Giáo viên ở TP.HCM chọn sách giáo khoa lớp 1 nào cho học sinh?
Trong thời gian học sinh nghỉ học phòng dịch Covid-19, nhiều trường tiểu học ở TP.HCM đã giao các bộ sách giáo khoa lớp 1 mới cho giáo viên, phụ huynh tham khảo.
Học sinh tại một trường tiểu học ở TP.HCM đang tìm hiểu về bộ sách Chân trời sáng tạo của NXB Giáo dục Việt Nam – NGUYỄN LOAN
Trường sau đó đã họp hội đồng để đưa ra lựa chọn phù hợp với điều kiện học sinh của từng trường và theo vùng, miền.
Chọn sách dựa trên tình hình thực tế vùng, miền
Chia sẻ về việc chọn sách giáo khoa (SGK) mới cho học sinh (HS) lớp 1 trong năm học tới, ông Nguyễn Văn Phú, Hiệu trưởng Trường tiểu học Trương Quyền (Q.3), cho biết trường đã chọn xong sách và báo cáo lên phòng giáo dục từ tháng 4.
Theo ông Phú, trong khi HS nghỉ học thì giáo viên (GV) của trường đã tham khảo, đánh giá từng bộ sách trước khi hội đồng nhà trường họp đưa ra quyết định.
“Sở đã đưa xuống cho các trường 5 bộ sách để lựa chọn trong thời điểm dịch bệnh nên GV luân phiên mang về nhà đọc vì lúc này không thể tập trung đông người ở trường. Toàn bộ GV cả 5 khối đã cùng tham gia nghiên cứu, chứ không riêng gì GV khối 1. Sau đó, hội đồng nhà trường đã họp để lấy ý kiến từng người, từng tổ, và cả ý kiến của phụ huynh, HS trước khi đưa ra lựa chọn cuối cùng dựa trên ý kiến của số đông”, ông Nguyễn Văn Phú chia sẻ.
Không những thế, trước khi chọn sách, ông Phú cũng cho biết hiệu trưởng nhiều trường tiểu học cũng tham khảo ý kiến của nhau, của các trường tương đồng trong quận để có lựa chọn phù hợp.
Nhận xét về 5 bộ SGK mới cho HS lớp 1, ông Phú nói: “Theo tôi thì mỗi bộ sách có một cái hay riêng. Tuy nhiên, khi lựa chọn thì chúng tôi dựa trên tình hình thực tế và quyết định lựa chọn bộ sách của thành phố mình vì nó phù hợp với học sinh thành phố, có nhiều nội dung thực tế, phù hợp hơn”, ông Phú nói và cho biết phần lớn GV trong trường đề cử chọn bộ Chân trời sáng tạo nên trường đã quyết định chọn bộ sách này cho chương trình dạy của trường.
Dù đã lựa chọn xong, nhưng theo ông Phú, năm học tới, khi triển khai, trường sẽ ghi nhận thêm từ thực tế dạy học để có những điều chỉnh phù hợp. GV cũng sẽ được tập huấn chương trình mới trước khi giảng dạy.
Video đang HOT
“Việc dạy học theo bộ SGK này còn mới, nên chúng tôi sẽ vừa dạy vừa bám sát hướng dẫn của phòng, Sở GD-ĐT thành phố. Trường sẽ căn cứ vào tình hình thực tế, khó khăn, vướng mắc ở đâu thì sẽ đưa ý kiến và xin chỉ đạo ở đó”, ông Phú cho biết.
Phụ huynh tin tưởng vào sự lựa chọn của giáo viên ?
Theo phó hiệu trưởng một trường tiểu học tại Q.Gò Vấp, 100% GV của trường, đặc biệt là những GV đang dạy khối 1 trong thời gian nghỉ dịch Covid-19 luân phiên mang tất cả các bộ sách mới về nhà để tìm hiểu và đưa ra ý kiến. 17 người trong ban đại diện phụ huynh của trường cũng tham gia vào quá trình chọn sách. Ngoài ra, những GV chuyên về lĩnh vực nào thì lập thành nhóm về môn học đó cùng tham khảo, đưa ra quyết định chung.
“Sau khoảng 2 tuần tìm hiểu, phần lớn GV của trường đều đồng ý chọn bộ Chân trời sáng tạo gồm 9 cuốn của NXB Giáo dục Việt Nam. Còn về phía phụ huynh, nhiều người cũng tham gia đóng góp ý kiến, trong đó bộ sách này được phụ huynh đánh giá có hình thức đẹp, bắt mắt, còn về nội dung thì họ tin tưởng vào sự lựa chọn của GV, những người có chuyên môn giảng dạy lâu năm”, vị phó hiệu trưởng này chia sẻ.
