành phố Hà Nội năm 2019.
UBND các quận, huyện, thị xã đã thành lập Hội đồng tuyển dụng, Ban giám sát; Hội đồng tuyển dụng thành lập các Ban giúp việc theo quy định để tổ chức theo đúng tiến độ.
Theo kế hoạch, từ ngày 15/10/2019 - 10/11/2019: Tổ chức thi vòng 1 trắc nghiệm 2 môn Ngoại ngữ và Kiến thức chung đối với 22 quận huyện, thị xã. Ngày 17/11/2019 toàn thành phố tổ chức thi vòng 2 và sát hạch đối với xét tuyển.
Về tiến độ sẽ hoàn thành trong tháng 11/2019 đảm bảo đúng yêu cầu chỉ đạo của UBND TP. Nói về thẩm quyền, trách nhiệm trong tuyển dụng viên chức giáo dục quận, huyện, thị xã.
"Việc tuyển dụng viên chức giáo dục thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của UBND quận huyện, thị xã. Thành phố chỉ hướng dẫn và kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác tuyển dụng đảm bảo đúng quy định của pháp luật, nâng cao chất lượng tuyển dụng...", ông Hoa nhấn mạnh.
Về trách nhiệm giải quyết chế độ, chính sách đối với giáo viên hợp đồng lao động, theo ông Hoa đối với các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc UBND quận, huyện, thị xã thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của UBND quận, huyện, thị xã và theo thông báo kết luận số 293 ngày 6/9/2019, UBND TP đã giao Sở Lao động TB&XH chủ trì, phối hợp với Sở GD&ĐT, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan hướng dẫn các đơn vị nguyên tắc chung thực hiện chế độ, chính sách (nếu có) theo Bộ luật Lao động, Luật Dân sự và quy định hiện hành đối với người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Việc tuyển dụng đặc cách, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Hà Nộicũng cho biết, khi có văn bản hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Nội vụ, Thành phố sẽ triển khai đảm bảo đúng quy định...
Đăng Chung
Theo GDTĐ
Dạy - học môn Ngữ văn Chương trình GDPT mới Chương trình Giáo dục phổ thông mới được xây dựng và chuẩn hóa theo hướng hiện đại, bảo đảm chất lượng, tích hợp cao ở các lớp học dưới và phân hóa dần ở các lớp học trên; cho phép vận dụng nhiều phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực nhằm phát triển phẩm chất, năng lực ở học sinh... Tuy...