Giáo viên nước nào được tôn trọng nhất?
Một nghiên cứu quốc tế so sánh địa vị của nghề giáo trong xã hội cho thấy giáo viên Trung Quốc được tôn trọng nhất, trong khi giáo viên Israel nhận được sự tôn trọng thấp nhất.
Tổ chức phi lợi nhuận Varkey GEMS có trụ sở tại Vương quốc Ả Rập thống nhất đã tiến hành khảo sát 1.000 người trưởng thành ở 21 quốc gia dựa trên một số tiêu chí, bao gồm: Vị trí của nghề giáo viên so với các nghề khác trong suy nghĩ người dân, thu nhập của giáo viên có được đánh giá là công bằng hay không và người dân có khuyến khích con cháu mình theo nghề này hay không.
Phụ huynh tiễn thí sinh lên đường thi Đại học ở tỉnh An Huy, Trung Quốc
Kết quả nghiên cứu cho thấy: Trung Quốc, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ và Hàn Quốc lần lượt xếp đầu bảng trong danh sách các quốc gia có giáo viên được tôn trọng nhất. Anh xếp ở vị trí thứ 10. Trong khi đó, Phần Lan – nước được đánh giá có mô hình giáo viên chất lượng cao – chỉ xếp vị trí thứ 13. Đức (thứ 16), Nhật (thứ 17) cũng nằm trong danh sách những nơi giáo viên được tôn trọng nhất.
Bảng kết quả khảo sát cho thấy nghề giáo được coi trọng nhất ở Trung Quốc
Tại Mỹ, Brazil, Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ, nghề giáo viên thường được so sánh với nghề quản lý thư viện. Ở Anh, Hy Lạp, Ai Cập, Thụy Sĩ và nhiều quốc gia khác, giáo viên thường được coi như nhân viên xã hội. Ở Nhật, giáo viên được đánh giá ngang ngửa với quan chức chính quyền địa phương. Trong khi đó, ở Trung Quốc nghề giáo được so sánh ngang hàng với nghề bác sĩ.
Khoảng 60% số người được hỏi cho rằng giáo viên nên được trả lương dựa trên thành tích học tập của học sinh. Ở Mỹ, 80% người dân ủng hộ ý kiến này.
Video đang HOT
Peter Dolton – Giáo sư kinh tế tại Đại học Sussex (Anh) – cho biết: “Chúng tôi thấy rằng có sự khác biệt lớn giữa các quốc gia trong cách nhận thức của cộng đồng về giáo viên. Điều này khiến những người quyết định trở thành giáo viên ở mỗi quốc gia biết họ được tôn trọng và khen thưởng tài chính như thế nào. Cuối cùng, điều này ảnh hưởng đến những điều họ làm trong việc giảng dạy con em chúng ta”.
Đã có nhiều so sánh giáo dục mang tính quốc tế như Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) và Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển Giáo dục (OECD) hàng năm tại Glance. Tuy nhiên, đây khảo sát đầu tiên so sánh về tình trạng giáo viên trên toàn thế giới.
Ông Sunny Varkey – người sáng lập tổ chức Varkey GEMS – nhận xét: “Ở nhiều quốc gia, giáo viên không còn được tôn trọng như xưa nữa. Sự tôn trọng giảm dần theo thời gian sẽ làm suy yếu việc giảng dạy, học tập cũng như cơ hội học tập của hàng triệu người và cuối cùng sẽ làm tổn hại tới xã hội nói chung”.
Theo TNO
Nơi Tướng Giáp 'khởi nghiệp' nghề giáo
Hiếm có một ngôi trường nào vinh dự như Trường tiểu học Thăng Long (Hà Nội) khi là nơi "khởi nghiệp" nghề giáo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhiều lần được vị Đại tướng đáng kính đến thăm hỏi, dặn dò.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong một lần về thăm trường - Ảnh: Độc Lập chụp lại ảnh tư liệu
Chuyên đề: Đại tướng Võ Nguyên Giáp
"Nghe tin thầy mất, mấy hôm nay cả trường rất buồn. Thế là từ nay trường sẽ không được đón thầy về thăm trường nữa rồi", cô Phan Thị Thắng - Hiệu trưởng trường Thăng Long bùi ngùi nói.