Tương tự, nhiều trường tiểu học khác ở TP.HCM cũng đã hoàn thành việc chọn SGK mới cho HS lớp 1. Ông Bùi Duy Phương, Hiệu trưởng Trường tiểu học Lê Ngọc Hân (Q.1), cho biết trường đã chọn bộ Chân trời sáng tạo cho chương trình giảng dạy vào năm sau. Sau khi chọn xong, trường đã báo cáo lên phòng GD-ĐT.
Ông Nguyễn Văn Hùng, Hiệu trưởng Trường tiểu học Mê Linh (Q.3), cũng cho biết đã lấy ý kiến GV, phụ huynh và họp hội đồng nhà trường để quyết định chọn SGK mới.
Trước đó, Bộ GD-ĐT yêu cầu kết quả chọn SGK ở tất cả các địa phương trên cả nước phải có trước 20.5 để kịp đưa vào giảng dạy từ năm học tới. Bộ đề nghị các trường học sau khi chọn SGK phải cung cấp thông tin đến các NXB có SGK đã lựa chọn để phối hợp bồi dưỡng GV sử dụng sách và triển khai kế hoạch phát hành, đảm bảo cung ứng đủ, kịp thời SGK trước năm học mới 2020 – 2021.
Hiện tại 5 bộ SGK Bộ GD-ĐT công bố được sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2020 – 2021, bao gồm 4 bộ của NXB Giáo dục Việt Nam gồm: Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo, Cùng học để phát triển năng lực, Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục.
Ngoài 4 bộ SGK trên, Bộ GD-ĐT đã phê duyệt 1 bộ SGK Cánh diều. Đây là bộ sách được thực hiện bởi chủ trương xã hội hóa trong biên soạn SGK, là sản phẩm hợp tác giữa 3 đơn vị: NXB ĐH Sư phạm, NXB ĐH Sư phạm TP.HCM và Công ty đầu tư xuất bản – thiết bị giáo dục Việt Nam. – Tuệ Nguyễn
Bộ sách Chân trời sáng tạo chiếm ưu thế
Ông Trần Trọng Khiêm, Phó phòng GD Q.Tân Phú, cho biết thực hiện theo thông tư của Bộ GD-ĐT, mỗi trường tiểu học thành lập hội đồng lựa chọn SGK lớp 1 độc lập, lấy ý kiến đề xuất, phản biện của các thành phần tham gia là GV, tổ trưởng bộ môn, ban đại diện cha mẹ HS… Từ kết quả lựa chọn của các trường, phòng GD thống kê kết quả có 17 trường lựa chọn bộ sách Chân trời sáng tạo và 2 trường lựa chọn bộ sách Cánh diều.
Theo thống kê của Q.Tân Bình, 70% số trường tiểu học chọn bộ sách Chân trời sáng tạo, 30% số trường còn lại chọn bộ sách Cánh diều, Kết nối tri thức với cuộc sống. Ông Trần Khắc Huy, Trưởng phòng GD Q.Tân Bình, cho biết theo các trường, lý do lựa chọn những bộ sách nói trên do có cách tiếp cận nhẹ nhàng, ngôn ngữ và hình ảnh gần gũi, phù hợp với văn hóa đặc trưng của HS TP.HCM.
Lãnh đạo Trường tiểu học Hồng Hà (Q.Bình Thạnh) cũng cho hay GV tiếp cận với 5 bộ sách lớp 1 và cùng thảo luận, đưa ra những nhận xét về cách tiếp cận, ngôn ngữ, hình ảnh, ưu và nhược điểm. GV của trường đánh giá cao bộ sách Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức với cuộc sống. – Bích Thanh
5 yếu tố quyết định thành công trong dạy học trực tuyến
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, với phương châm "tạm dừng đến trường, không dừng việc học", ngành giáo dục đã triển khai giải pháp dạy học trực tuyến.
Để việc dạy học theo phương thức này đạt hiệu quả, rất cần sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, giáo viên, phụ huynh và học sinh.
Để việc dạy học online đạt hiệu quả, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó có ý thức tự giác học tập của học sinh, sinh viên. Ảnh: Bích Hà
Nỗ lực từ những địa phương vùng khó
Theo đánh giá của ông Thái Văn Thành - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An, việc triển khai dạy học trực tuyến trong thời gian học sinh nghỉ học để phòng dịch COVID-19 đạt được 3 hiệu quả: Duy trì việc học, phần nào đó tạo được cho học sinh ý thức học tập và thực hiện được mục tiêu "Tạm dừng đến trường, không dừng việc học".
