Giáo viên nêu nhiều băn khoăn xung quanh Sách Ngữ văn 6, bộ Chân trời sáng tạo
Cùng một bài thơ, một tác giả, nhưng lớp 4 các em học sinh vừa học là “Truyện cổ nước mình” nhưng lên đến lớp 6 lại có tên là “Chuyện cổ nước mình”.
Năm học 2022-2023, chúng tôi được phân công giảng dạy môn Ngữ văn 6, bộ Chân trời sáng tạo của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, do Nguyễn Thị Hồng Nam làm chủ biên .
Mặc dù mới dạy được 6 tuần đầu tiên của năm học nhưng chúng tôi nhận thấy có nhiều chỗ còn băn khoăn về từ ngữ, cách trích dẫn thơ, cũng như giữa các cuốn sách cùng một tác giả, cùng một nhà xuất bản nhưng lại có sự mâu thuẫn với nhau về cách đặt câu hỏi.
Vì thế, khi giảng dạy tất nhiên sẽ gặp những khó khăn nhất định mà nhiều học trò đặt câu hỏi chúng tôi cũng rất khó trả lời vì nhiều học sinh bây giờ cũng rất bản lĩnh và thường thắc mắc những điều mà các em còn băn khoăn .
Những lúc như vậy, chẳng lẽ giáo viên lại nói sách giáo khoa dùng sai nên đành phải tìm cách trả lời cho phù hợp nhưng chúng tôi biết một số em học sinh chưa cảm thấy thỏa đáng khi nhận được những câu trả lời của thầy cô.
Trong tuyển tập “Thơ Việt Nam 1945-1985″, Nhà xuất bản Văn học, năm 1985, bài thơ có tên là Truyện cổ nước mình (Ảnh minh họa: Báo VnExpress)
Băn khoăn giữa “chuyện cổ” và “truyện cổ” trong một bài thơ
Sách giáo khoa Ngữ văn 6, bộ Chân trời sáng tạo có 2 tập, mỗi tập có 5 bài học lớn (chủ đề) và trong mỗi bài học này có 4 văn bản; phần thực hành tiếng Việt; phần viết, nói và nghe. Nhìn chung, sách giáo khoa Ngữ văn trình bày bắt mắt về hình thức, có bố cục rõ ràng theo từng chủ đề.
Tuy nhiên, ở bài 2 của sách Ngữ văn 6 có chủ đề ” Miền cổ tích” và ngay phần tri thức ngữ văn của bài học, các tác giả đã viết và định nghĩa về “truyện cổ tích” như sau:
” Truyện cổ tích là thể loại truyện kể dân gian, kết quả của trí tưởng tượng dân gian, xoay quanh cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật. Truyện cổ tích thể hiện cách nhìn, cách nghĩ của người xưa đối với cuộc sống, đồng thời nói lên ước mơ về một xã hội công bằng, tốt đẹp. Cốt truyện cổ tích thường có yếu tố hoang đường, kì ảo…”
Đối với phần viết, nói và nghe cũng đều yêu cầu học sinh viết, nói và nghe về một truyện cổ tích.
Thế nhưng, phần đọc kết nối chủ điểm của chủ đề này lại có bài thơ Chuyện cổ nước mình của nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ mà trong bài thơ này, tác giả bài thơ đã đề cập đến nhiều ý thơ đến các tích của truyện cổ tích xưa bằng những câu thơ như: ” Thị thơm thì giấu người thơm” (truyện cổ tích Tấm Cám); “Đậm đà cái tích trầu cau” (truyện cổ tích Sự tích trầu cau).
Chỉ có mấy dòng chữ nhưng “chuyện” và “truyện” không đồng nhất, (ảnh chụp từ sách Ngữ văn 6 – bộ Chân trời sáng tạo)
Điều chúng tôi băn khoăn nhất là cũng bài thơ được chọn vào tuyển tập “Thơ Việt Nam 1945-1985″ của Nhà xuất bản Văn học năm 1985 có tên là ” Truyện cổ nước mình“. Điều đặc biệt nữa là trong sách Tiếng Việt lớp 4 (chương trình 2006) bài thơ này có tên là ” Truyện cổ nước mình” và cũng là Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn, xuất bản.
