Giáo viên nghĩ sách giáo khoa đã được thẩm định!
Nhiều giáo viên nhìn nhận còn chủ quan khi lựa chọn sách giáo khoa vì nghĩ đã được Bộ GD-ĐT, Hội đồng thẩm định quốc gia phê duyệt.
Sách giáo khoa lớp 1 – NGỌC THẮNG
“Thật sự đã có phần chủ quan”
Theo kết quả lựa chọn sách giáo khoa (SGK) lớp 1 của TP.HCM, có khoảng 20% số trường tiểu học lựa chọn bộ sách Cánh Diều, tùy theo từng môn, có môn nhiều, có môn ít.
Theo chia sẻ của một giáo viên (GV) lớp 1 ở Q.Tân Bình, quy trình lựa chọn 5 bộ sách đã được Bộ GD-ĐT phê duyệt thực hiện qua các bước như tiếp cận, nghiên cứu trao đổi… giữa các GV, thành viên hội đồng lựa chọn của nhà trường. Hầu như GV chú trọng đến tiến độ thực hiện chương trình thế nào, có phù hợp với thời lượng phân bổ số tiết hay không? “Thật sự đã có phần chủ quan vì nghĩ rằng các bộ sách đã được Bộ, Hội đồng thẩm định quốc gia phê duyệt thì đương nhiên phải đảm bảo những yêu cầu về tính giáo dục”, GV này cho biết.
Còn lãnh đạo một phòng giáo dục có 3 trường tiểu học lựa chọn sử dụng bộ sách Cánh Diều cho hay ngay khi nhận ý kiến phản ánh về việc sách có những từ ngữ địa phương, một số câu chuyện có nội dung chưa phù hợp với năng lực nhận thức của học sinh (HS) lớp 1 thì đã có những điều chỉnh. Chẳng hạn, phòng đã hướng dẫn các trường đưa những ngữ liệu có nguồn gốc rõ ràng, phù hợp với HS để đảm bảo mục tiêu kiến thức của nội dung đó. Hoặc khi dạy đến bài có những từ ngữ có tính chất phương ngữ thì nên giới thiệu từ ngữ có tính chất chuẩn sau đó mới mở rộng về phương ngữ…
10 tiêu chí chọn sách giáo khoa
Video đang HOT
Trao đổi với PV Thanh Niên, tiến sĩ Giáp Văn Dương, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Times School, cho biết khi chọn SGK cho nhà trường, có 10 tiêu chí để xác định.
Đầu tiên cần lưu ý là bộ SGK này có tương thích với triết lý giáo dục, giá trị cốt lõi, phương pháp giáo dục của trường hay không. Nếu thấy có thể tương thích, hoặc ít nhất cũng ở mức không xung đột, thì sẽ xem xét lựa chọn.
Thứ hai là nội dung của cuốn sách, bao gồm cả bố cục và nội dung chi tiết, hình minh họa có khoa học và phù hợp với mong đợi của nhà trường không? Các nội dung này có phù hợp với trình độ của GV để giảng dạy, và có phù hợp với tâm sinh lý của HS để học tập?
Thứ ba là ngữ liệu và hình ảnh minh họa có phù hợp với lứa tuổi, vùng miền? Ví dụ trường ở Hà Nội, vậy các từ ngữ và hình ảnh minh họa có quá xa lạ với HS thành phố? Nếu có thì mức độ có chấp nhận được hay không?
Thứ tư là tính liên thông của các môn học khác nhau trong cùng một bộ sách có tệ quá không? Vì thực tế, đây là một nhược điểm của các bộ SGK của chúng ta, khi các tác giả của các bộ môn khác nhau có vẻ không trao đổi với nhau để đồng bộ hóa chương trình giáo dục.
Thứ năm là SGK có hàm chứa những nội dung có thể khơi gợi sự sáng tạo để HS khám phá, có phù hợp để triển khai phương pháp “Đồng kiến tạo” của nhà trường, có dành không gian cho GV và HS, hay chỉ có thể dạy theo lối dập khuôn, máy móc?
Thứ sáu là nhóm tác giả viết SGK đó là ai? Có phải là những chuyên gia mà nhà trường có hiểu biết trực tiếp và có sự tin tưởng?
Thứ bảy là việc kiểm tra đánh giá thi cử của bộ SGK sẽ được tiến hành ra sao? Hình thức và nội dung của việc kiểm tra đánh giá HS có được thể hiện rõ và có phù hợp với nhà trường hay không? Nếu không, trường sẽ xử lý như thế nào?
Thứ tám là các tài liệu đi kèm như sách GV, sách bài tập có phù hợp với bộ SGK và với mong đợi của nhà trường? Nếu không, thì sẽ phải xử lý như thế nào?
Thứ chín là tìm hiểu và cảm nhận xem nhóm tác giả này thực sự làm SGK với tâm huyết và hiểu biết, hay chỉ là một dự án giáo dục cần được giải ngân, hay một dự án kinh doanh của nhà xuất bản.
Thứ mười là trực giác và cảm quan trực tiếp khi cầm bộ SGK, xem trong số 5 bộ SGK hiện hành, thì bộ sách này có đủ hay, đủ đẹp, đủ thuyết phục mình phải lựa chọn hay không?
“Chúng tôi đã chọn SGK năm nay dựa trên 10 tiêu chí đó. Tuy không được hoàn hảo như kỳ vọng, nhưng chúng tôi hài lòng với lựa chọn đó”, TS Giáp Văn Dương bày tỏ.
