Giáo viên muốn giảm lý thuyết, tăng tiết học trải nghiệm cho học sinh
Khi Bộ GD&ĐT tinh giản chương trình và áp dụng thống nhất trên toàn quốc tới đây, giáo viên sẽ có thêm thời gian để áp dụng các phương pháp dạy học tích cực.
Bộ GD&ĐT vừa tổ chức tập huấn xây dựng kế hoạch môn học, hoạt động giáo dục cho gần 600 tổ trưởng chuyên môn cốt cán các trường THPT 16 tỉnh khu vực Tây Nam Bộ trong ba ngày 5, 6, 7/6.
Sớm áp dụng tinh giản chương trình
Do ảnh hưởng từ dịch COVID-19, Bộ GD&ĐT đã tinh giản nội dung dạy học của chương trình học kỳ 2 năm học 2019-2020. Hoạt động này nhận được những hiệu ứng tích cực từ học sinh, giáo viên và toàn xã hội.
Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, thời gian tới sẽ tiếp tục thực hiện tinh giản nội dung dạy học của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng giáo dục phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh.
Cô Phạm Thị Kim Sanh, trường THPT Trương Vĩnh Ký (Chợ Lách, Bến Tre) đánh giá, việc tinh giản nội dung dạy học trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành nhằm đổi mới dạy học, định hướng theo chương trình giáo dục phổ thông mới là rất cần thiết.
Bởi chương trình, sách giáo khoa hiện nay có nhiều nội dung nặng tính hàn lâm, thiếu ứng dụng thực tiễn, kiến thức một số môn và giữa các lớp học có sự trùng lặp. Đây là một phần lý do khiến học sinh chưa hứng thú học tập.
Những năm gần đây, trường THPT Trương Vĩnh Ký tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá như: tổ chức cho học sinh học tập thông qua các hoạt động tìm hiểu mô hình sản xuất, thị trường kinh doanh của địa phương. Học sinh và giáo viên đều rất hứng thú.
“ Tuy nhiên, nội dung cần dạy học theo chương trình, sách giáo khoa rất nặng, một học kỳ chúng tôi chỉ tổ chức được một vài buổi cho học sinh học trải nghiệm. Tới đây, nếu Bộ GD&ĐT tinh giản chương trình và áp dụng thống nhất trên toàn quốc, giáo viên sẽ có thêm thời gian để áp dụng các phương pháp dạy học tích cực. Điều đó sẽ mang lại sự hứng thú và hiểu biết kiến thức chuyên môn lẫn thực tế cho học sinh”, giáo viên nói.
Video đang HOT
Cô Sanh cho rằng, sau khi tinh giản chương trình, việc tích hợp hoặc kết hợp các nội dung kiến thức thành chủ đề hoặc nhóm chủ đề dạy học là cần thiết. Với hệ thống kiến thức vừa logic, vừa không bị trùng lặp, học sinh sẽ dễ học tập và học hiệu quả hơn.
Giáo viên tham gia buổi tập huấn. (Ảnh Q.T)
Cô Đăng Thị Nâu, giáo viên môn Địa lý trường THPT Chiêm Thành Tấn (Vị Thanh, Hậu Giang) cho rằng, việc tinh giản chương trình hiện hành, đổi mới dạy học, kiểm tra đánh giá là cần thiết và hữu ích cho cả giáo viên, học sinh.
Tham gia 3 ngày tập huấn cô và các tổ trưởng chuyên môn trường THPT khác đã hiểu được cặn kẽ yêu cầu và quy trình tinh giản, xây dựng kế hoạch giáo dục và phương pháp kiểm tra đánh giá theo định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới. Việc thay đổi dạy học và kiểm tra đánh giá tới đây của cô sẽ được thực hiện bài bản, khoa học hơn, thay vì mang tính tự phát như vừa qua.
Cô Nâu và các tổ trưởng chuyên môn tham gia đợt tập huấn rất phấn khởi khi tới đây, các giáo viên sẽ được góp tiếng nói quan trọng – tiếng nói từ thực tiễn giảng dạy vào việc giúp Bộ GD&ĐT ban hành được hướng dẫn tinh giản nội dung dạy học của chương trình hiện hành, định hướng việc dạy học phát triển phẩm chất năng lực cho người học.
