Giáo viên mở nhạc thiền để… chấm bài môn văn!
Trên mạng xã hội trước đây có chia sẻ câu chuyện giáo viên (GV) mở nhạc thiền để chấm bài học trò được nhiều giáo viên quan tâm, cười thích thú. Song ngẫm lại thấy bùi ngùi, chua chát làm sao.
Chữ viết cẩu thả của học sinh trong các bài văn khiến giáo viên rất khó khăn khi chấm bài – Ảnh: Ngọc Tuấn
Một cô giáo dạy văn tâm sự rằng mỗi lần cô chấm bài là phải ngồi vào góc thanh tịnh lúc đêm khuya khi mọi người ngủ hết, không ai làm phiền và phải mở nhạc thiền lên để… vị tha cho sự ngây ngô của những bài làm học trò. Lời chia sẻ khá hài hước này có phần đúng với thực tế của nhiều GV chấm bài môn văn hiện nay. Bởi vì, như người xưa nói “tuyển thi như tuyển sắc” (tuyển thơ hay khó như tuyển sắc đẹp), đọc văn học trò ngày nay cả vạn bài mới thi thoảng có vài bài hay. Tình hình ấy khiến cho việc chấm bài của GV trở nên nặng nề, ngán ngẩm, mất hết hứng thú.
Viết văn là để GV chấm đọc bài, cho điểm nhưng rất nhiều bài viết của trò như… thách thức người đọc vì chữ viết quá kém, cầu thả. Có GV nói vui rằng lấy kính hiển vi soi cũng không thể đọc ra đó là chữ gì. Bài làm của học sinh (HS) thường dùng từ thiếu lựa chọn, hiếm lắm mới có vài từ dùng hay. Viết câu thì què cụt, hy hữu mới gặp những câu văn dài, nhiều vế, thể hiện tư duy lập luận chặt chẽ của người viết. Viết tắt vô tội vạ, sai chính tả và quy tắc ngữ pháp tiếng Việt trầm trọng. Đây là hậu quả của việc lười viết, lười trau chuốt và ảnh hưởng xấu từ các trang mạng xã hội.
Một số HS bị “nhập tâm” bởi tiểu thuyết ngôn tình nên đã đem sự tưởng tượng, lời lẽ, văn phong của cách viết ấy vào trong bài làm. Chẳng hạn, với văn tự sự ở lớp 10, khi yêu cầu tưởng tượng để kể lại một số truyện dân gian, nhiều HS đã “ sáng tạo” bằng cách đem cả “chất tình cảm lãng mạn, ướt át” của tiểu thuyết ngôn tình vào bài viết, làm mất hết cả “chất” truyện dân gian. Chấm bài kiểm tra giữa học kỳ 1 của lớp 12 vừa qua, nhiều GV rất bất ngờ trước sự suy diễn quá sai lệch của HS: Cảnh chia tay của cán bộ cách mạng về xuôi với đồng bào Việt Bắc trong bài thơ Việt Bắc (Tố Hữu) được HS phân tích say sưa thành cảnh chia tay đắm đuối, thắm thiết của tình yêu đôi lứa (!?).
Một trong những yêu cầu đầu tiên của văn bản đọc hiểu là phải có tính định hướng giáo dục. Khi soạn các câu hỏi, GV cũng hướng đến việc bồi đắp giá trị nhân bản, nhân văn cho HS. Tuy nhiên, điều này đã bị một số HS “thô tục hóa” trong cách nhận thức, hiểu lệch lạc giá trị tư tưởng của tác giả. Chẳng hạn mới đây, khi đề đọc hiểu của lớp 12 cho một đoạn trích trong tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụi mận gai (tác giả Colleen McCullough) rất ý nghĩa, nói về việc chú chim đã đánh đổi cả tính mạng, hót một lần trong đời thật hay rồi chết, để từ đó rút ra thông điệp “những gì tốt đẹp nhất phải trả giá bằng nỗi đau”, đã được một học trò đặt nhan đề là: “Con chim ngu ngốc” (!?).
Việc dạy học văn hiện nay sẽ còn rất nhiều chuyện để bàn. Câu chuyện cô giáo chấm văn phải mở nhạc thiền để chấm bài HS và một số lỗi bài làm HS ở trên chỉ là những “chấm phá” trong bức tranh tổng thể chẳng mấy “sáng sủa” của việc dạy và học văn hiện nay.