Sử dụng SGK tại Long An: Tôn trọng lựa chọn của giáo viên
Các trường tiểu học ở Long An bắt đầu xây dựng kế hoạch tập huấn và làm việc với nhà xuất bản có sách được giáo viên lựa chọn để cung ứng.
Giáo viên tiểu học tỉnh Long An tìm hiểu SGK lớp 1. Ảnh: N. Thạch
Mỗi trường có lựa chọn khác nhau nhưng việc được dạy trên bộ sách do mình nghiên cứu, chọn lựa là động lực để các cô cố gắng.
Sử dụng bộ sách do các trường lựa chọn
Theo thông tin từ Sở GD&ĐT tỉnh Long An, sau khi Bộ GD&ĐT làm việc với UBND tỉnh Long An và Sở GD&ĐT về việc tỉnh chỉ chọn 1 bộ sách giáo khoa lớp 1, Sở GD&ĐT đã tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện đúng theo Thông tư 01 của Bộ GD&ĐT. Theo đó, tỉnh Long An sẽ sử dụng nhiều bộ sách giáo khoa lớp 1, các trường sử dụng bộ sách giáo khoa do giáo viên nhà trường lựa chọn trước đó.
Trao đổi với Báo Giáo dục và Thời đại, bà Lê Thị Song An, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Long An cho biết: Thực hiện Thông tư 01/2020 của Bộ GD&ĐT hướng dẫn lựa chọn sách giáo khoatrong cơ sở giáo dục phổ thông, Sở thống nhất để các trường sử dụng bộ sách Hội đồng chọn sách đã chọn lựa trước đó, không áp dụng 100% trường tiểu học trong tỉnh chọn bộ sách Cánh diều.
Theo chia sẻ của cán bộ quản lý và giáo viên, việc địa phương thống nhất sử dụng bộ sách giáo khoa lớp 1 do giáo viên nhà trường lựa chọn là hợp lý. Vì theo Thông tư 01 của Bộ GD&ĐT, nếu các trường lựa chọn sách giáo khoa đúng quy trình đã quy định, thì địa phương phải tôn trọng kết quả đó. Không có lý do gì địa phương chỉ chọn duy nhất bộ sách giáo khoa trong khi thực tế các trường chọn từ nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau.
Theo chia sẻ của giáo viên Trường Tiểu học Mai Thị Non (huyện Bến Lức), mỗi bộ sách có điểm hay riêng và các trường đã thành lập hội đồng lựa chọn, nghiên cứu rất kỹ. Hơn ai hết, giáo viên là người hiểu rõ nhất điều mà học sinh cần học cũng như chương trình, môn học. Do đó, hội đồng lựa chọn sẽ thống nhất trên cơ sở ý kiến tập thể sư phạm. Tôn trọng lựa chọn của các trường là điều đúng đắn. Một giáo viên lớp 1 ở TP Tân An cho biết rất vui khi tỉnh đồng ý để các cơ sở giáo dục sử dụng bộ sách giáo khoa do giáo viên chọn lựa cho năm học tới...
Lên kế hoạch bồi dưỡng
Theo cô Đỗ Thị Thủy, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lương Bình (huyện Bến Lức), trước ngày 5/6, trường thông báo việc chọn các bộ sách giáo khoa lớp 1 để giáo viên, học sinh và phụ huynh biết. Văn bản này được niêm yết công khai ngoài cổng trường. Theo đó, nhà trường chọn sách Toán, Tiếng Việt thuộc bộ Cánh diều; các môn còn lại của bộ Kết nối tri thức.
Cô Thủy cho hay: Kế hoạch cử GV đi tập huấn sách giáo khoa mới đã hoàn tất và gửi phòng GD&ĐT, dự kiến tổ chức trong tháng 7. Năm học 2020 - 2021, Trường Tiểu học Lương Bình có 4 lớp 1 với 111 học sinh. Trường sẽ cử 5 giáo viên chủ nhiệm lớp 1 cùng giáo viên bộ môn Thể dục, Anh văn, Mỹ thuật, Âm nhạc lớp 1 đi tập huấn trong thời gian tới.
Bà Lê Thị Song An cho biết thêm: Sở yêu cầu trường chọn bộ sách nào sẽ thông báo, niêm yết công khai để cán bộ, giáo viên, phụ huynh biết. Sắp tới, tỉnh sẽ mời đại diện các nhà xuất bản tổ chức tập huấn cho giáo viên dạy lớp 1 năm học 2020 - 2021.
Trước đó, UBND tỉnh Long An thống nhất theo tờ trình của Sở GD&ĐT về kết quả lựa chọn bộ sách giáo khoa lớp 1 sử dụng trong năm học 2020 - 2021. Bộ sách giáo khoa lớp 1 được lựa chọn là Cánh diều. Tuy nhiên, theo tinh thần chỉ đạo của Bộ GD&ĐT tại Thông tư 01/2020, thực hiện đúng, tôn trọng tối đa quyền và kết quả chọn sách giáo khoa của các nhà trường, tỉnh Long An thống nhất để các trường sử dụng sách như Hội đồng đã đề xuất trước đó; không sử dụng bộ sách Cánh diều cho toàn bộ 218 trường tiểu học trên địa bàn.
Giáo viên bỡ ngỡ trong lần đầu tiên được chọn sách giáo khoa Nhiều giáo viên kể cảm xúc lạ lẫm, hồi hộp khi lần đầu tiên trong đời được tham gia vào việc chọn sách giáo khoa. Từ năm học 2020-2021, Bộ GD-ĐT bắt đầu triển khai chương trình phổ thông mới trên cả nước đối với lớp 1. Các cơ sở giáo dục được quyền lựa chọn sách giáo khoa mới (trong 5 bộ...