Giáo viên nghỉ việc, chuyển việc: Nỗi lo còn dài

Theo dõi VGT trên

Lương thấp, áp lực lớn là nguyên nhân chính khiến một lượng lớn giáo viên nghỉ việc, chuyển việc.

Thực tế này đòi hỏi ngành giáo dục phải sớm có giải pháp khắc phục.

Giáo viên nghỉ việc, chuyển việc: Nỗi lo còn dài - Hình 1

Mấy năm trước, một chuyên gia giáo dục từng là giảng viên của một trường đại học top đầu Việt Nam đột ngột quyết định rời bỏ công việc giảng dạy đại học để chuyển sang làm biên tập viên sách và truyền cảm hứng văn hóa đọc trong cộng đồng.

Anh cho biết, việc từ bỏ vị trí giảng viên đại học ngoài lý do muốn tìm một cơ hội mới, thì một phần vì thu nhập không tương xứng.

Quan sát công việc của giáo viên hiện nay, nhiều ý kiến cho rằng, giáo viên đang phải làm nhiều công việc không hợp lý, trong đó có cả việc đi bán một số dịch vụ trong trường học để thu tiền hoặc áp lực sổ sách, thi đua quá lớn. Khi giáo viên phải làm những công việc không chính đáng, không thoải mái, sẽ bào mòn động lực làm việc của họ.

“Nghề giáo bị chi phối rất nhiều bởi cảm xúc. Người thầy chỉ có thể dạy tốt khi họ cảm thấy hạnh phúc, có sự bình an trong tâm hồn. Còn nếu mất đi cảm giác hạnh phúc khi lên lớp thì người thầy sẽ ngày càng cảm thấy mỏi mệt”, một chuyên gia giáo dục cho hay.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn thay mặt Chính phủ đã gửi báo cáo tới đại biểu Quốc hội về hoạt động giáo dục năm 2022. Theo báo cáo của người đứng đầu ngành giáo dục, năm 2022 có khoảng 16.000 giáo viên xin nghỉ việc, chuyển việc.

“Trong bối cảnh cả nước đang thiếu khoảng 100.000 giáo viên mầm non, phổ thông, thiếu giáo viên một số môn học khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 như môn tiếng Anh, tin học đối với cấp tiểu học và môn âm nhạc, mỹ thuật đối với THPT, thì việc hàng loạt giáo viên nghỉ học đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động dạy và học”, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nêu.

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, hiện cả nước đang thiếu hơn 100.000 giáo viên. Trong năm 2022, các địa phương cần tuyển thêm 27.000 chỉ tiêu biên chế giáo viên, từ nay đến năm 2025 là 64.000 biên chế.

Video đang HOT

Bàn về nguyên nhân nhiều giáo viên nghỉ việc, chuyển việc, tư lệnh ngành giáo dục cho rằng, một trong những lý do dẫn đến tình trạng giáo viên nghỉ việc là do chế độ, chính sách về tiền lương còn nhiều bất cập, lương giáo viên chưa đủ để trang trải cuộc sống.

Hiện nay, giáo viên công tác trong 5 năm đầu có thu nhập bình quân từ lương và phụ cấp khoảng 6 triệu đồng/tháng. Trong khi đó, chi phí thiết yếu cho cuộc sống khá cao. Điều này khiến một số giáo viên phải chuyển sang làm các công việc khác có thu nhập cao hơn.

PGS-TS. Chu Cẩm Thơ, Trưởng ban Nghiên cứu đánh giá giáo dục (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam) kể câu chuyện, trong một dịp trao đổi với giáo viên ở một trường học của tỉnh Hà Nam, bà đặt câu hỏi, có giáo viên nào phải làm nghề “tay trái” để đủ sống không, thì toàn bộ giáo viên có mặt trong cuộc họp hôm đó cho biết, họ đều phải làm thêm một công việc khác để nuôi sống gia đình.

GS-TS. Đinh Quang Báo, nguyên Hiệu trưởng Trường đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, nếu như trước đây nhiều người muốn xin vào ngành giáo dục, thì hiện nay lại có một lượng lớn giáo viên bỏ hẳn nghề hoặc chuyển từ trường công ra trường tư. Đây cũng là điều có thể lý giải, bởi môi trường giáo dục ngoài công lập có nhiều điểm hấp dẫn, rõ nhất là chế độ đãi ngộ.

Để hạn chế tình trạng giáo viên nghỉ việc, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản đề nghị Quốc hội cho phép xây dựng Luật Nhà giáo, nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến tiêu chuẩn tuyển dụng, quản lý, đãi ngộ, tôn vinh… phù hợp với vai trò, vị trí quan trọng, đặc thù lao động nghề nghiệp của nhà giáo; tạo động lực để nhà giáo gắn bó, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục.