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Duy Hoàng - Phó Giám đốc Sở GDĐT Sơn La - cũng cho rằng, hiệu quả lớn nhất của việc dạy học trực tuyến là giúp việc học không bị gián đoạn, học sinh duy trì được nền nếp học tập trong thời gian không được đến trường. Cả học sinh và giáo viên có thêm những kỹ năng về việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong dạy học.
Tuy nhiên với đặc thù của địa phương, học sinh còn khó khăn trong việc trang bị đủ thiết bị, đường truyền tốt để thực hiện học trực tuyến, nên ngành giáo dục Sơn La xác định đây là giai đoạn để giáo viên, học sinh làm quen với công nghệ, phương pháp dạy học mới, chứ chưa đặt nặng, hay kỳ vọng quá nhiều vào chất lượng của việc dạy học online.
Học sinh, sinh viên vùng cao dựng lán giữa đồi để "bắt sóng" học online. Ảnh: Học viện Hành chính quốc gia cung cấp.
Tại tỉnh Đắk Lắk, ngay từ đầu mùa dịch, ngành giáo dục địa phương cũng đã triển khai dạy học qua internet. Ông Phạm Đăng Khoa - Giám đốc Sở GDĐT Đắk Lắk cho biết, ở tỉnh có nhiều học sinh sinh sống thuộc vùng sâu, vùng xa nên ngoài dạy học qua internet, trên truyền hình, các giáo viên còn đến tận nơi giao bài trực tiếp cho học sinh, nhất là với cấp tiểu học. Ngoài ra, Đắk Lắk đang vào mùa phát nương làm rẫy, các em học sinh phải tham gia lao động cùng gia đình, nên việc triển khai học từ xa gặp không ít khó khăn.
Là địa phương có 100% trường học triển khai dạy học trực tuyến, ông Hà Thanh Quốc - Giám đốc Sở GDĐT Quảng Nam cho rằng, tùy vào vùng miền mà việc học trực tuyến đạt hiệu quả khác nhau. Hiệu quả đến đâu còn do nhà trường, giáo viên, phụ huynh và học sinh.
Đặc biệt, ông Quốc nhận định, những nơi nào ban giám hiệu nhà trường, giáo viên phối hợp chặt chẽ với phụ huynh, phụ huynh lo việc học cho con, chia sẻ với giáo viên, với nhà trường thì nơi đó sẽ đạt hiệu quả.
Yếu tố quyết định thành công trong dạy học trực tuyến
Theo đánh giá của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ, dạy học qua internet, trên truyền hình dù là giải pháp tình thế, nhưng là cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
Có 5 yếu tố quyết định thành công trong dạy học trực tuyến được Thứ trưởng đưa ra, trong đó trước hết là cơ sở hạ tầng, từ máy tính, phần mềm, đến đường truyền. Về vấn đề này, Bộ GDĐT đã làm việc với các doanh nghiệp, tập đoàn viễn thông để có hỗ trợ địa phương.
Yếu tố thứ hai là công tác quản lý chỉ đạo. Theo Thứ trưởng, sự quyết liệt trong quản lý, theo dõi, động viên, ghi nhận trong thời điểm khó khăn sẽ tạo động lực cho học sinh, giáo viên. "Hiệu trưởng cần quán triệt đây là nhiệm vụ để không có tâm lý vì nghỉ dạy mà làm việc với tinh thần không cao" - Thứ trưởng nhấn mạnh.
Đội ngũ giáo viên là yếu tố quan trọng thứ ba trong triển khai dạy học trực tuyến. Để nâng cao chất lượng dạy học trực tuyến, Thứ trưởng đề nghị các địa phương tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên. Bộ GDĐT sẵn sàng giới thiệu và hỗ trợ đội ngũ chuyên gia để bồi dường trực tuyến cho giáo viên các địa phương.
Có hạ tầng tốt, người quản lý quyết liệt, giáo viên chất lượng, tâm huyết nhưng học sinh thiếu động lực học tập, phụ huynh thiếu sự chia sẻ, hỗ trợ thì quá trình triển khai dạy học trực tuyến, dạy học qua truyền hình không thể thành công.
Đây cũng hai yếu tố cuối cùng được Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đề cập. Ông mong muốn, học sinh phải có ý thức tự học, nhất là các em cuối cấp, để cùng vượt khó trong giai đoạn này.
ĐẶNG CHUNG
Học sinh nghỉ học hết tháng 3: Bạn có đồng ý không? Đề xuất của UBND TP.HCM trình lên Chính phủ cho sinh viên, học sinh nghỉ học hết tháng 3 để phòng dịch Covid-19 nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ giáo viên, phụ huynh... Riêng bạn, bạn có đồng ý với phương án này? Học sinh cả nước có nghỉ học đến hết tháng 3? - Tuệ Nguyễn Trước đề xuất cho...