Gắn thực tiễn với khoa học
Tại khoá tập huấn, các tổ trưởng chuyên môn được hướng dẫn tỉ mỉ việc thực hiện tinh giản nội dung, xây dựng kế hoạch môn học/hoạt động giáo dục trong chương trình hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất năng lực người học. Đồng thời hướng dẫn việc đổi mới kiểm tra đánh giá theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Theo đó, giáo viên sẽ rà soát và đề xuất tinh giản các nội dung dạy học vượt quá nội dung cần đạt về kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục phổ thông hiện hành. Bộ GD&ĐT lấy đó làm căn cứ để điều chỉnh để tránh trùng lặp nội dung giữa các môn học và hoạt động giáo dục; bổ sung thông tin mới thay thế cho thông tin cũ, lạc hậu… Sau khi tinh giản, giáo viên thực hiện tích hợp hoặc ghép kiến thức thành bài học, chủ đề dạy học.
Để tổ chức dạy học sau tinh giản, các nhà trường, tổ chuyên môn phải xây dựng kế hoạch của từng môn học. Từng giáo viên căn cứ vào đó xây dựng kế hoạch dạy học cho cá nhân. Trong kế hoạch dạy học, cần xác định rõ yêu cầu cần đạt của chủ đề, từ đó định hướng phương pháp giảng dạy và phân bổ thời gian hợp lý.
Toàn cảnh buổi tập huấn. (Ảnh Q.T)
Việc đổi mới kiểm tra đánh giá được thực hiện theo hướng tăng cường kết hợp đánh giá định tính và định lượng, kết hợp đánh giá bằng nhận xét và đánh giá bằng điểm số. Đánh giá bằng sự tiến bộ của người học về thái độ, hành vi, kết quả sản phẩm học tập của học sinh. Hình thức kiểm tra đánh giá như: hỏi đáp, viết, thuyết trình, đánh giá bằng sản phẩm học tập. Đồng thời khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá học sinh.
Phát biểu tại buổi tập huấn, TS Sái Công Hồng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học, Bộ GD&ĐT cho biết: “Tới đây, giáo viên của các tổ chuyên môn sẽ đề xuất nội dung tinh giản, xây dựng các chủ đề, nhóm chủ đề theo nội dung đã tinh giản. Sản phẩm này được Sở GD&ĐT các tỉnh tổng hợp, gửi về Bộ GD&ĐT.
Bộ sẽ mời các nhà khoa học nghiên cứu đề xuất của giáo viên để tiến hành tư vấn cho Bộ ban hành hướng dẫn và thực hiện thống nhất trong toàn quốc. Như vậy, sản phẩm trí tuệ chung, kết hợp cả thực tiễn và khoa học”.
Đồng thời, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học cho biết thêm, hướng dẫn nội dung tinh giản sẽ được Bộ GD&ĐT ban hành trong thời gian tới đây.
Như vậy, kết thúc khoá tập huấn, tổ trưởng chuyên môn sẽ hiểu rõ quy trình tinh giản và tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá sau tinh giản, theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Đội ngũ tổ trưởng chuyên môn được tập huấn sẽ bồi dưỡng hoạt động tinh giản nội dung dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá, xây dựng kế hoạch chuyên môn cho giáo viên toàn tỉnh.
Sở GD-ĐT: Có hiện tượng chống phá kỳ khảo sát trực tuyến lần 1
Theo như thông tin của Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, kỳ khảo sát bằng hình thức trực tuyến diễn ra với quy mô lớn, với hơn 74.000 thí sinh tham gia khảo sát.
Được biết, đây là lần đầu tiên kỳ khảo sát bằng hình thức trực tuyến diễn ra với quy mô lớn, với hơn 74.000 thí sinh tham gia khảo sát, tỷ lệ học sinh nộp bài thành công: môn Toán 97,5%; Vật lý: 98,9%; Hóa học: 99,6%; Sinh học: 99,7%; Lịch sử:99,6%; Đại lý: 99,6%; Giáo dục công dân: 99,8%; Tiếng Anh: 99,6%.
