Giáo viên phải trực đêm không lương để bảo vệ tài sản của trường
Nhiều năm nay, giáo viên một số trường của huyện Gò Công Tây, Tiền Giang, phải chia tổ trực đêm (không lương) để bảo vệ tài sản trường theo chỉ đạo của phòng giáo dục huyện.
Ngày 8/9, bà Võ Thị Soa – Hiệu trưởng trường Tiểu học Long Vĩnh, xã Long Vĩnh, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang – xác nhận nhiều năm nay, tất cả giáo viên của trường (kể cả giáo viên nữ) phải chia tổ để trực đêm, bảo vệ tài sản nhà trường theo chỉ đạo của phòng giáo dục huyện.
“Cái này là có văn bản chỉ đạo trực chứ không phải nhà trường tự đặt ra. Ngay cả tôi là hiệu trưởng cũng phải trực đêm. Nếu nữ giáo viên có con nhỏ hay có cha mẹ già đau bệnh thì được miễn trực”, bà Soa chia sẻ.
Theo bà Soa, trường có một bảo vệ trực đêm. Các thầy cô trực để đảm bảo an ninh trật tự, đề phòng tình huống xấu xảy ra và không được trả thù lao cho công việc này.
“Trước đây, cũng có cướp xông vào trường vào ban đêm tấn công bảo vệ. Nhờ có người trực nên tên đó bỏ chạy và không lấy được gì”, bà Soa nói.
Bảng phân công giáo viên trực đêm tại trường tiểu học Long Vĩnh. Ảnh: VTC News.
Không riêng trường Tiểu học Long Vĩnh (xã Long Vĩnh), giáo viên tại nhiều trường học khác thuộc huyện Gò Công Tây (như Tiểu học Bình Phú, trường Tiểu học Vĩnh Bình 1) cũng phải chia nhau trực đêm bảo vệ trường theo chỉ đạo từ phòng giáo dục huyện.
“Tùy theo điều kiện của trường, trường tôi giáo viên nam đông (20 người) nên tôi chỉ phân công giáo viên nam, giáo viên nữ không phải trực. Công đoàn trường gợi ý bồi dưỡng cho giáo viên nam và giáo viên nữ đồng tình đóng tiền hỗ trợ cho giáo viên nam 60.000 đồng mỗi tháng”, bà Trần Thị Phương – Hiệu trưởng trường Tiểu học Bình Phú (xã Bình Phú, huyện Gò Công Tây) cho biết.
Video đang HOT
Một số giáo viên (xin được giấu tên) cho biết họ bức xúc việc phải đi trực đêm nhưng không dám lên tiếng hay phản ứng lại.
“Nhiều thầy vô trường nhưng cứ lo lắng vợ con đêm hôm ở nhà một mình. Còn các cô đi trực, chồng con hiểu cho thì đỡ, chứ không hiểu thì dễ xảy ra nhiều chuyện…”, một giáo viên chia sẻ.
Ông Nguyễn Hồng Oanh – Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Tiền Giang – cho biết sở đã chỉ đạo kiểm tra và sẽ sớm có câu trả lời.
Theo Zing
Giáo viên tỉnh Bình Thuận vẫn chưa nhận được tiền dạy trẻ hòa nhập
Không hiểu vì lý do gì các trường học trong tỉnh Bình Thuận lại không được hướng dẫn thực hiện chế độ cho giáo viên dạy trẻ khuyết tật hoà nhập?
LTS: Trong bài viết này, cô giáo Phan Tuyết phản ánh thực tế việc giáo viên tại Bình Thuận chưa nhận được tiền dạy trẻ khuyết tật theo phương thức hoà nhập.
Toà soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Năm 2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/2012/NĐ-CP (tháng 10/4/2012) quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật quy định về chế độ phụ cấp, chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật.
Tại Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật quy định về chế độ phụ cấp, chính sách ưu đãi đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật như sau:
1. Các đối tượng sau đây được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định tại Nghị định số 61/2006/ NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn:
a) Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trực tiếp giảng dạy, quản lý người khuyết tật theo phương thức giáo dục chuyên biệt trong cơ sở giáo dục chuyên biệt, trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập;
b) Nhà giáo trực tiếp giảng dạy người khuyết tật theo phương thức giáo dục chuyên biệt trong các cơ sở giáo dục không thuộc điểm a khoản này.
Một lớp học dành cho trẻ em khuyết tật. Ảnh: Báo Thanh tra.
2. Nhà giáo trực tiếp giảng dạy người khuyết tật theo phương thức giáo dục hòa nhập không thuộc quy định tại Khoản 1 điều này được hưởng phụ cấp ưu đãi như sau:
Phụ cấp ưu đãi giảng dạy người khuyết tật = Tiền lương 1 giờ dạy của giáo viên x 0,2 x Tổng số giờ thực tế giảng dạy ở lớp có người khuyết tật.
Cứ theo Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định thì tất cả giáo viên ở các trường phổ thông đang giảng dạy có học sinh khuyết tật đều được hưởng chế độ ưu đãi này từ năm 2012.
Chỉ tính riêng một huyện thị, số trường học từ bậc mầm non đến trung học cơ sở có dạy trẻ khuyết tật hòa nhập cũng lên tới vài chục trường.
Nếu tính tiền phụ cấp phải chi trả cho giáo viên kể từ ngày ban hành nghị định thì con số này không hề nhỏ.
Thế nhưng không hiểu vì lý do gì các trường học trong tỉnh Bình Thuận lại không được hướng dẫn thực hiện chế độ này cho giáo viên?
Điều này đã gây ra sự thiệt thòi về vật chất rất lớn cho các thầy cô giáo, các cán bộ quản lý...
Trả lời về những thắc mắc này, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận cho biết:
"Bình Thuận đã và đang thực hiện Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người khuyết tật, cụ thể:
Nếu các trường không phải là chuyên biệt mà có học sinh khuyết tật theo học, để được hưởng phụ cấp đối với người dạy học cho trẻ khuyết tật theo khoản 2 Điều 7 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP, giáo viên dạy trẻ khuyết tật cần kiểm tra, hướng dẫn cho phụ huynh học sinh, củng cố, cung cấp hồ sơ theo các quy định tại các điều tại Chương 4 "Bảo trợ xã hội" của Nghị số 28/2012/NĐ-CP.
Sau khi có đầy đủ hồ sơ, giáo viên báo cáo nhà trường để tổng hợp, báo cáo các cấp thẩm quyền xem xét, giải quyết".
Thế nhưng đến nay năm học cũ đã qua, năm học mới đã bắt đầu nhưng vẫn chưa thấy các trường hướng dẫn cho giáo viên làm hồ sơ để truy nhận tiền.
Hỏi trường được trả lời chưa có hướng dẫn cụ thể từ cấp trên. Sợ rằng nó lại bị lãng quên như nhiều năm học trước.
Giáo viên chúng tôi đề nghị sẽ nhận được hồi đáp từ các cơ quan có thẩm quyền để những thầy cô đã bỏ sức giảng dạy trẻ khuyết tật hòa nhập trong những năm qua được hưởng chế độ mà lẽ ra họ xứng đáng nhận được.
Theo giaoduc.net.vn
9 giáo viên Nghệ An sẽ tham gia Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp toàn quốc năm 2018 sẽ diễn ra từ ngày 13 đến ngày 21/9/2018 tại Thủ đô Hà Nội. Nghệ An sẽ có 9 giáo viên tham gia. Tham gia Hội giảng lần này, có 56/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Có 370 giáo viên thuộc 90 nghề, đang giảng dạy tại hàng trăm...