Giáo viên nước ngoài nói gì về ngày 20/11
Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hàng năm mang lại cảm giác lạ lẫm, thú vị cho các giáo viên nước ngoài.
Việt Nam là một trong số ít quốc gia dành một ngày để tri ân những người làm nghề giảng dạy. Từ hàng chục năm nay, cứ đến 20/11, trên khắp cả nước diễn ra hàng loạt hoạt động tôn vinh các nhà giáo. Học sinh chúc mừng giáo viên, học trò cũ cũng gửi đến những người thầy từng dạy mình bó hoa và lời chúc mừng trân trọng nhất. Nhưng với giáo viên nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam, đây là một trải nghiệm lạ lẫm nhưng đáng nhớ.
Thầy Nathan Bennetts, người Anh, Trưởng khối tiểu học trường quốc tế thuộc tập đoàn giáo dục Cognita tại Việt Nam cho biết: “Ngày nhà giáo ở Việt Nam luôn để lại cho tôi nhiều kỷ niệm đẹp với học sinh”.
Thời gian đầu mới giảng dạy tại đây, thầy Nathan đã rất bất ngờ khi biết Việt Nam kỷ niệm ngày nhà giáo rất trang trọng. Ở Anh cũng có, nhưng hầu hết mọi người không biết đến điều này.
Thầy Nathan Bennetts rất mong quê hương Anh quốc cũng có kỷ niệm ngày nhà giáo.
“Tôi có nhiều kỷ niệm tuyệt vời khi trải qua vài năm tham gia ngày nhà giáo. Tôi dạy cả học sinh mầm non và tiểu học nên chứng kiến được sự đa dạng trong cách các em bày tỏ lòng tri ân thầy cô. Là giáo viên, tôi luôn nhấn mạnh việc phát triển nhân cách tốt bên cạnh kết quả cao trong các kỳ thi quốc tế, điều này khá tương đồng với truyền thống Tiên học lễ, hậu học văn của người Việt Nam”, thầy giáo đến từ Anh quốc cho biết.
Kể về kỷ niệm ấn tượng nhất ngày 20/11, thầy Nathan nhớ lại, một buổi sáng như mọi ngày, thầy tất bật vừa bước vào lớp thì thấy các em học sinh xếp hàng ngay ngắn, trên tay là những bông hoa tươi thắm kèm tấm thiệp nhỏ xinh kèm lời chúc vô cùng ý nghĩa, dễ thương. “Giây phút biết đó là những món quà tri ân ngày Nhà giáo, tôi đã vô cùng bất ngờ, xúc động và thấy nghề giáo thật thiêng liêng, đáng quý”.
Video đang HOT
Trong khi đó, cô Alpha Butil, người Philippines, giáo viên một trường mầm non quốc tế tại Việt Nam thì ấn tượng cách phụ huynh bày tỏ sự trân trọng dành cho giáo viên dạy dỗ con em mình.
“Sự tin tưởng và hỗ trợ từ phụ huynh đã khích lệ rất nhiều cho giáo viên chúng tôi trong việc phát triển nhân cách các bé, cũng như tạo cho giáo viên nguồn động lực lớn trong công việc hàng ngày”, cô Alpha Butil bày tỏ.
Cô Alpha Butil chia sẻ thêm, giảng dạy cho trẻ ở lứa tuổi mầm non chưa bao giờ là công việc dễ dàng. Giáo viên phải là người thật sự kiên nhẫn, hiểu trẻ và biết cách cá nhân hóa phương pháp dạy của mình theo khả năng và sở thích riêng của mỗi học sinh. Vì vậy, việc được ghi nhận những đóng góp vì sự nghiệp dạy dỗ trẻ quả là một điều đặc biệt và đáng trân trọng.
Những lời động viên của phụ huynh đến con trẻ treo trước lớp cô Alpha.
Cũng là một nhà giáo nước ngoài giảng dạy tại Việt Nam, cô Rae Lang, người New Zealand, Hiệu phó Trường quốc tế Saigon Pearl (ISSP) nhận định, ngày Nhà giáo là cơ hội tốt không chỉ để giáo dục con trẻ mà còn là dịp để nhắc nhớ về lòng biết ơn đối với những người đã dạy dỗ trong suốt hành trình học tập.
Cô Rae Lang thuộc tên cả 450 học sinh tại trường.
“Họ không chỉ là giáo viên chủ nhiệm ở trường mà còn cả giáo viên âm nhạc, huấn luyện viên thể thao, nghệ thuật và thậm chí là cha mẹ – giáo viên đầu tiên của cuộc đời mình. Đây là thời điểm quý báu để trẻ tri ân những người hỗ trợ, động viên và truyền cảm hứng giúp các em trưởng thành hơn về mặt học thuật lẫn nhân cách”, cô Rae Lang bộc bạch.
Cô Rae Lang cho biết thêm, cô thấy bản thân may mắn khi được hiểu về ý nghĩa văn hóa truyền thống của Việt Nam thông qua các học sinh trong quá trình phụ giúp các em tổ chức Trung thu, Vu Lan và Tết. Đặc biệt, việc nhìn thấy những đứa trẻ đến trường, mỉm cười, hạnh phúc tràn đầy năng lượng luôn là khoảnh khắc ấn tượng mỗi ngày.
“Trong môi trường quốc tế, chúng tôi luôn giúp trẻ hiểu ý nghĩa của việc trở thành một phần của cộng đồng toàn cầu, để trẻ em hòa nhập với những bạn bè đến từ nhiều quốc gia, văn hóa, ngôn ngữ khác nhau, nhưng vẫn giữ được bản sắc của mình mà ngày 20/11 là một ví dụ”, Hiệu phó trường ISSP nhấn mạnh.