Tuy nhiên, Sở cũng cho biết trong quá trình thực hiện kỳ thi khảo sát đã có một sự cố ngoài mong muốn đã xảy ra ngay khi bài thi môn Toán được tổ chức (ngày 29/5/2020), hệ thống phần mềm đã bị tấn công DDOS từ bên ngoài gây nhiễu và quá tải hệ thống tại thời điểm phát đề cho thí sinh. Cục CNTT đã nhanh chóng kiểm soát, hệ thống đã được khắc phục kịp thời cho thí sinh thực hiện bài khảo sát bình thường. Về cơ bản các lỗi kĩ thuật xảy ra vào buổi khảo sát đầu tiên đã được khắc phục gần như triệt để ở các buổi sau.
Ảnh minh họa.
Trong quá trình tổ chức khảo sát đợt 1, Sở GD-ĐT cũng đã ghi nhận hiện tượng chống phá kỳ khảo sát này như: Tổ chức giải bài đưa đáp án lên mạng xã hội, kích động học sinh không tham gia khảo sát, viết bài hoặc thông tin không đúng lên mạng xã hội.
Theo đó, Sở GD-ĐT sẽ phối hợp với các cơ quan có liên quan ngăn chặn, xử lý hiện tượng này trong các đợt khảo sát tiếp theo. Bước đầu, Sở GD-ĐT Hà Nội đã có Công văn số 1695/SGDĐT-GDPT ngày 02/6/2020 đề nghị Công an Thành phố Hà Nội điều tra, xác minh, xử lý theo quy định của pháp luật việc làm của các đối tượng có hành vi chống phá, tấn công vào hệ thống, làm ảnh hưởng đến hệ thống đường truyền, làm sai lệch mục đích của kỳ khảo sát, không mang tính giáo dục, tạo dư luận xấu trong cộng đồng, nhất là đối với các em học sinh trong việc học tập, thi cử. Ngoài ra, trong thẩm quyền của mình, Sở GD-ĐT cũng sẽ xử lý nghiêm các trường hợp là giáo viên, học sinh cố tình vi phạm các quy định của pháp luật cũng như quy chế của Ngành.
Để đánh giá một cách đầy đủ về khảo sát lần 1 và tổ chức tốt hơn nữa các đợt khảo sát lần 2 và 3, ngày 01/6/2020 Sở GD-ĐT Hà Nội đã phối hợp với Cục CNTT tổ chức hội nghị trực tuyến với đại diện các trường THPT, các trung tâm GDNN-GDTX tham gia khảo sát. Tại hội nghị, đa số các ý kiến đều đánh giá tích cực về đợt khảo sát vừa qua. Đặc biệt, đợt khảo sát giúp cho học sinh tự đánh giá thực lực của mình để có thể chủ động bổ khuyết, nâng cao kiến thức của mình. Đồng thời, việc khảo sát trực tuyến giúp cho học sinh làm quen với cách học và thi mới, tự mình đặt ra cho mình các mục tiêu trong học tập.
Ngoài ra, hình thức khảo sát này cũng giúp cho giáo viên, cán bộ quản lý có được thông tin, đánh giá khách quan về học lực của học sinh từng lớp, của cả trường nói chung và từng cá nhân học trò nói riêng. Các đại biểu cũng nhất trí, nếu triển khai hình thức này thay thế cho cách khảo sát cũ, sẽ góp phần giảm thời gian, kinh phí, các nguồn lực khác cho phụ huynh, học sinh, thầy cô giáo và nhà trường; đặc biệt là không gây áp lực đối với học sinh và giáo viên trong giai đoạn cuối năm học sau thời gian dài nghỉ dịch bệnh Covid-19.
Trên cơ sở kết quả khảo sát lần 1, Sở GD-ĐT đang phối hợp với Cục CNTT- Bộ GD-ĐT tiếp tục rà soát, nâng cao chất lượng chuyên môn, hạ tầng kỹ thuật, phần mềm, hướng dẫn, tuyên truyền, hoàn chỉnh thiết bị, tập huấn kỹ năng, chuẩn bị tốt nhất cho đợt khảo sát lần 2 và lần 3 sắp tới.
Giáo viên, học sinh sẽ được tăng thời gian nghỉ hè Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục dạy học trực tuyến, tinh giản chương trình năm học, điều này hướng tới chương trình phổ thông hiện hành tinh gọn, nhẹ nhàng hơn vừa rút ngắn thời gian dạy và học, tăng thời gian nghỉ hè cho học sinh. Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu...