Giáo viên quyết định cho học sinh sử dụng điện thoại: Không dễ dàng!
Kinh nghiệm nhiều năm tổ chức thực nghiệm sử dụng điện thoại thông minh trong học Toán ở trường THCS và THPT cho thấy, giáo viên quyết định cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học không dễ dàng.
Trên đây là chia sẻ của PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Phó trưởng Ban Nghiên cứu kết quả giáo dục, Viện Khoa học giáo dục, Bộ GD&ĐT về thông tin “nới” lỏng cho học sinh dùng điện thoại để học tập dưới sự giám sát của giáo viên.
Nội dung bài học cần phải dùng điện thoại
Theo PGS Chu Cẩm Thơ, sau nhiều năm tổ chức thực nghiệm việc sử dụng điện thoại thông minh trong học Toán ở trường THCS và THPT, việc giáo viên quyết định cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học không hề dễ dàng.
“Cụ thể, trong các giờ thực nghiệm, chúng tôi đã thiết kế hoạt động phải sử dụng điện thoại, điện thoại có cài app để hỗ trợ việc học, … Giáo viên và học sinh đều phải tuân thủ nội quy chặt chẽ.
Quan trọng nhất, trong các giờ học đó học sinh có tâm thế tự học khá cao. Các em được hướng dẫn và làm quen với điện thoại, để nó trở thành phương tiện học tập. Còn giáo viên đã được huấn luyện rất kĩ càng”, PGS Chu Cẩm Thơ cho hay.
Nếu bài học không cần điện thoại, giáo viên kiên quyết không cho dùng.
Vì thế, để cho phép học sinh sử dụng điện thoại ở một số bài học trong lớp, theo chuyên gia này, trước hết cần có nhiều yêu cầu, điều kiện “tối quan trọng” được đặt ra.
Thứ nhất, có nội dung bài học cần phải dùng điện thoại. Nghĩa là nếu “không cần dùng điện thoại thì nhất quyết đừng cho dùng”.
“Trong giờ học toán chúng tôi thiết kế nội dung dùng điện thoại khi học sinh tham gia trắc nghiệm (Kahoot, Quiz), sử dụng công cụ tính, hình vẽ, … (Geogebra, Excel…)…
Đồng thời, các nội dung này có tính hệ thống. Khi viết chương trình cho nhà trường, tôi đã chỉ ra và điều chỉnh các bài dạy, để học sinh có điều kiện rèn luyện kĩ năng công nghệ, đồng thời thành thạo phần mềm”, PGS Chu Cẩm Thơ cho hay.
Có khả năng kiểm soát an toàn thông tin
Cũng theo PGS Chu Cẩm Thơ, khi học sinh được sử dụng điện thoại, yêu cầu thứ hai là việc kiểm soát an toàn thông tin.
Chuyên gia này chỉ ra, ở các lớp do mình thực nghiệm, trường học đã là trường công nghệ.
Video đang HOT
Nghĩa là các học sinh và giáo viên đều thành thạo an ninh mạng, tuân thủ, và được giám sát khi nhà trường đầu tư hạ tầng tốt.
Năng lực kiểm soát nằm ở người giáo viên, nhà quản lí và hệ thống quản lí của nhà trường – gia đình.
Việc này không hề đơn giản và dễ tiến hành bởi đó là quá trình lâu dài. Giáo viên không những tạo ra bài học “phải dùng công nghệ” mà còn đảm bảo được những tình huống phát sinh.
Nếu chỉ tra cứu thông tin, không nhất thiết phải dùng điện thoại.
Thứ 3, điện thoại phải an toàn, đồng bộ. Theo chuyên gia này, ở một lớp học nhưng em có điện thoại, em không có nhưng lại tổ chức bài học có dùng điện thoại thì không ổn.
Đồng thời, các app được cài đặt phải đồng bộ. Chỉ cần sự khác biệt giữa các nền tảng, cho ra những kết quả khác nhau, gây tranh cãi. Như vậy, giải quyết vấn đề còn vất vả hơn cả khi không được dùng.