Những năm cuối thập kỷ 30 của thế kỷ trước, chàng thanh niên Võ Nguyên Giáp về dạy ở Trường tư thục Thăng Long, tên gọi cũ của Trường tiểu học Thăng Long.
Trang web wikipedia cho hay khoảng giữa năm 1939, Tướng Giáp về dạy ở trường. Nhưng theo cô Thắng, thông tin từ trung tướng Phạm Hồng Cư - nguyên Phó tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị, một người thân của Tướng Giáp - thì thầy giáo Võ Nguyên Giáp dạy lịch sử ở trường từ quãng thời gian 1936 - 1939.
Dạy lịch sử, mục đích của thầy giáo Giáp là để hun đúc tinh thần dân tộc và yêu nước cho lớp học sinh mà ông giảng dạy.
Sau này, tuy không còn dạy ở trường nữa nhưng khi có dịp Đại tướng nhiều lần đều đến thăm vào dịp trường đón nhận huân chương lao động, khai giảng hay là dịp họp mặt ba thế hệ giáo viên dạy ở trường.
"Thế hệ thứ nhất là những người dạy ở trường trước Cách mạng tháng Tám như thầy Giáp. Thế hệ thứ hai là những người dạy sau Cách mạng tháng Tám. Còn thế hệ thứ ba là những giáo viên hiện đang giảng dạy. Dịp họp mặt này cũng là dịp để giáo viên và học sinh ôn lại truyền thống của trường", cô Thắng nói.
Điều mà các giáo viên và bản thân cô Thắng cảm thấy vinh dự là không chỉ quan tâm mà Đại tướng còn giao trọn sự tin tưởng khi rất nhiều người cháu của Đại tướng đã và đang học ở trường.
"Trước đây là cháu Võ Thanh Trung, Võ Nguyên Phong. Hiện cháu Võ Trường Giang đang học và sắp tới con của anh Võ Điện Biên cũng sẽ học ở trường. Thầy Giáp luôn dặn chúng tôi là ngoài việc dạy chữ còn phải dạy các cháu làm người. Xuất thân từ một gia đình hiếu học, được rèn luyện nề nếp đạo nghĩa từ nhỏ nên những người cháu của thầy rất ngoan và học rất giỏi", cô Thắng cho hay.
Từng là thầy giáo nên Đại tướng luôn khuyến khích việc đọc và tự học. Hằng năm, ông thường tặng Trường tiểu học Thăng Long những đầu sách do ông viết hay những đầu sách mà gia đình Đại tướng tuyển chọn.
Cô Thắng nói: "Từ việc tặng sách của thầy đã tạo ra nề nếp để nhà trường phát động phong trào góp một cuốn sách nhỏ để đọc một ngàn cuốn sách hay".
T rường tư thực Thăng Long những năm 1930 - Ảnh: Độc Lập chụp tư liệu
Các thế hệ nhà giáo nổi tiếng của trường - Ảnh: Độc Lập chụp tư liệu
Bảng ghi danh các thế hệ giáo viên của trường - Ảnh: Độc Lập chụp tư liệu
Bút ký của tướng Giáp trong những cuốn sách tặng trường - Ảnh: Độc Lập
Trường mới được xây dựng lại xong cách đây khoảng một tháng nên cơ sở
vật chất của trường rất khang trang - Ảnh: Độc Lập
Đại tướng Võ Nguyên giáp dự gặp mặt ba thế hệ giáo viên của trường - Ảnh: Độc Lập chụp lại tư liệu
Đại tướng Võ Nguyên Giáp dự lễ khai giảng của trường năm 2002 - 2003.
Đây là lần cuối cùng Đại tướng về trường - Ảnh: Độc Lập chụp lại hình tư liệu
Hướng dẫn học sinh ôn lại truyền thống của trường - Ảnh: Độc Lập
Theo TNO
"Lực học tốt, thi Sư phạm thì... quá phí" Muốn ngăn con gái thi ngành Sư phạm, bố mẹ em Nguyễn Thị Thủy, một học sinh lớp 12 ở Q.5, TPHCM phân tích cho con những áp lực của nghề giáo rồi nói rằng lực học của em tốt, có thể thi vào nhiều ngành nghề khác chứ thi Sư phạm thì... quá phí. Nhiều học trò có đam mê theo nghề...