Giáo viên ngại lên chức vì thu nhập giảm
Nhiều nhà giáo khi sang làm quản lý bị mất phụ cấp thâm niên, thu nhập giảm nên không muốn được điều động, luân chuyển.
Sáng 12/12, hội thảo góp ý cho dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục tổ chức tại phía Nam, một lần nữa “ nóng” về vấn đề tiền lương.
Ông Bùi Văn Hoàng, Hiệu trưởng trường THCS Thăng Long (Đồng Nai) chia sẻ, ông từng được lãnh đạo ngành mời làm trưởng phòng đào tạo nhưng từ chối vì khi làm quản lý chế độ phụ cấp thâm niên sẽ mất, thu nhập giảm.
“Chế độ này chỉ áp dụng cho nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục ở các cơ sở giáo dục công lập”, ông Hoàng nêu sự bất cập.
Theo ông Hoàng, nhiều giáo viên giỏi ở các trường cũng có tâm lý này khi được cất nhắc lên làm chuyên viên, lãnh đạo cấp phòng bởi ngoài yếu tố thu nhập họ còn bị khống chế thời gian làm việc. Chẳng hạn giáo viên có thời gian nghỉ hè, trong khi chuyên viên chỉ được hưởng ngày nghỉ phép trong năm.
Hiệu trường trường THPT Chu Văn An (Đăk Nông) Phan Sỹ Quang trăn trở về tiền lương cho giáo viên và xã hội hóa giáo dục. Ảnh: Mạnh Tùng.
Ông Hoàng ủng hộ điều luật tiền lương trong dự thảo là tiến bộ – khi quy định lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp. Nhà giáo được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề, phụ cấp thâm niên và các phụ cấp khác theo quy định.
“Để khắc phục tình trạng giáo viên giỏi không muốn lên làm chuyên viên hoặc quản lý, dự thảo sửa đổi Luật giáo dục nên định nghĩa lại khái niệm nhà giáo, bao gồm không chỉ là người đứng lớp mà phải gồm cả người làm chuyên viên, cán bộ quản lý cấp phòng giáo dục trở lên”, ông đề nghị.
Cùng quan điểm, Hiệu trưởng trường Mầm non Vàng Anh (quận 5, TP HCM) Nguyễn Thị Hương cho rằng, khi lên làm cán bộ phòng giáo dục, lãnh đạo trường hoặc giáo viên sẽ mất gần nửa thu nhập so với ở cơ sở. Trong khi đó áp lực, trách nhiệm với công việc nhiều hơn nên không mấy người mặn mà.
Trình độ giáo viên mầm non ở TP HCM khá cao – phần lớn là cao đẳng, đại học nhưng khi xếp ngạch lương chỉ hưởng ở hệ số thấp nhất nên các trường mầm non ở tuyến dưới chật vật tuyển người.
Còn ông Phan Sỹ Quang – Hiệu trưởng trường THPT Chu Văn An (Đăk Nông) – đặt vấn đề “ tăng lương thì tăng thế nào, có đủ sống không, có xảy ra tình trạng lương chưa vào túi mà vật giá đã tăng?”.
Theo ông Quang, nếu ngân sách đủ đáp ứng cho công tác giáo dục và trả tiền lương đủ sống cho giáo viên thì vị thế của nhà giáo sẽ được nâng lên rất nhiều.
Video đang HOT
GS.TS Mai Hồng Quỳ, thành viên soạn thảo dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục. Ảnh: Mạnh Tùng.
Nói rõ hơn về vấn đề này, thành viên soạn thảo dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục – GS.TS Mai Hồng Quỳ (Hiệu trưởng Đại học Luật TP HCM) – nhìn nhận quy định hiện hành về tiền lương cho nhà giáo còn nhiều hạn chế.
Phần lớn giáo viên từ tiểu học đến THPT đa phần thuộc nhóm viên chức A0 và A1 nên có 9-10 bậc lương trong mỗi ngạch. Cơ hội để nhà giáo chuyển sang ngạch cao khó hơn nhiều so với viên chức các lĩnh vực khác.
Bà Quỳ phân tích, ở bậc mầm non và tiểu học, mỗi nhà giáo đi từ bậc lương thấp nhất đến bậc cao nhất trong ngạch lương là 24 năm, và số tiền tăng lên chỉ 2,8 triệu đồng. Con số này cũng tương tự với giáo viên bậc THPT với thời gian kéo dài 27 năm.
“Rõ ràng, lương quá thấp khó trở thành động lực cho nhà giáo cống hiến”, bà Quỳ nhận xét và cho rằng việc tăng lương là cần thiết nhưng vấn đề là “tăng thế nào, kinh phí từ đâu”.
Giải pháp được nữ GS.TS đề xuất là giảm số lượng giáo viên biên chế nếu hạn chế được thực trạng chương trình giáo dục quá nhiều, thời gian học dài, phương pháp dạy lạc hậu, ít áp dụng công nghệ. Cách khác là có thể chuyển sang cơ chế khoán quỹ lương cho đơn vị sự nghiệp giáo dục công lập, sử dụng hiệu quả nhân lực, giảm biên chế để tăng thu nhập cho nhà giáo.