Nếu bài thơ này lấy tên là Truyện cổ nước mình có lẽ sẽ phù hợp hơn vì nó quen thuộc với học sinh, bạn đọc mấy chục năm nay. Đồng thời, đặt trong chủ đề “Miền cổ tích” cũng có sự thống nhất từ chủ đề đến văn bản văn thơ.
Nếu vẫn để như hiện nay là Chuyện cổ nước mình e rằng sẽ khó khăn cho cả người dạy và người học. Cùng một bài thơ, một tác giả nhưng lớp 4 các em học sinh vừa học là ” Truyện cổ nước mình” nhưng lên đến lớp 6 lại có tên là ” Chuyện cổ nước mình” sẽ tạo ra nhiều điều khó hiểu.
Cùng một bộ sách và tác giả nhưng có 2 cách hỏi , 2 cách đặt dấu câu khác nhau khi trích dẫn thơ, cao dao
Trong quá trình giảng dạy, điều chúng tôi khá bất ngờ là ở bài tập số 2, bài Thực hành Tiếng Việt (trang 27) của sách Ngữ văn 6, bộ Chân trời sáng tạo có hai cách hỏi khác nhau.
Có bản hỏi: ” Trong số các từ in đậm dưới đây, từ này là từ láy, từ nào là từ ghép?” và trong đoạn văn đó, tác giả sách giáo khoa đã cho in đậm một số từ ngữ để học sinh nhận diện rất rõ ràng.
Thế nhưng có bản lại hỏi: ” Tìm các từ láy, từ ghép trong đoạn văn sau” và đoạn văn này không tô đậm một số từ như bản sách kia. Tất nhiên, với cách hỏi này thì học sinh phải tìm tất cả từ láy, từ ghép trong đoạn văn chứ không có giới hạn từ ngữ.
Video đang HOT
Thực ra, hỏi cách nào cũng được vì đoạn văn này ngắn nhưng sách giáo khoa của cùng một nhóm tác giả, một nhà xuất bản thì cần thống nhất một cách viết, một bản in. Bởi lẽ, trong một câu hỏi của một bài học mà có 2 cách hỏi khác nhau như vậy sẽ dẫn đến mâu thuẫn và nảy sinh những thắc mắc của học trò.
Cùng một bài tập nhưng có 2 cách hỏi khác nhau (Ảnh chụp từ sách Ngữ văn 6, bộ Chân trời sáng tạo)
Bên cạnh đó, chúng tôi cũng còn băn khoăn khi một số chỗ tác giả sách giáo khoa đặt dấu câu khi trích dẫn thơ, ca dao lồng ghép trong một câu văn không đồng nhất khiến cho việc dạy học trò cũng gặp khó khăn.
Chẳng hạn, phần suy ngẫm và phản hồi (trang 47- tập I), sau bài thơ “Chuyện cổ nước mình”, các tác giả đặt câu hỏi và trong câu các câu hỏi này có lấy một số câu thơ đưa vào nhưng chỉ dùng dấu ngoặc kép chứ không dùng dấu 2 chấm trước dấu ngoặc kép. Cụ thể, câu hỏi 2 như sau:
Em hiểu như thế nào về các câu thơ “Đời cha ông với đời tôi/ Như con sông với chân trời đã xa/ Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/ Cho tôi nhận mặt ông cha của mình”?
Tuy nhiên, ở trang 67- tập I, khi trích dẫn một câu ca dao thì tác giả sách giáo khoa Chân trời và sáng tạo lại dùng dấu 2 chấm và dấu ngoặc kép. Cụ thể câu văn như sau:
Có cái gì khiến ta bâng khuâng, xao xuyến mãi trong mấy chữ đơn sơ này: “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng”…
Đặc biệt, ở trang 36- tập II trong phần hướng dẫn phân tích kiểu văn bản, các tác giả cũng dùng trích dẫn câu thơ lồng trong câu văn nhưng lại dùng dấu 2 chấm và dấu ngoặc kép. Cụ thể như sau:
Lời đề nghị ngây thơ, đầy tin yêu: “Cha mượn cho con cánh buồm nhé,/ Để con đi…”…
Điểm tương đồng trong 3 ví dụ mà chúng tôi minh chứng ở trên cho ta thấy có một điểm tương đồng là các tác giả dẫn thơ, ca dao vào trong một câu văn. Tuy nhiên, có ví dụ dùng dấu 2 chấm và dấu ngoặc kép, có ví dụ chỉ dùng dấu ngoặc kép mà không có dấu 2 chấm báo trước.