Bộ này cũng đề nghị Nhà nước quan tâm tới chính sách tiền lương và các chế độ ưu đãi khác của viên chức giáo dục để tiền lương và thu nhập của viên chức giáo dục cơ bản đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống.

Đối với giáo viên mới vào nghề, giáo viên hợp đồng, cần có chính sách hỗ trợ để đảm bảo thu nhập của họ không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng; được hưởng phụ cấp ưu đãi, các khoản hỗ trợ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng dạy học…

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ rà soát các văn bản, thể chế, chính sách, trong đó vấn đề tăng lương, nâng phụ cấp ưu đãi đặc biệt cho giáo viên mầm non và giáo viên tiểu học phải được thực hiện một cách cấp bách để giải quyết được đời sống cho giáo viên, với tinh thần “có thực mới vực được đạo”.

Còn theo GS-TS. Đinh Quang Báo, vấn đề lương, đãi ngộ của giáo viên phải là vấn đề mang tính vĩ mô. Quốc hội cần phải có quyết sách cụ thể giải quyết vấn đề này, còn nếu tiếp tục duy trì lương, đãi ngộ như hiện nay, giáo viên không đủ sống, thì hiện tượng bỏ việc, chuyển việc sẽ không thể giải quyết.

PGS-TS. Chu Cẩm Thơ bổ sung kiến nghị: “Ngoài việc tăng lương thì cần phải cải tổ quy trình công việc để giảm tải lao động của giáo viên trong những công việc không cần thiết. Đồng thời, cải thiện điều kiện làm việc của nhà giáo. Giáo viên sẽ thực sự hạnh phúc và gắn bó với nghề nếu như công việc của họ được quan tâm đầu tư về tư liệu sản xuất để yên tâm làm việc”.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn giải trình về lương giáo viên và học phí

Kinhtedothi - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn vừa có văn bản gửi các ĐBQH để cung cấp một số thông tin về lĩnh vực GD&ĐT, trong đó đi sâu vào phân tích hai vấn đề 'nóng' của ngành là lương giáo viên và học phí.

Lương giáo viên không đủ trang trải cuộc sống

Theo thống kê từ hệ thống cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục, năm học 2021 - 2022, cả nước có 16.265 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc ra khỏi ngành Giáo dục; trong đó số giáo viên công lập nghỉ việc là 10.407 người, số giáo viên ngoài công lập nghỉ việc là 5.858 người (ở cả 4 cấp: Mầm non, tiểu học, THCS và THPT).

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn giải trình về lương giáo viên và học phí - Hình 1

Chế độ, chính sách về tiền lương của giáo viên còn nhiều bất cập

Giáo viên nghỉ việc, chuyển việc ra khỏi ngành chủ yếu tập trung ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, ở đó giáo viên có nhiều sự lựa chọn để chuyển đổi nghề nghiệp với mức thu nhập cao hơn. Một số ít địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, số giáo viên nghỉ việc cũng nhiều hơn các địa phương khác.

Lý giải số giáo viên công lập nghỉ việc cao gần gấp đôi giáo viên ngoài công lập, theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn là do chế độ, chính sách về tiền lương còn nhiều bất cập, lương giáo viên chưa đủ để trang trải cuộc sống. Hiện nay, giáo viên công tác trong 5 năm đầu có thu nhập bình quân từ lương và phụ cấp khoảng 6 triệu đồng/tháng; trong khi đó, chi phí thiết yếu cho cuộc sống khá cao. Mặt khác, sự phát triển của các thành phần kinh tế trong thời kỳ đổi mới đã tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn việc làm khác cho đội ngũ giáo viên.

Bên cạnh đó, một số cơ sở giáo dục chậm đổi mới trong quản lý, áp lực công việc đối với giáo viên còn lớn, làm hạn chế sự sáng tạo của giáo viên. Cơ sở vật chất các trường công lập chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động nghề nghiệp của giáo viên; tác động của nền kinh tế thị trường... cũng là những lý do dẫn đến một số giáo viên bỏ nghề và tìm kiếm cơ hội việc làm khác.

Để hạn chế tình trạng giáo viên nghỉ việc, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đề nghị Quốc hội cho phép xây dựng Luật Nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến tiêu chuẩn, tuyển dụng, quản lý, đãi ngộ, tôn vinh... phù hợp với vai trò, vị trí quan trọng, đặc thù lao động nghề nghiệp của nhà giáo. Thêm nữa, Nhà nước cần quan tâm tới chính sách tiền lương và các chế độ ưu đãi khác của viên chức giáo dục để tiền lương và thu nhập cơ bản đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống. Đặc biệt, đối với giáo viên mới vào nghề, giáo viên hợp đồng cần có chính sách hỗ trợ để đảm bảo thu nhập không thấp hơn lương tối thiểu vùng; giáo viên được hưởng phụ cấp ưu đãi, các khoản hỗ trợ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng dạy học...

