Giáo viên mới đi dạy: Lương bao nhiêu?
Việc xếp lương theo quy định tại thông tư liên tịch đang gây nhiều thiệt thòi cho giáo viên, nhất là những người mới ra trường.
Vướng thông tư liên tịch của Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ quy định mã số, chức danh nghề nghiệp của nhà giáo, nhiều giáo viên (GV) tại TP.HCM dù ra trường đi dạy hơn 1 năm nhưng vẫn chưa được xếp lương.
Thực trạng diễn ra tại nhiều địa bàn quận, huyện ở TP HCM này đến nay vẫn chưa có cách tháo gỡ.
Mòn mỏi chờ lương
Mới đây, trong khi chờ hướng dẫn của Sở Nội vụ TP.HCM, UBND quận 1 đã phải tiến hành chi lương cho GV trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức ngành giáo dục năm học 2015-2016 theo hệ số lương bậc 1.
Theo UBND quận 1, việc quy định chức danh nghề nghiệp như thông tư liên tịch nêu trên ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi GV.
Cô Phương Uyên, GV tiếng Anh một trường THCS tại quận 1, cho biết cô trúng tuyển trong kỳ xét tuyển viên chức ngành GD&ĐT ở quận 1 năm học 2015-2016. Đến nay, hơn một năm tính từ ngày nhận quyết định công tác tại trường, cô vẫn chưa nhận được lương. Mức lương hỗ trợ hàng tháng mà cô nhận được chỉ 1 triệu đồng.
Theo Thông tư liên tịch số 20, 21, 22 năm 2015 giữa Bộ GD&ĐT và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp của GV mầm non, tiểu học, THCS: Đối với chức danh nghề nghiệp hạng II hoặc hạng III, ngoài yêu cầu về bằng cấp chuyên môn, ngoại ngữ, tin học còn có các yêu cầu khác như chứng chỉ bồi dưỡng GV hạng II hoặc hạng III, được công nhận là chiến sĩ thi đua hoặc GV giỏi…
Đối chiếu với quy định tại các thông tư liên tịch này, những GV trúng tuyển kỳ xét tuyển viên chức ngành GD&ĐT năm học 2015-2016 hầu hết đều không đáp ứng các tiêu chuẩn như chiến sĩ thi đua, chứng chỉ bồi dưỡng GV… nên chỉ được xếp vào chức danh nghề nghiệp GV hạng IV (khối mầm non và tiểu học), hạng III (khối THCS).
Trong khi đó, hiện nay, các quận, huyện tuyển dụng và xếp lương GV theo Quyết định 03/2016 của UBND TP HCM. Cụ thể, đối với trường hợp thực hiện chế độ tập sự thì xếp lương vào bậc 1 của chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm; đối với trường hợp được miễn chế độ tập sự, sau khi trừ thời gian tập sự theo quy định, xếp lương vào bậc 1 của chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm.
Video đang HOT
Niềm vui tốt nghiệp của sinh viên ĐH Sư phạm TP.HCM. Ảnh: Tấn Thạnh/Người Lao Động.
Tại quận 6, trong đợt khảo sát về lương GV của Ban Văn hóa – Xã hội HĐND TP.HCM vừa qua, theo báo cáo của phòng GD&ĐT, năm học 2016-2017, quận xét tuyển được 76 GV và 15 nhân viên. Cũng vì vướng thông tư mà việc xếp lương cho GV gặp khó khăn.
Ông Lưu Hồng Uyên, Trưởng phòng GD&ĐT quận 6, cho biết Sở Nội vụ cần có hướng dẫn cụ thể để tránh thiệt thòi cho GV. Bởi lẽ, sinh viên học ĐH mất 4 năm, trúng tuyển GV tiểu học nhưng lại bị xếp vào ngạch tương đương hệ trung cấp, như vậy ngạch lương chỉ là 1,86.
Lương thấp hơn cả bảo vệ
Tại buổi làm việc của đoàn khảo sát tại quận 6, nhiều đại biểu dẫn chứng GV mới tuyển dụng bậc THCS chỉ có mức lương khoảng 3 triệu đồng, thấp hơn thu nhập của bảo vệ.
Bà Phạm Thị Phương Hồng, Hiệu trưởng trường THCS Bình Tây (quận 6), cho biết mức lương nêu trên còn thấp hơn thu nhập của nhân viên văn phòng (chưa tính thu nhập tăng thêm) là khoảng hơn 4 triệu đồng/tháng. Giám thị cũng có thu nhập 5-6 triệu đồng/tháng do buổi trưa quản lý 1 ca được hơn 5 triệu đồng/tháng, 2 ca hơn 6 triệu đồng/tháng.
Theo một cán bộ Sở GD&ĐT TP.HCM, sở đang phối hợp với Sở Nội vụ tìm cách tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm tránh thiệt thòi cho GV. Trong khi đó, cũng có một số quận, huyện mạnh dạn trả lương cho GV trong khi chờ hướng dẫn.
Tại quận 6, bà Tống Thị Ngọc Nhanh, Phó phòng Nội vụ quận, khẳng định GV mới tuyển dụng tại quận vẫn được trả lương.
UBND quận 1 cũng vừa thông báo trong khi chờ hướng dẫn của Sở Nội vụ, các trường học trên địa bàn thông tin tình hình bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp viên chức cho các GV đã trúng tuyển kỳ xét tuyển viên chức ngành GD&ĐT năm học 2015-2016 của quận; đồng thời, thực hiện chi lương cho các GV này theo hệ số lương bậc 1 của bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của nhà nước, ban hành theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.