Những ví dụ minh chứng ở trên, chúng tôi chỉ cảm thấy “băn khoăn” chứ không khẳng định đúng hay sai nhưng đội ngũ nhà giáo chúng tôi mong muốn những tác giả sách giáo khoa cần thống nhất trong cách viết để khi dạy, chúng tôi tiện trong việc giải thích và hướng dẫn cho học trò.
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Giáo viên góp ý về sách Ngữ văn 10 - Bộ Chân trời sáng tạo
Giáo viên phát hiện một số sai sót trong sách Ngữ văn 10 - bộ Chân trời sáng tạo.
Trong quá trình dạy học, nhiều giáo viên đã phát hiện ra một số hạn chế, sai sót trong sách Ngữ văn 10 - tập 1, bộ Chân trời sáng tạo (Nguyễn Thành Thi - Chủ biên), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.
Bài viết ghi lại ý kiến cùng với những góp ý của thầy cô dạy môn Ngữ văn những mong trao đổi thêm với đội ngũ tác giả và bạn đọc quan tâm đến cuốn sách này.
Cần chú thích rõ ràng hơn
Văn bản "Đi san mặt đất" (truyện của người Lô Lô, trích "Mẹ Trời, mẹ Đất", trang 18) cần chú thích người Lô Lô thuộc tộc người nào để học sinh khỏi mất công tra cứu.
Theo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, dân tộc Lô Lô có các tên gọi khác là Mùn Di, Di, Màn Di, La La, Ô Man, Lu Lộc Màn... Dân tộc Lô Lô cư trú chủ yếu ở các huyện ồng Văn, Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang), Bảo Lạc (Cao Bằng), Mường Khương (Lào Cai).
Người Lô Lô có đời sống văn hóa, tinh thần phong phú, cho đến nay những giá trị truyền thống của dân tộc Lô Lô vẫn được gìn giữ hầu như nguyên vẹn, điều mà không phải dân tộc thiểu số nào cũng làm được. [1]
Văn bản "Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây" chú thích chim ghếch: một loại chim rừng (trang 42). Chú thích thế này thì làm sao học sinh phân biệt được loài chim này với loài chim khác?
Người viết đã bỏ nhiều thời gian để tìm hiểu chim ghếch là loài chim gì nhưng vẫn không có thông tin liên quan. Còn sách nội dung văn bản chỉ có dòng thông tin ít hỏi "đôi mắt linh lợi như mắt chim ghếch ăn hoa tre".
Bài tập tiếng Việt gây tranh cãi
Câu 3 (thực hành tiếng Việt) yêu cầu học sinh chỉ ra và nêu cách sửa lỗi liên kết trong trường hợp sau: "Ngoài sân vang lên tiếng guốc khua lộp cộp. Và tôi không nghe thấy gì" (trang 20).
Bài tập tiếng Việt gây tranh cãi. (Ảnh: Hương Ly)
Sách giáo viên hướng dẫn: dùng phương tiện liên kết chưa phù hợp, thay "và" bằng "nhưng". Ta có câu: "Ngoài sân vang lên tiếng guốc khua lộp cộp nhưng tôi không nghe thấy gì" (trang 61).
Nhiều giáo viên và học sinh không đồng tình với cách chỉnh sửa theo hướng dẫn của sách giáo viên. Bởi, tiếng guốc khua vang lên thì làm sao có chuyện "tôi" không nghe thấy gì? "Tôi" không nghe thấy gì nhưng "tôi" lại khẳng định đó là tiếng guốc khua (chứ không phải âm thanh khác)? Liệu có trái logic?
Người viết (là giáo viên dạy môn Ngữ văn cấp trung học phổ thông) cho rằng, đây là một câu văn có dụng ý nghệ thuật rõ ràng, đó là nhấn mạnh cảm xúc của nhân vật "tôi" - không nghe thấy gì chứ không phải là tiếng guốc khua lộp cộp.
Điều đáng tiếc, câu văn này không được chú thích rõ ràng (tác giả, tác phẩm nào) nên gây tranh cãi không hồi kết. Trong quá trình dạy, giáo viên có thể lấy thêm dẫn chứng minh họa cho học sinh hiểu rõ, chẳng hạn bài ca dao sau:
"Ước gì anh hóa ra hoa/ Để em nâng lấy rồi mà cài khăn/ Ước gì anh hóa ra chăn/ Để cho em đắp, em lăn cùng giường/ Ước gì anh hóa ra gương/ Để cho em cứ ngày thường em soi/ Ước gì anh hóa ra cơi/ Để cho em đựng cau tươi trầu vàng." (ca dao).
Điều ước ở bài ca dao này là một tiền giả định (không có thật) cũng giống như nhân vật "tôi không nghe thấy gì" (mặc dù ngoài kia vang lên tiếng guốc khua) phải được đặt trong một ngữ cảnh nhất định (ví dụ "tôi" đang tuyệt vọng).
Viết hoa tùy tiện?
Văn bản "Cuộc tu bổ lại các giống vật" (thần thoại Việt Nam) viết hoa từ " Thiên thần" (trang 21) có đúng?.
Tương tự, văn bản "Gặp Ka-ríp và Xi-la" viết hoa từ Rạng đông ("Rạng đông ngự ngai vàng xuất hiện", trang 44), sao không phải là Rạng Đông?.
Bài "Ôn tập" (trang 34) viết hoa tùy tiện cụm từ " Phiếu học tập" (điền vào Phiếu học tập).
Có trường hợp sau dấu chấm thì không viết hoa, ví dụ: Sắp xếp luận điểm theo nhiều cách: 1. hình thức nghệ thuật trước, chủ đề sau; b. chủ đề trước, hình thức nghệ thuật sau; c. kết hợp phân tích... (trang 27).
Cách viết hoa như thế này có đúng luật chính tả theo quy định hiện hành? (Ảnh: Hương Ly)
Hay, sách viết hoa như thế này (phần in đậm) có đúng luật chính tả theo quy định hiện hành: "Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây ( Trích sử thi Đăm Săn)"; "Gặp Ka-ríp và Xi-la ( Trích sử thi Ô-đi-xê)"; "Đăm Săn đi chinh phục nữ thần Mặt Trời ( Trích sử thi), trang 62.
(Xem Nghị định 30/2020/NĐ-CP ngày 5/3/2020 quy định các trường hợp bắt buộc phải viết hoa để biết thêm chi tiết [2]).
Nên in thêm văn bản "Chó sói và chiên con" (La-phong-ten)
Bài "Viết văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một truyện kể" đưa ngữ liệu tham khảo phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của truyện ngụ ngôn "Chó sói và chiên con" (La-phong-ten, trang 24) nhưng không in toàn văn câu chuyện này vào sách giáo khoa khiến học sinh gặp khó khăn khi học trên lớp.
Học sinh lớp 10 cho biết, văn bản "Chó sói và chiên con" (La-phong-ten) được giảm tải ở lớp 9 (Chương trình 2006) nên các em không phải học. Hơn nữa, đây là tác phẩm thuộc văn học nước ngoài, không kiểm tra đánh giá, không thi tuyển sinh nên hầu như học sinh lớp 9 không quan tâm.
Câu hỏi sách giáo khoa một đằng, sách giáo viên một nẻo
Phần hướng dẫn trả lời câu hỏi trong sách giáo viên có sự sai lệch với câu hỏi (sau khi đọc) trong sách giáo khoa.
Ví dụ, bài "Thần Trụ Trời", sách giáo khoa có 6 câu hỏi nhưng sách giáo viên chỉ có 5 câu hướng dẫn trả lời, được đánh số thứ tự lộn xộn, trùng lặp như sau: câu 1, câu 2, câu 7, câu 2, câu 3.
Sách giáo khoa có 6 câu hỏi. (Ảnh: Hương Ly)
Nhưng sách giáo viên có 7 câu hướng dẫn trả lời và sắp xếp lộn xộn. (Ảnh: Hương Ly)
Hay văn bản "Đi san mặt đất", sách giáo khoa có 3 câu hỏi nhưng sách giáo viên thì có 4 câu hướng dẫn trả lời.
Một điều đáng ghi nhận là, văn bản "Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây" (trang 40) đã cắt bỏ nội dung phản cảm mà Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam đã từng phản ảnh qua bài viết Nhiều bài học trong sách Ngữ văn 10 có nội dung chết chóc rùng rợn.