Theo Thanh niên
Nếu cần học thêm, phụ huynh cho con học online sẽ hiệu quả và tiết kiệm chi phí
Học sinh chỉ cần ngồi ở nhà học online sẽ không có quá nhiều thời gian chết mà nghe rõ, hiểu kĩ, không hiểu thì mở lại nghe nhiều lần.
Video đang HOT
Hiện nay, điều đau đầu nhất của phụ huynh học sinh là chuyện học thêm của con mình. Không cho con học thêm thì với cách dạy hời hợt trên lớp của một số giáo viên khiến cho phụ huynh lo lắng.
Cho đi học thêm thì tốn kém vô cùng và chuyện đưa rước con cũng là một vấn đề nan giải bởi không phải phụ huynh nào cũng rảnh rỗi. Nhưng, khi cho con đi học thêm rồi cũng đâu hết những lo lắng, nghĩ suy.
Học online sẽ giúp cho học sinh bớt vất vả và mệt mỏi (Ảnh minh họa: nld.com.vn)
Giáo viên ở khu vực đô thị hiện nay dạy thêm rất nhiều, đối với cấp Trung học cơ sở thì chủ yêu là 3 môn Toán, Anh, Văn. Lên đến cấp Trung học phổ thông thì học thêm các môn thi bắt buộc và các môn thuộc khối thi của mình.
Chính vì thế, việc học chính, học tăng cường ở trường và các hoạt động ngoại khóa gần như kín mít hết giờ hành chính trong ngày. Việc học thêm ở nhà thầy cô chủ yếu là buổi tối và chủ nhật.
Vì vậy, khi con học thêm không chỉ các con vất vả, mệt mỏi mà cha mẹ cũng vất vưởng đưa đón, chờ đợi. Bởi, nhiều khi học thêm ở xa và diễn ra vào buổi tối nên nhiều học sinh còn nhỏ chưa thể tự đi được.
Dù vẫn biết rằng việc dạy ở trên lớp hiện nay đa phần các thầy cô vẫn tận tâm truyền thụ kiến thức cho học trò. Thế nhưng, cũng có một bộ phận thầy cô dạy trên lớp rất hời hợt và dạy chưa hết nội dung để câu kéo học sinh về nhà dạy thêm.
Vì vậy, những em không học thêm mà có học lực khá thì khi học trên lớp rất chán nản. Đến lớp, thầy cô giảng sơ sài rồi ra vài bài tập cho học sinh làm, gần hết giờ thì gọi vài em lên sửa bài. Khi phụ huynh nghe con phản ánh lại rất ngại tình trạng này kéo dài nên đành phải bấm bụng cho con đi học thêm.
Nhưng, ở lớp học thêm thì lại càng chán nản hơn bởi công tác quản lý ở các lớp dạy thêm thường rất yếu. Học sinh nói chuyện, học sinh bấm điện thoại cũng ít khi được nhắc nhở.
Chính vì vậy, mỗi buổi học thêm cũng chẳng lĩnh hội được bao nhiêu kiến thức. Bởi, suy cho cùng, một đơn vị kiến thức của bài học được dạy đi, dạy lại nhiều lần. Việc học chính, học thêm thường được giáo viên "khéo léo" bố trí thời gian, giãn lượng kiến thức bài học cho phù hợp.
Dạy lớp này 30 phút thì ra bài tập cho học sinh làm và chạy sang lớp kia chữa bài tập.Có những giáo viên dạy thêm nhiều và họ rất tham nên có những hôm dạy đồng thời một lúc 2 lớp. Lớp vào 7h sáng, cô dạy lý thuyết một chút là ra bài tập sang dạy lớp vào học lúc 7h30.
Khi lớp học 7h ra về thì cô còn 30 phút sang lớp vào học lúc 7h30 để chữa bài tập. Trong 2 h đồng hồ cô đã dạy 2 lớp học thêm, mỗi lớp mấy chục học sinh, mỗi em đóng mỗi tháng 400 ngàn đồng!
Học online sẽ hiệu quả và tiết kiệm chi phí, thời gian.
Như phần trên chúng tôi đã nói là việc dạy thêm, học thêm nóng nhất hiện nay là ở khu vực đô thị. Bởi, cũng có thể là nhu cầu của phụ huynh và cũng vì phụ huynh bắt buộc phải cho con mình học thêm.
Điều mà chúng ta thấy là những phụ huynh ở khu vực đô thị, khu vực có điều kiện kinh tế thì đa phần phụ huynh đều có máy vi tính hoặc điện thoại có kế nối mạng Internet.
Chính vì thế, việc đăng ký học onlene hiện nay cho học sinh cực kỳ đơn giản và dễ dàng. Phụ huynh chỉ cần lên mạng tìm kiếm bằng vài từ khóa là có rất nhiều những dịch vụ dạy thêm online.
Phụ huynh liên hệ sẽ được các trung tâm tư vấn rất cặn kẽ, tận tình và thường cho học thử mấy ngày. Giá mỗi môn học trong một năm học thường dao động khoảng 300-500 ngàn đồng.
Việc học online không chỉ giảm được chi phí bởi một năm học chỉ có giá bằng 1 tháng học thêm nhà thầy mà nó còn có nhiều lợi thế. Học sinh không bị gò bó về thời gian, phụ huynh không phải đưa đón hàng ngày.
Nhà gần còn đỡ, chứ nhà thầy mà xa, gặp lúc mưa gió, đêm tối thì vất vả vô cùng. Thế nhưng, học online thì ngồi ở nhà, học bất kỳ thời điểm nào thấy phù hợp. Học một lần không hiểu thì học lại nhiều lần.
Lúc nào cần ôn lại kiến thức cũng có thể mở lại bài cũ. Trên đó cũng làm bài tập, cũng kiểm tra và phụ huynh thường xuyên nhận được phản hồi. Một lợi thế nữa là phụ huynh có thể giám sát được con em mình tốt hơn.
Bởi, giáo viên cũng không dám ra đề kiểu đánh đố học trò vì thầy cô luôn bị khống chế chỉ tiêu thi đua từ nhà trường.Điều đặc biệt là nếu học online mà điểm số trên lớp vẫn đảm bảo, vẫn cao mới thực là chất lượng. Xét đến cùng, khi học sinh nắm được kiến thức cơ bản thì dạng bài tập nào giáo viên ra trên lớp cũng có thể làm được.
Việc học thêm mà học độc lập với thầy cô dạy mình trên lớp sẽ hiệu quả hơn rất nhiều và học sinh dễ dàng tiếp cận được các dạng đề kiểm tra chung, đề của Sở, Phòng. Bởi đề ai ra cũng phải bám vào nội dung kiến thức cơ bản.
Phụ huynh đừng sợ thầy cô giáo dạy trên lớp đì con mình bởi xét đến cùng danh hiệu thi đuatrong nhà trường cũng chỉ là mươi quyển tập hoặc bộ sách giáo khoa mà thôi.
Cái cần nhất là giúp cho con mình độc lập trong học tập, có ý chí vươn lên, không phải lệ thuộc và nhờ vào "cái bóng" học thêm ở trường, ở nhà thầy cô để có điểm cao.
Tuy nhiên, việc học online có một số khó khăn nhất định đó là phụ huynh phải có máy tính hoặc điện thoại có kết nối với Internet. Chính vì thế, những gia đình không có sẽ gặp khó khăn.
Cái này, các phụ huynh cần có sự phối hợp với một số phụ huynh khác cũng có con học cùng khối lớp để học nhóm với nhau và cùng chia sẻ kinh phí mua các gói dịch vụ. Việc một vài em học một nhóm càng có nhiều lợi thế để trao đổi, chia sẻ với nhau.
Mỗi năm học thêm ở trường, ở nhà thầy cô tốn hàng chục triệu đồng mà đi lại vất vả, thậm chí học buổi tối cực kỳ nguy hiểm đối với học sinh nữ nên cha mẹ luôn phải đi kèm.
Vì vậy, học sinh chỉ cần ngồi ở nhà học online sẽ không có quá nhiều thời gian chết mà nghe rõ, hiểu kĩ, không hiểu thì mở lại nghe giảng nhiều lần. Phụ huynh cứ mạnh dạn bỏ lớp học thêm của thầy cô ở trường, chắc chắn tương lai con mình sẽ học tập sẽ khả quan hơn.
NGUYỄN CAO
Theo giaoduc.net
Vì đâu mà chữ viết của thầy và trò hiện nay thường rất xấu? Việc rèn luyện chữ viết cũng là điều rất cần thiết đối với mỗi con người, nhất là khi các em học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Là một giáo viên dạy Ngữ văn nên hàng năm chúng tôi phải chấm hàng nghìn bài kiểm tra của học trò, kể cả bài kiểm tra định kì, kiểm tra thường xuyên...