Tại hội thảo, đại biểu đến từ Sở Giáo dục, trường học các tỉnh Kon Tum, Đăk Nông, Đồng Nai, TP HCM… cũng góp ý về vấn đề nâng cao chuẩn trình độ đào tạo giáo viên tiểu học, nâng từ trung cấp lên cao đẳng; vấn đề chính sách phổ cập liên quan đến việc miễn học phí bậc THCS; quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục; xã hội hóa giáo dục…
Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến rộng rãi. Dự thảo sửa đổi 29 điều và bổ sung một điều mới.
Bộ Giáo dục sẽ tiếp thu ý kiến, chỉnh sửa để gửi Bộ Tư pháp thẩm định vào tháng 12, sau đó Bộ giải trình ý kiến thẩm định, chỉnh sửa dự thảo để trình Chính phủ trong tháng 1/2018.
Theo VNE
Lương thấp, nhiều giáo viên xin ra khỏi ngành
Góp ý dự luật Giáo dục sửa đổi, đại diện tỉnh Lào Cai chia sẻ năm 2017 có 26 giáo viên THPT xin thôi việc, lý do thu nhập thấp.
Sáng 5/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội thảo góp ý cho dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục với sự tham dự của đại diện 14 tỉnh thành phía Bắc. Phần lớn đại biểu đồng tình với nội dung sửa đổi 29/120 điều của Luật Giáo dục, đặc biệt quy định về nâng lương giáo viên, miễn học phí THCS...
Lương giáo viên quá thấp
Phó giám đốc Sở Giáo dục Hà Nội, ông Phạm Văn Đại chỉ ra thực tế ngành giáo dục đang khó thu hút nhân tài và nam giới. Tỷ lệ giáo viên nam bậc THPT của thủ đô chỉ chiếm 15% tổng số. Nguyên nhân cơ bản là lương giáo viên quá thấp.
Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Văn Đại.
"Giáo viên mới ra trường chỉ khoảng 2 triệu đồng tiền lương. Trong khi đó, nam giới là trụ cột kinh tế nuôi sống cả gia đình. Nếu ngành giáo dục không chi trả cho họ đủ để chăm lo gia đình thì làm sao thu hút người", ông Đại nói.
Trưởng phòng Tổ chức cán bộ Sở Giáo dục tỉnh Lào Cai, ông Trần Quang Vượng chia sẻ thực tế số giáo viên xin ra khỏi ngành tăng đột biến. Chỉ cấp THPT, chưa hết năm 2017 đã có 26 thầy cô xin thôi việc, gấp 4 lần số lượng năm 2015. Trong đó có cả giáo viên ở thành phố, cả người trẻ và người thâm niên công tác 10 năm.
"Càng về cuối năm, chúng tôi càng nhận được nhiều đơn xin nghỉ của giáo viên, ở tất cả cấp bậc từ mầm non đến THPT. Thầy cô vì thu nhập thấp, không đáp ứng được cuộc sống nên muốn chuyển sang công việc khác", ông Vượng nói và thông tin nhiều giáo viên sau khi chuyển sang ngành dịch vụ có thu nhập cao gấp 4-5 lần.
Từ thực tế này, các đại biểu cho rằng cần nâng lương giáo viên. Quy định "Lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp" nêu trong dự luật sửa đổi do đó nhận được sự đồng thuận. Tuy nhiên, một số đại biểu góp ý cần thêm "cán bộ quản lý giáo dục" vào danh sách tăng lương. Bởi nhiều cán bộ đi lên từ giảng dạy, nếu không quy định rõ thì khi chuyển sang làm quản lý, họ sẽ bị mất thâm niên và giảm thu nhập.
Giáo viên đang hưởng lương thế nào? Đồ họa: Tiến Thành - Quỳnh Trang
Nên hỗ trợ học phí cho học sinh trường ngoài công lập
Đại diện 14 Sở Giáo dục đều cho rằng, quy định miễn học phí THCS nêu trong dự thảo là cần thiết. Phó giám đốc Sở Giáo dục tỉnh Bắc Ninh, ông Phan Xuân Quyết dẫn Nghị quyết 29 "thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm từ sau năm 2020". Giáo dục bắt buộc thì nhà nước phải cung cấp học phí, việc miễn học phí cho cả cấp THCS thay vì chỉ cấp tiểu học như hiện nay, là hợp lý.
"Dù mức thu học phí hiện không cao, nhưng nếu miễn được cho học sinh, thì việc phổ cập giáo dục sẽ thuận lợi hơn", ông Quyết nói.
Đồng tình với chủ trương miễn học phí THCS, nhưng Phó giám đốc Sở Giáo dục tỉnh Thanh Hóa, ông Hoàng Văn Thi cho rằng điều này có thể gây khó khăn cho ngân sách nhà nước. Quy định mức chi thường xuyên cho hoạt động giáo dục chiếm 20% ngân sách, nhưng thực tế nhiều tỉnh chỉ có thể đáp ứng 10%. "Nếu giờ không thu học phí thì ngân sách có đáp ứng được không?", ông đặt câu hỏi.