Câu văn rùng rợn trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 - Chương trình 2006. (Ảnh: Hương Ly)
Bài "Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây" (trang 40) đã cắt bỏ nội dung rùng rợn. (Ảnh: Hương Ly)
Theo đó, văn bản "Chiến thắng Mtao Mxây" (Trích "Đăm Săn" - sử thi Tây Nguyên, tập 1, chương trình 2006) có đoạn viết:
"Sao ngươi còn cúng trâu cầu phúc cho ta? Chẳng phải vợ ta ngươi đã cướp, đùi ta ngươi đã đâm rồi sao? Nói rồi Đăm Săn đâm phập một cái, cắt đầu Mtao Mxây đem bêu ngoài đường" (trang 33).
Còn nội dung văn bản "Đăm Săn chiến thắng Matao Mxây" - Chương trình giáo dục phổ thông 2018, lược đoạn Đăm Săn đâm, cắt đầu Mtao Mxây đem bêu ngoài đường.
Ngoài ra, văn bản "Đăm Săn chiến thắng Matao Mxây" có đoạn viết: "chàng nằm sấp thì gãy rầm sàn..." (trang 42). "Rầm sàn" có nghĩa là gì? Hay "gầm sàn"?
Sách giáo khoa Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nói chung và sách Ngữ văn nói riêng khó tránh khỏi "sạn" trong quá trình biên soạn. Mong bạn đọc đóng góp thêm ý kiến để các bộ sách được biên soạn ngày càng hoàn thiện hơn.
Nội dung quan điểm trong bài viết thể hiện góc nhìn của tác giả Hương Ly. Để làm sáng tỏ vấn đề, đảm bảo khách quan và đa chiều, Tòa soạn Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam trân trọng mời các thầy cô, các tác giả có liên quan viết bài phân tích làm rõ, bài viết xin gửi về email: toasoan@giaoduc.net.vn.
Tài liệu tham khảo:
[1] https://dangcongsan.vn/tu-tuong-van-hoa/ban-sac-dan-toc-lo-lo-590644.html
[2] http://congbao.chinhphu.vn/noi-dung-van-ban-so-30-2020-nd-cp-30858
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Vĩnh Phúc: Thưởng nóng 5 thầy, cô tích cực triển khai chương trình Tiếng Anh PSE Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc Nguyễn Văn Huyến vừa tặng thưởng 5 thầy cô giáo là cán bộ quản lý, giáo viên, mỗi người 2 triệu đồng tại hội nghị các trường THCS triển khai chương trình Tiếng Anh tăng cường. Giám đốc Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc thưởng nóng cho 5 thầy cô giáo - Ảnh: Tống Thanh Kiều Chương trình Tiếng...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Làn sóng sa thải trở lại, liệu AI có đang "cướp việc" của con người?
Thế giới
22:01:38 21/02/2025
Hot nhất MXH Hàn Quốc: Video tố G-Dragon đang hẹn hò!
Sao châu á
22:00:33 21/02/2025
Tài tử 54 tuổi bị bắt vì tấn công phụ nữ, chống đối cảnh sát
Sao âu mỹ
21:46:30 21/02/2025
Luật sư nêu quan điểm về vụ nam sinh mặc áo shipper bị đánh tới tấp
Pháp luật
21:46:02 21/02/2025
Nghệ sĩ đau xót khi Đình Thế qua đời ở tuổi 22: 'Giọng còn đây mà em đi rồi!'
Sao việt
21:44:17 21/02/2025
Thu Quỳnh: Sợ được khen trẻ khi đóng phim "Cha tôi, người ở lại"
Hậu trường phim
21:23:09 21/02/2025
Một công dân Thanh Hóa bị khống chế, cưỡng bức lao động tại Campuchia
Tin nổi bật
21:11:43 21/02/2025
Bùi Anh Tuấn khẳng định không hối hận về thời gian "ở ẩn"
Nhạc việt
21:11:28 21/02/2025
Biệt thự gần 2.000 tỷ của cố nữ sĩ Quỳnh Dao được hé lộ: Sân vườn rộng 600m2 cùng sân chơi bowling và rạp chiếu phim mini
Netizen
21:06:25 21/02/2025
Dark Nuns: Song Hye Kyo chạm tới đỉnh cao của nhan sắc và diễn xuất
Phim châu á
20:56:26 21/02/2025