Chuyên gia này cũng cho rằng, nếu chỉ để tra cứu thông tin thì không nên dùng điện thoại.
Trong học tập, thử thách “nhớ”, “kết nối thông tin” đáng để trải nghiệm. Còn những thông tin phạm vi rộng có thể tự do đọc, tìm kiếm ngoài giờ học, không cần thiết phải làm trong giờ.
“Điều tôi muốn nhấn mạnh nhất là “sự đầu tư nội dung để điện thoại có thể khai thác”.
Mặc dù công nghệ phát triển nhưng làm thế nào khi kho dữ liệu dùng cho giảng dạy không hề được đầu tư?
Từ nội dung bài học, hoạt động đến các sản phẩm để giáo viên, học sinh khai thác, có bao nhiêu thí nghiệm ảo đã được thiết kế, nghiệm thu?
Có bao trích đoạn tư liệu để có thể làm tình huống trong giờ học môn Văn Sử?
Có bao nhiêu tình huống toán học được minh họa, được thiết kế lại với sự hỗ trợ của công nghệ,..?
Điện thoại thông minh có thể có ích với mọi người, nhưng sẽ không có ích, thậm chí tác dụng ngược với những người không biết dùng hoặc không kết nối với những tiện ích thông minh”, PGS Chu Cẩm Thơ khẳng định.
Cho sử dụng điện thoại trong lớp, giáo viên lo 'lệch pha' với học trò
Điều chỉnh về việc cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học mà Thông tư mới của Bộ GD-ĐT vừa ban hành đang hút sự quan tâm của các giáo viên, dư luận với những quan điểm trái chiều.
Bộ GD-ĐT vừa công bố thông tư 32/2020/TT-BGDĐT với nhiều đổi mới về Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.
Điều 37 của Thông tư 32 vừa được ban hành quy định về một trong các hành vi mà học sinh không được làm là "Sử dụng điện thoại di động khi đang học tập trên lớp mà không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép".
Bộ GD-ĐT cho hay việc đưa ra quy định này để hỗ trợ trong trường hợp học sinh cần truy cứu, tìm những nguồn học liệu để hỗ trợ cho bài học khi được sự cho phép của giáo viên.
Thông tư mới này sau khi ban hành đã nhận được nhiều ý kiến trái chiều.
Phụ huynh, giáo viên có nhiều ý kiến trái chiều trước quy định cho học sinh dùng điện thoại trong giờ
Nếu không kiểm soát chặt sẽ dễ "loạn"
Chia sẻ với VietNamNet, cô V.N, giáo viên Trường THPT Trần Đại Nghĩa (Cần Thơ) cho hay bản thân cô không mấy đồng tình việc cho học sinh sử dụng điện thoại trong giờ học bất cứ lý do gì.
"Sư dung điện thoại thi lam sao học sinh tâp trung thât sư vao tiêt hoc? Chưa kê nhưng em "ghiên" điện thoại thi cang khô giáo viên. Rôi lây gi đê ban đên chât lương?
Binh thương câm sư dung điên thoai ma nhiêu khi tui nhỏ con len lut sư dung ơ bên dươi, giáo viên con kho kiêm soat đươc. Nêu giáo viên tinh măt thì cũng phat hiên ngay, nhưng giải quyết xong lại "cut" hưng day. Chưa kê học trò lam gi, xem gi hay đang quay hoăc ghi âm thây cô rôi đưa lên mang?
Giáo viên cho phep sư dung điện thoại vao muc đich phuc vu hoc tâp nhưng rôi liêu co chăc se kiêm soat đươc? Giao viên giang, học sinh ơ dươi mải tim kiêm thông tin, thê thi khác nào giáo viên giang vơi bang va bưc tương", cô giáo này nói.
Cô V.N cho hay, quy định là thế nhưng rôi sẽ lây cái gi để đam bao la ca lơp bốn mươi mấy học sinh đêu mở điện thoại đê hoc tâp. "Bởi liệu giáo viên có thể goi tên hêt học sinh đê kiêm tra san phâm đươc không? Một tiết học 45 phút, sau khi giao nhiêm vu hoc tâp thử hỏi sẽ goi kiêm tra được mây học sinh?".