Ngoài chính sách chung của Nhà nước, các địa phương cần căn cứ điều kiện cụ thể để có các chính sách hỗ trợ khác về thu nhập, cơ sở vật chất, nhà công vụ, đi lại... cho giáo viên....

Đề xuất chính sách học phí năm học 2022 - 2023 phù hợp

Theo lộ trình học phí tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP, dự kiến đến năm 2025 tính đủ chi phí giáo dục đại học công lập, đến năm 2030 tính đủ chi phí giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập. Riêng đối với đơn vị tự bảo đảm chi thường xuyên hoặc tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư được áp dụng mức trần học phí gấp 2 hoặc 2,5 lần đơn vị chưa tự bảo đảm chi thường xuyên nên cơ bản đã bù đắp được chi phí theo yêu cầu của Nghị quyết số 19-NQ/TW.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn giải trình về lương giáo viên và học phí - Hình 2

Đối với cơ sở giáo dục chưa tự bảo đảm chi thường xuyên: Giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022 - 2023 bằng mức học phí của năm học 2021 - 2022

Năm học 2022 - 2023, Bộ GD&ĐT đã chủ động, tích cực phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ trong việc rà soát, đánh giá tác động của việc tăng học phí tới học sinh, sinh viên, hộ gia đình thu nhập thấp, có hoàn cảnh khó khăn, đề xuất chính sách học phí năm học 2022 - 2023 phù hợp, ưu tiên kiểm soát lạm phát.

Bộ GD&ĐT đang hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về học phí đối với cơ sở giáo dục và đào tạo công lập năm học 2022 - 2023 (đã xin ý kiến góp ý của các thành viên Chính phủ), theo đó dự kiến học phí của các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập như sau:

Đối với cơ sở giáo dục chưa tự bảo đảm chi thường xuyên: Giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022 - 2023 bằng mức học phí của năm học 2021 - 2022 do HĐND tỉnh đã ban hành áp dụng tại địa phương. Trường hợp địa phương tăng học phí năm học 2022 - 2023 thì ngân sách địa phương đảm bảo phần chênh lệch tăng thêm so với số thu học phí năm học 2021 - 2022. Mức hỗ trợ cho từng cơ sở giáo dục do địa phương xem xét quyết định.

Đối với cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên: Cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư thì cơ sở giáo dục xây dựng mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, trình UBND để đề nghị HĐND cấp tỉnh xem xét phê duyệt; khuyến khích các địa phương bố trí ngân sách tăng chi thường xuyên cho các cơ sở giáo dục.

Đối với học phí của các cơ sở giáo dục đại học và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập: Giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022 - 2023 bằng mức thu học phí của năm học 2021 - 2022 do cơ sở giáo dục đã ban hành theo quy định của Nghị định số 81; Nhà nước cấp bù tiền miễn, giảm học phí theo mức trần học phí năm học 2021 - 2022 đã quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP. Khuyến khích các địa phương bố trí và huy động các nguồn lực hợp pháp để thực hiện việc hỗ trợ tiền đóng học phí năm học 2022- 2023 đối với học sinh, sinh viên đang theo học các ngành, nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực cho các ngành nghề bị tác động do dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Kinh hoàng cảnh bác sĩ lôi con rắn dài 1,2m ra khỏi miệng một phụ nữ ở NgaKinh hoàng cảnh bác sĩ lôi con rắn dài 1,2m ra khỏi miệng một phụ nữ ở Nga
18:42:35 12/04/2025
Tạm đình chỉ nữ tiếp viên xe buýt 'tịch thu' thẻ sinh viênTạm đình chỉ nữ tiếp viên xe buýt 'tịch thu' thẻ sinh viên
19:38:15 12/04/2025
Cuộc đời sóng gió, kín tiếng tuổi xế chiều của nữ chính phim 'Cánh đồng hoang'Cuộc đời sóng gió, kín tiếng tuổi xế chiều của nữ chính phim 'Cánh đồng hoang'
18:52:54 12/04/2025
Chính quyền Tổng thống Trump liệt hàng nghìn người nhập cư là đã chếtChính quyền Tổng thống Trump liệt hàng nghìn người nhập cư là đã chết
19:40:27 12/04/2025
Diễn biến gây sốc trong vụ ồn ào tình ái của tài tử Kim Soo HyunDiễn biến gây sốc trong vụ ồn ào tình ái của tài tử Kim Soo Hyun
17:35:25 12/04/2025
Diễn viên Anh Phạm: Cưới Anh Đức tôi không có cơ hội để ghenDiễn viên Anh Phạm: Cưới Anh Đức tôi không có cơ hội để ghen
18:47:15 12/04/2025
Nam MC đình đám VTV bị mạo danh trục lợi: Về hưu ngày nào cũng làm 2 việc nàyNam MC đình đám VTV bị mạo danh trục lợi: Về hưu ngày nào cũng làm 2 việc này
21:27:02 12/04/2025
Cô gái Bắc Giang lái xe tải, máy xúc điêu luyện khiến nhiều người trầm trồCô gái Bắc Giang lái xe tải, máy xúc điêu luyện khiến nhiều người trầm trồ
20:47:48 12/04/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Xử lý nghiêm hành vi đánh người sau khi va chạm giao thông