Hiệu trưởng thâm niên 10 năm, thu nhập chỉ 7-10 triệu đồng
Theo thống kê của Phòng GD&ĐT quận 6, mức thu nhập trong 1 tháng (bao gồm lương và phụ cấp cơ bản, phụ cấp trách nhiệm, chính sách hỗ trợ và các khoản khác nếu có) của GV có thời gian công tác từ 1 đến dưới 5 năm ở cấp THCS chỉ gần 2,6 triệu đồng, bậc tiểu học là 2,6 triệu đồng và mầm non hơn 2,2 triệu đồng. Hiệu trưởng có thâm niên trên 10 năm công tác thu nhập cũng chỉ 7-10 triệu đồng/tháng.
Theo Đặng Trinh / Người Lao Động
Lương thấp khiến giáo viên không mặn mà với công việc
Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, việc phàn nàn lương thấp khiến giáo viên không mặn mà là đúng nhưng chưa đủ. Họ cần điều kiện và môi trường làm việc tốt.
Ảnh: Anh Tuấn
Phát biểu tại Hội nghị Tổng kết năm học 2015- 2 016 và triển khai phương hướng năm học 2016 - 2017 vừa diễn ra tại Hà Nội, GS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội nêu vấn đề: Đối với nhiều quốc gia châu Á, cụ thể như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, học sinh không cần thiết tìm đường du học bằng mọi cách.
Họ đã tự xây dựng được những ngôi trường tốt, đạt đẳng cấp quốc tế cho người dân của mình. Việc tốt nghiệp từ những trường tốt nhất của họ cũng không thua kém so với các trường danh tiếng của phương Tây. Họ đào tạo giáo viên và cơ sở vật chất không kém bất kỳ trường đại học nào.
GS Nguyễn Văn Minh - Hiệu trưởng ĐH Sư phạm Hà Nội . Ảnh: Quyên Quyên.
Điều này do những người làm giáo dục của các quốc gia trên đã tự đặt mình ở một tiêu chuẩn cao so với thế giới khi hoạch định chiến lược giáo dục. Ngân sách chi cho giáo dục của họ luôn chiếm phần lớn tổng chi ngân sách. Những khoản chi tiêu đều phải hợp lý, công khai, sẵn sàng giải trình.
GS Nguyễn Văn Minh nhấn mạnh về điều kiện làm việc, thực chất là cơ sở hạ tầng đảm bảo cho việc dạy và học thực hiện nghiêm túc. Trong đổi mới giáo dục, việc đổi mới đội ngũ giáo viên là việc làm cấp thiết.
Từ đó, Hiệu trưởng ĐH Sư phạm thẳng thắn nói, hệ thống cơ sở vật chất của các trường đại học sư phạm hiện nay đang tồn tại nhiều bất cập: "Chúng ta có quá nhiều các trường đại học sư phạm nên rất khó đầu tư nên tấm nên món".
Cụ thể, dù đã được lãnh đạo Bộ quan tâm, vì hạn hẹp về tài chính, số lượng trường nhiều nên các trường sư phạm nói chung đầu tư xây dựng cơ bản vẫn ở mức rất khiêm tốn. Nếu chúng ta tham quan tất cả trường đại học sư phạm trên toàn quốc sẽ thấy cơ sở vật chất còn rất khó khăn.
"Đơn cử như ĐH Sư phạm Hà Nội - một trường lớn trong hệ thống sư phạm - mới chỉ đầu tư mới một công trình và cải tạo sửa chữa 5 công trình trong 5 năm qua. Kiến trúc, chất lượng xây dựng và bố trí của các tòa nhà xây dựng trước những năm 1990 ngày càng trở nên xa lạ với yêu cầu của một giảng đường hay phòng thí nghiệm của đại học hiện đại" - vị hiệu trưởng cho biết.
Ngoài cơ sở hạ tầng, hệ thống trang thiết bị từ phòng thí nghiệm, hạ tầng công nghệ thông tin, ký túc xá cho sinh viên... đều cũ và lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu việc giảng dạy và học tập.
Theo GS Minh, một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên chính là tư duy cũ kỹ còn tồn tại: Đào tạo thầy cô thì cần gì nhiều cơ sở vật chất, trang thiết bị; hay giảng viên sư phạm cần gì nghiên cứu.
Ngoài ra, bản thân các trường sư phạm chưa xây dựng được một chiến lược tổng thể nên quy trình xây dựng, mua sắm trang thiết bị manh mún, chắp vá, có khi thừa, lúc thiếu.
Từ đó, GS Minh kiến nghị các Bộ, ngành sớm bố trí kinh phí đầu tư để nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị cho các trường đại học sư phạm, quy hoạch lại hệ thống trường sư phạm để đầu tư có trọng điểm, tránh tình trạng manh mún, thiếu chiến lược trong thời gian qua.
GS Minh cũng kiến nghị Chính phủ, Bộ GD&ĐT cho phép thí điểm xã hội hóa trong đầu tư để tăng nguồn vốn cho các công trình xây dựng hạ tầng, kể cả công nghệ thông tin; xây dựng các phòng thí nghiệm, phòng thực hành, phòng nghiên cứu, phòng học tiếng đủ tiêu chuẩn.
Theo Zing
Nhiều giáo viên được thưởng Tết 10 triệu đồng Nhiều giáo viên tại TP HCM được thưởng tết cao. Trường tư luôn có tháng lương thứ 13. Một số trường công lập thưởng khoảng 10 triệu đồng mỗi người. Ảnh minh họa: VietNamNet. Ở khối tư thục, thầy Bùi Gia Hiếu, Hiệu trưởng THPT Nhân Việt cho biết, hàng năm, cán bộ giáo viên nhà trường luôn có tháng lương thứ 13....