Thế Đan
Theo VNE
Chạm vào trái tim học trò
Dạy dỗ học sinh cá biệt chưa bao giờ dễ dàng. Thế nhưng nhiều giáo viên đã thành công trong việc cảm hóa học trò bằng phương pháp đặc biệt xuất phát từ trái tim bao dung và chia sẻ.
Cô Thanh Hương (áo dài) được học sinh gọi là "mẹ hiền" - H.T
Không chê bai, quát mắng
Cô Nguyễn Xuân Thảo đã có hơn 20 năm gắn bó với Trung tâm giáo dục thường xuyên Q.11, TP.HCM. Học trò của cô đa số đều là những học sinh bị các trường THPT "từ chối" do học lực yếu hoặc quá quậy nghịch. Thế nhưng, nhờ vào sự thương yêu, chia sẻ và phương pháp sư phạm khéo léo, những học sinh đó đều đã trưởng thành và trở về bày tỏ lòng biết ơn với cô.
Cô Thảo kể lại: "Tôi có một cậu học trò hết sức đặc biệt. Cậu ấy hỗn hào đến mức chửi cả cha mẹ, lêu lổng không chịu học hành. Tôi bèn âm thầm tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, thì được biết ba mẹ em đã ly dị. Cú sốc đó khiến tâm lý và tính cách em bị ảnh hưởng. Biết em thiếu thốn tình cảm, tôi đã hết sức quan tâm, động viên, không bao giờ chê bai hay quát mắng, không bao giờ nói em là học sinh hư. Dường như hiểu được tấm lòng của tôi, em đã rất nỗ lực, học hành dần tiến bộ, được lên lớp và tốt nghiệp. Từ đó, không có ngày 20.11 nào là em ấy không về thăm tôi. Điều đó khiến tôi hạnh phúc và tiếp tục giúp những học sinh khác trở nên tốt hơn".
Thầy Trần Bảo Huy, giáo viên môn toán Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên Q.Tân Phú, TP.HCM, cũng có những người học trò gây xúc động trong cuộc đời làm thầy. "Phần lớn học sinh nam ở trung tâm rất lười học, quậy nghịch, mất căn bản về kiến thức. Thêm nữa, do nhiều em có hoàn cảnh gia đình éo le nên sinh ra chán nản. Khi bị thầy nhắc nhở, các em giận dữ chửi tục, chửi thề ngay trước lớp. Ban đầu tôi rất giận và sốc. Nhưng tôi đã kiềm chế cơn giận của mình, tự suy nghĩ, lý giải vì đâu các em trở nên như vậy. Tôi thấy mình cần bao dung, độ lượng và cho các em cơ hội. Bởi nếu không làm vậy, các em càng chênh vênh không biết bấu víu vào đâu".
Theo thầy Huy, những học sinh ngày xưa từng chửi thầy, nay đều đã trưởng thành và mỗi dịp 20.11 lại đến thăm thầy bằng tình cảm chân thành và biết ơn.
Cảm hóa bằng tình yêu thương
Bà Bùi Minh Tâm, Hiệu trưởng Trường THPT Lương Thế Vinh (TP.HCM) chia sẻ: "Đối với những học sinh chưa ngoan, trường luôn dùng phương pháp vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo, nghĩa là vừa dùng tình cảm, sự thương yêu lẫn chế tài. Những em quậy thường có hoàn cảnh gia đình không được hạnh phúc, hoặc là nghèo khó, cha mẹ không quan tâm. Chúng tôi luôn tìm hiểu cụ thể các em đang gặp phải vấn đề gì. Nếu không có tiền đóng học phí thì trường tìm nhà tài trợ hỗ trợ. Em nào có ba mẹ ly hôn thì thầy cô lại thay ba mẹ quan tâm, chia sẻ, động viên... Chỉ có lòng yêu thương, bao dung, vị tha của người thầy, cùng với sự răn đe phù hợp, mới giúp học trò chưa ngoan trở nên tốt hơn được".
Cô Nguyễn Thanh Hương, giáo viên môn văn, Trường THPT Quốc Oai, Hà Nội, cũng cho rằng người thầy trong tình huống học trò chưa ngoan, hãy trò chuyện tâm tình gần gũi với trò như một người bạn. "Không quát mắng các em vì tuổi này một khi bị tổn thương thì hậu quả sẽ khó lường. Luôn lắng nghe, đồng cảm và tin tưởng, động viên các em. Đó là cách tốt nhất lay động học trò, giúp các em nhận ra mình cần phải thay đổi", cô Hương cho biết.
Cô Nguyễn Xuân Thảo thì nhận ra đa số học sinh quậy nghịch lại rất thông minh và tình cảm. "Cứ từ từ trò chuyện, tâm tình, động viên, các em hiểu ra và rất tiến bộ. Cái gì xuất phát từ trái tim thì sẽ dễ dàng gây xúc động và cảm hóa được người khác", cô Thảo tâm sự.
Theo thanhnien
Nguồn gốc ngày Nhà giáo Việt Nam và thế giới Ngày Nhà giáo Việt Nam được ấn định là 20.11 hàng năm. Đây là dịp để các thế hệ học sinh tỏ lòng biết ơn đến với các thầy cô. Thế giới cũng có ngày Nhà giáo quốc tế là 5.10, nhưng điều này ít được nhắc đến ở Việt Nam. Học sinh chúc mừng thầy cô nhân ngày Nhà giáo - Ảnh:...