Phó giám đốc Sở Giáo dục Hà Nội cho rằng, cần xem xét thêm việc hỗ trợ học phí cho học sinh trường dân lập. Quy định là phổ cập giáo dục bậc tiểu học, tiến tới là THCS cho tất cả trẻ em, nhưng hiện nay trẻ học dân lập lại không được hưởng thụ chính sách đó, như vậy là chưa công bằng.
Mặt khác, theo ông Phạm Văn Đại, khi miễn học phí trường công lập THCS, các trường dân lập sẽ bị sức ép về mặt tuyển sinh. Điều này mâu thuẫn với mục tiêu tăng tỷ lệ trẻ học trường ngoài công lập các cấp.
"Theo tôi luật nên quy định tất cả học sinh ở bậc tiểu học và THCS đều được cấp học phí, trong đó nêu rõ mức cấp cho trường công lập, dân lập. Điều này sẽ tạo ra sự công bằng và cạnh tranh lành mạnh trong xã hội", Phó giám đốc Đại nói.
Tăng tuổi nhận trẻ mầm non từ 3 lên 6 tháng
Giáo dục mầm non 5 tuổi đã được phổ cập nên theo nhiều đại biểu Nhà nước nên miễn học phí cho cấp học này. Lãnh đạo Sở Giáo dục Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam đề xuất tăng tuổi nhận trẻ từ 3 lên 6 tháng tuổi để phù hợp thực tế.
Lãnh đạo Sở Giáo dục tỉnh Hải Phòng đề xuất tăng tuổi nhận trẻ vào trường mầm non lên 6 tháng tuổi.
Giáo viên Nguyễn Thị Thủy (tỉnh Hà Nam) cho biết, điều lệ trường mầm non hiện nay quy định nhà trường phải nhận trẻ từ 3 tháng tuổi. Thực tế không phụ huynh nào gửi trẻ từ độ tuổi này, nhà trường cũng không thể nhận trẻ dưới một tuổi do cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên còn thiếu.
"Để chăm trẻ 3-6 tháng tuổi, trường phải cử riêng một giáo viên chăm sóc một em hoặc nhiều lắm là 3 trẻ một cô. Nhưng hiện nay chúng tôi thực hiện 2 giáo viên phụ trách một lớp 35-40 trẻ, nên nếu phụ huynh nào muốn gửi con từ 3 tháng tuổi, nhà trường cũng đành từ chối", cô giáo nói.
Do Luật Bảo hiểm xã hội đã thay đổi thời gian nghỉ thai sản cho phụ nữ từ 3 lên 6 tháng, cô Thủy cho rằng Luật Giáo dục cũng cần nâng độ tuổi nhận trẻ mầm non để phù hợp tực tế và Luật Bảo hiểm.
Theo VNE
Tăng lương giáo viên, miễn học phí thành điểm nóng góp ý sửa Luật Giáo dục Đại biểu tỉnh Nam Định băn khoăn, miễn học phí bậc tiểu học đã phát sinh lạm thu, vậy khi miễn học phí ở bậc trung học cơ sở có phát sinh lạm thu hay không? Mười một vấn đề Bộ Giáo dục và Đào tạo xin ý kiến góp ý Ngày 5/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội thảo...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Tai nạn 6 người chết: Phần đuôi xe khách văng vào ô tô đầu kéo đi chiều ngược lại
Tin nổi bật
08:57:34 22/02/2025
"Ẩm" sợ nhất 3 món ăn này: Người trung niên và cao tuổi nên thường xuyên ăn để tăng cường tỳ vị, trừ ẩm
Ẩm thực
08:31:08 22/02/2025
Jisoo (BLACKPINK) bật mí về người đàn ông trong mơ
Sao châu á
08:30:04 22/02/2025
Chuyện gì đang xảy ra khiến Hoa hậu Thuỳ Tiên bị phản đối?
Tv show
08:26:18 22/02/2025
Nhan sắc của Ariana Grande trên thảm đỏ gây chú ý
Phong cách sao
08:22:58 22/02/2025
Sao Việt 22/2: Thanh Hằng rủ chồng mỗi tuần tới một nhà hàng, Ý Nhi đẹp rạng rỡ
Sao việt
08:20:40 22/02/2025
Quần ống rộng, váy dài và giày cao gót là bảo chứng cho mọi phong cách
Thời trang
08:18:50 22/02/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 2: Cậu ấm Nguyên đối đầu với chú ruột, bị mắng "tầm nhìn hạn hẹp, chỉ giỏi phá"
Phim việt
08:17:20 22/02/2025
Đắp mặt nạ từ quả bơ hàng ngày có tốt không?
Làm đẹp
07:54:02 22/02/2025
Khách du lịch ưu tiên những khám phá và trải nghiệm khác biệt trong năm 2025
Du lịch
07:49:48 22/02/2025