Đồng quan điểm, thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An): "Điều quan trọng là khi cho phép học sinh dùng điện thoại trong một giờ học, môn học nào đó, giáo viên liệu có kiểm soát được tất cả học sinh của lớp đó về mục đích sử dụng không?"
Theo thầy Hiếu, đây là việc không hề dễ dàng và phải những giáo viên trực tiếp đứng lớp mới hiểu được.
"Dưới góc độ giáo viên trực tiếp đứng lớp, tôi đã chứng kiến sự tác động của việc sử dụng điện thoại đối với học sinh ra sao.
Nếu không kiểm soát chặt sẽ dễ loạn. Bởi thứ nhất, lớp học sẽ mất tập trung và tạo nên cảm giác "lệch pha" giữa thầy và trò khi thầy nói ở trên còn ở dưới học sinh bấm điện thoại.
Thứ hai, lớp học đông học sinh, ai dám chắc kiểm soát được thời gian cho học sinh sử dụng điện thoại đó, các em đều sử dụng đúng mục đích hay chơi game, nhắn tin buôn chuyện,..."
Thầy Trần Trung Hiếu, giáo viên Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An)
Ngoài ra, theo thầy Hiếu mỗi địa phương, mỗi gia đình có một điều kiện kinh tế xã hội khác nhau. "Có phải nhà nào cũng có thể sắm cho con một chiếc điện thoại thông minh, đặc biệt nông thôn nhiều gia đình không có. Như vậy có thể lớp 40 học sinh nhưng chỉ một số em có điện thoại và rồi xảy ra chuyện túm tụm xem điện thoại".
Thầy Hiếu cũng cho rằng, "chỉ có giáo viên đang trực tiếp giảng dạy ở cấp THCS và THPT mới thấu hiểu được chủ trương này là ổn hay không, lợi hay hại".
"Đã thực hiện và rất ổn"
Thầy Hoàng Công Viêng, giáo viên Trường THPT Chuyên Hà Tĩnh thì cho rằng, việc dùng điện thoại hỗ trợ cho học tập là điều tốt nhưng học sinh sẽ dễ tận dụng để làm việc riêng, rất khó quản lý. "Việc dùng điện thoại có thể được dùng trong các tiết học mà có thảo luận về vấn đề nào đó hay trong các bài kiểm tra trực tuyến... Còn các tiết học bình thường thì không cần thiết".
Một số giáo viên cho rằng nếu kiểm soát được tốt thì đây là việc này có thể mang đến hiệu quả nhất định.
Ông Nguyễn Quang Tùng, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT M.V. Lômônôxốp (Hà Nội) cho hay, trên thực tế, nhà trường nhiều năm nay đã thực hiện việc này và rất ổn.
"Mỗi lớp có một ngăn tủ đựng điện thoại tự quản, học sinh đến lớp thì để điện thoại vào tủ. Giờ học nào cần sử dụng tra cứu như Ngoại ngữ, Ngữ Văn, các môn khoa học, xã hội... thì giáo viên cho phép và tổ chức cho học sinh sử dụng.
Khi dùng xong thì các em tự động cất vào tủ. Do các lớp đều có camera nên học sinh tự giác không sử dụng khi không dành cho mục đích học tập".
Ông Tùng cho hay, hiện nay, với một số bài kiểm tra, học sinh của trường đã được sử dụng điện thoại để làm bài trên Microsoft Team ngay trong tiết học.
Hình thức này được cha mẹ học sinh rất ủng hộ.
Học sinh dùng điện thoại trong giờ học: Trông chờ tự giác? Theo PGS.TS Nguyễn Lê Ninh, khó biết được học sinh dùng điện thoại làm gì trong giờ học, giáo viên khó quản lý vì lớp đông. Thông tư số 32 của Bộ GD-ĐT ban hành điều lệ trường THCS, THPT cho phép học sinh từ ngày /11 được sử dụng điện thoại trong lớp phục vụ việc học tập nhưng phải được giáo...