Xử lý nghiêm hành vi đánh người sau khi va chạm giao thông

Pháp luật

23:33:50 12/04/2025
Gần đây, tại nhiều địa phương của cả nước nói chung và tại TP Huế nói riêng, tình trạng ẩu đả, hành hung sau va chạm giao thông xảy ra khá nhiều.
HOT: Hoa hậu H'Hen Niê lộ rõ mồn một dấu hiệu bầu bí giữa lúc đang diễn concert Chị đẹp!

HOT: Hoa hậu H'Hen Niê lộ rõ mồn một dấu hiệu bầu bí giữa lúc đang diễn concert Chị đẹp!

Sao việt

23:33:08 12/04/2025
Theo đó, thay vì chọn trang phục ôm sát khoe vóc dáng gợi cảm như phong cách thường thấy thì lần này H Hen Niên diện chiếc đầm có thiết kế giấu dáng.
Nga phát động cuộc tấn công mùa xuân mới khi Ukraine tái xâm nhập vùng Belgorod

Nga phát động cuộc tấn công mùa xuân mới khi Ukraine tái xâm nhập vùng Belgorod

Thế giới

23:01:51 12/04/2025
Theo ông Samus, việc Nga tạm dừng các hoạt động tiến công liên tục trong mùa đông là cần thiết để bổ sung lực lượng và trang bị sau một thời gian dài chiến đấu.
Xem lại Tây Du Ký 50 lần tôi mới nhận ra sự thật không ngờ đằng sau: Tôn Ngộ Không bị oan suốt 39 năm

Xem lại Tây Du Ký 50 lần tôi mới nhận ra sự thật không ngờ đằng sau: Tôn Ngộ Không bị oan suốt 39 năm

Hậu trường phim

22:58:52 12/04/2025
Tây Du Ký là tác phẩm kinh điển dù trải qua gần 40 năm nhưng khán giả vẫn khám phá ra được những bí mật mới đằng sau quá trình sản xuất.
Động thái của Matic sau màn chế nhạo Onana

Động thái của Matic sau màn chế nhạo Onana

Sao thể thao

22:47:59 12/04/2025
Hôm 11/4, Matic ngồi dự bị cả trận trong trận hòa 2-2 giữa Lyon và Manchester United ở tứ kết lượt đi Europa League. Sau khi trận đấu khép lại, tiền vệ người Serbia đã tranh thủ gặp gỡ các nhân viên từng sát cánh với anh
Em gái của nàng công chúa đẹp nhất Châu Âu chọn lối đi riêng, không theo con đường của chị gái

Em gái của nàng công chúa đẹp nhất Châu Âu chọn lối đi riêng, không theo con đường của chị gái

Netizen

22:47:45 12/04/2025
Công chúa Sofia hiện đang hoàn tất những tuần học cuối cùng tại UWC Atlantic College ở xứ Wales, Vương quốc Anh. Dự kiến cô sẽ tốt nghiệp vào mùa hè này
Xe tải lật ngang giữa đường, tài xế may mắn thoát chết

Xe tải lật ngang giữa đường, tài xế may mắn thoát chết

Tin nổi bật

20:05:27 12/04/2025
Xe tải đang chạy bất ngờ nghiêng về một bên rồi lật ngang giữa đường, tài xế được người dân hỗ trợ ra ngoài kịp thời.
Áo sát nách luôn là lựa chọn năng động và mát mẻ cho ngày hè

Áo sát nách luôn là lựa chọn năng động và mát mẻ cho ngày hè

Thời trang

19:08:10 12/04/2025
Để hoàn thiện tổng thể, nàng có thể kết hợp thêm phụ kiện giày búp bê và túi xách nhỏ xinh, tạo nên diện mạo hài hòa, tinh tế nhưng vẫn đầy sức sống cho những buổi hẹn hò hay dạo phố cuối tuần.
NSND Hồng Vân nói về 'cái khó' khi lấy chồng cùng nghề

NSND Hồng Vân nói về 'cái khó' khi lấy chồng cùng nghề

Tv show

18:49:03 12/04/2025
Lắng nghe câu chuyện của cặp đôi Mảnh ghép hoàn hảo , NSND Hồng Vân có những chia sẻ về việc vợ chồng làm chung nghề.