Giáo viên phải có tinh thần tự học
Viện Nghiên cứu giáo dục (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) tổ chức hội thảo khoa học “Nâng cao năng lực tự học, tự nghiên cứu cho giáo viên phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục”.
Ảnh minh họa
PGS-TS Ngô Minh Oanh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu giáo dục, cho rằng hiện nay không ít giáo viên tự bằng lòng với khả năng hiện có, tự tin với kinh nghiệm, thâm niên của mình nên không muốn tự học và bồi dưỡng. Thạc sĩ Phạm Quang Huân, Viện Nghiên cứu sư phạm (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội), cho biết: “Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ mạng, học sinh tìm hiểu thông tin và cập nhật rất nhanh. Nếu người thầy không học, không chịu tự nghiên cứu thì sẽ dễ thua thiệt học sinh về kiến thức”.
Theo TNO
Video đang HOT
Dạy học tự chọn sẽ thay thế phân ban
Sau 2015, Bộ GD-ĐT dự kiến sẽ thay thế dạy học phân ban ở cấp THPT hiện nay bằng phân hóa theo hướng tự chọn. Tuy nhiên vấn đề đặt ra làm thế nào để học sinh được chọn theo nhu cầu và khả năng của mình.
Sau năm 2015, từ lớp 11, học sinh sẽ học các chuyên đề tự chọn ngoài 3 môn bắt buộc - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Học sinh chọn chuyên đề theo khả năng
Từ lớp 11, ngoài 3 môn học bắt buộc (toán, văn, ngoại ngữ 1), học sinh (HS) sẽ học các chuyên đề tự chọn phù hợp với những đặc điểm cá nhân, định hướng nghề nghiệp. Trên cơ sở danh sách các chuyên đề do Bộ ban hành, sở GD-ĐT đề xuất, tùy điều kiện, năng lực, từng trường sẽ tổ chức cho HS chọn và học các chuyên đề phù hợp.
Theo dự thảo này, có thể hình dung cách thức tổ chức dạy học chuyên đề tự chọn như sau: Từ đầu năm học lớp 10, trường tổ chức hoạt động hướng nghiệp. Đến cuối năm, tất cả HS đều đã lựa chọn được nghề nghiệp tương lai. Trên cơ sở chương trình, kế hoạch dạy học, trường công bố danh mục các môn, chuyên đề tự chọn ở lớp 11, 12 mà nhà trường có đủ năng lực thực hiện. HS căn cứ vào ngành nghề tương lai để chọn các chuyên đề tự chọn thích hợp.
Trên cơ sở này, trường xây dựng thời khóa biểu dạy học (theo phòng học bộ môn) và phân công giáo viên. Phương pháp dạy học là tự học, làm việc theo nhóm, seminar, thực hiện dự án học tập (tiếp cận phương pháp học ĐH, CĐ, đào tạo nghề).
Ngoài đánh giá thường xuyên của giáo viên, kết thúc mỗi chuyên đề sẽ có đánh giá tổng kết (có thể thông qua bài kiểm tra giấy hoặc kết hợp kiểm tra kỹ năng thực hành). HS phải đạt điểm trung bình trở lên thì mới được coi là đạt yêu cầu.
Nhiều cái khó cần giải quyết
Dù có nhiều ưu điểm nhưng hiện học tự chọn theo chuyên đề sẽ có nhiều trở ngại trong tình hình ở Việt Nam nếu không có sự điều chỉnh.
PGS-TS Bùi Mạnh Hùng, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, chia sẻ kinh nghiệm mô hình này ở Hàn Quốc: "Việc triển khai hệ thống các môn học tự chọn ở nước này có nhiều trắc trở trong đó có sự phản đối của nhiều giáo viên vì họ cảm thấy bị đe dọa bởi nguy cơ mất việc, nhất là đối với các môn mà HS không thấy hứng thú lắm". Bên cạnh đó, HS có xu hướng chỉ chọn những môn có lợi cho việc chuẩn bị thi vào ĐH. "Tuy vậy, Hàn Quốc vẫn tiếp tục theo đuổi định hướng đó và hoàn thiện nó chứ không chối bỏ", ông Hùng cho hay. Với Việt Nam, theo ông Hùng, ngoài nỗi lo như đã diễn ra ở Hàn Quốc, chúng ta còn lo về cơ sở vật chất, nhất là phòng học, chất lượng đội ngũ giáo viên, năng lực quản lý...
Nhiều người lo ngại hầu hết HS sẽ tập trung chọn các môn tự nhiên, giáo viên các môn xã hội sẽ không đủ giờ dạy dẫn đến sự xáo trộn về nhân lực trong ngành giáo dục. Theo PGS Bùi Mạnh Hùng, để giải quyết vấn đề này, việc đổi mới thi ĐH dù theo phương án nào thì cũng không nên thi theo khối (A, B,C, D...) như hiện nay vì nếu tiếp tục tuyển sinh theo khối thì HS cũng sẽ tiếp tục tập trung học những môn thuộc khối thi.
Ngoài ra, còn những lo ngại khác. Ông Tống Xuân Tám, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, đặt vấn đề với điều kiện hiện nay, HS đăng ký xong liệu có đủ giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất để đáp ứng không? Đại diện NXB Giáo dục cho rằng các nước thực hiện dạy học phân hóa tốt vì sĩ số của mỗi lớp rất ít nên các tổ hợp lựa chọn không quá lớn. Trong khi đó, sĩ số của các trường nước ta tới 45 - 50 HS liệu có đáp ứng được yêu cầu đó?.
Xung quanh vấn đề này, ông Nguyễn Vinh Hiển, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, khẳng định: "Bộ xác định dạy học theo hướng tự chọn sẽ rất khó về mặt tổ chức nhưng đó là xu hướng tất yếu phải theo. Chủ trương của Bộ là dù tự chọn theo môn hay chuyên đề đều phải làm dần dần". Ông Hiển cho rằng chắc chắn sẽ phải có sự dàn xếp giữa nhà trường và HS chứ không phải đáp ứng được hết tất cả nhu cầu của HS ngay được.
Theo TNO
Học tiếng Anh quan trọng ở việc chọn trường Học tiếng Anh là một nhu cầu cấp bách đối với mọi tầng lớp trong xã hội, nhưng làm thế nào mới có thể học tốt? Tự học hay đến các trung tâm và nếu chọn trung tâm thì tiêu chí lựa chọn sẽ như thế nào? Tự học hay đến trung tâm? Với bất kỳ ai từng học tiếng Anh thì đều...