Giáo viên mệt mỏi vì áp lực dạy “on-off”
Vừa phải dạy trực tiếp, vừa phải dạy trực tuyến, lịch học thì thay đổi liên tục là những áp lực mà giáo viên tại một số cơ sở giáo dục đang phải chịu.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, học online qua các nền tảng công nghệ là giải pháp căn cơ để giáo viên và học sinh có thể duy trì được việc dạy và học bình thường.
Cực chẳng đã
Những tuần vừa qua, tình trạng một số giáo viên vừa phải dạy trực tiếp, vừa phải dạy trực tuyến không còn là chuyện cá biệt, mà đã xảy ra khá phổ biến trong các nhà trường trên cả nước bởi dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến khá phức tạp, nhiều học sinh không thể đến trường.
Theo đó, tại nhiều cơ sở giáo dục, giáo viên vừa lo giảng dạy, quán xuyến ở lớp dạy trực tiếp, song cũng luôn phải chú ý đứng vào gần chỗ đặt camera để nói, nhằm giúp học sinh nghe tiếng của mình được rõ hơn.
Một số giáo viên cho rằng, nếu như trước đây, chỉ riêng việc học trực tuyến đã khiến họ phải chật vật vì vừa phải làm giáo án điện tử, vừa phải phân bổ thời lượng học sao cho hợp lý, thì nay khi dạy kết hợp, giáo viên không những phải chuẩn bị bài giảng trực tiếp, mà còn phải chuẩn bị thêm cả bài giảng trực tuyến. Áp lực là nhân đôi, chưa kể đến những thời điểm một giáo viên phải dạy nhiều khối khác nhau.
Trong điều kiện dịch bệnh, mục tiêu đặt ra với ngành giáo dục là làm sao đảm bảo được chương trình và chất lượng một cách tốt nhất có thể, chứ không phải thực hiện kế hoạch đồng loạt đến trường hay đồng loạt ở nhà.
Cô giáo Đào M.A, giáo viên khối THCS trên địa bàn huyện Thanh Trì (Hà Nội) cho hay, hiện cô vừa phải dạy trực tuyến, vừa dạy trực tiếp, có những lớp còn phải dạy kết hợp cả 2 hình thức. “Có ngày tôi phải dạy trực tuyến ở một lớp, đồng thời phải dạy trực tiếp cho lớp khác và chuẩn bị bài giảng trên slide cho các em đang phải học tập tại nhà, khiến lúc nào cũng trong tình trạng quay cuồng”, cô M.A. nói.
Theo lời nữ giáo viên này, một tiết học chỉ có 40-45 phút, nhưng thời gian để kết nối thiết bị, ổn định lớp đã mất hàng chục phút, nên thời gian thực học chẳng có bao nhiêu. Đó là chưa kể đến việc chẳng may bị ngắt kết nối nhưng không có người hỗ trợ ngay, giáo viên sẽ rất khó khăn triển khai tiếp tiết dạy.
Lo lắng về hiệu quả dạy học không cao, cô giáo Nguyễn T.T, giáo viên một trường THCS của quận Đống Đa nêu ý kiến, khi kết hợp “on – off”, những học sinh không đến trường ít nhiều sẽ bị hạn chế trong việc tiếp thu bài giảng theo giáo án dạy trực tiếp của giáo viên. Giáo viên cũng không thể dạy riêng cho những em này theo cách thiết kế của bài giảng trực tuyến.
Còn theo lời một giáo viên ở huyện Kim Bảng (Hà Nam), khi học on-off, khó khăn lớn nhất ở những trường công lập là trong nhiều phòng học không có máy móc, hệ thống mạng cố định. Thế nên, giáo viên dạy ở phòng nào phải tự xách thiết bị riêng của mình sang lớp đó để lắp đặt, kết nối. Việc này cũng mất khá nhiều thời gian, khi ấy học sinh học trực tiếp bị ảnh hưởng mà học sinh học online cũng chẳng có kết quả nhiều.
Video đang HOT
Đề xuất các trường được “tự quyết”
Chia sẻ với khó khăn của các giáo viên khi vừa phải giữ gìn sức khỏe chống chọi với Covid-19, vừa nỗ lực giảng dạy trong điều kiện hết sức khó khăn, thầy Hà Xuân Nhâm, Hiệu trưởng Trường THPT Phan Huy Chú (Đống Đa, Hà Nội) cho rằng, đây là khó khăn chung, để duy trì chất lượng dạy học, buộc các thầy cô phải thay đổi phương pháp giảng bài cũng như chuẩn bị giáo án, tài liệu để đáp ứng cả 2 yêu cầu dạy on – off.
Thầy Nhâm cho biết, ngoài việc dạy học trên lớp, nhà trường đã xây dựng hệ thống học trực tuyến, hỗ trợ học sinh tự học. Giáo viên giao bài, tương tác trên hệ thống và qua đó, theo dõi học sinh nắm bài đến đâu, tốc độ hoàn thành đến đâu.
Ở một góc nhìn khác, bà Văn Thùy Dương, Phó hiệu trưởng Trường THCS-THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội) đề xuất, trong bối cảnh dịch bệnh còn phức tạp như hiện nay thì nên giao quyền chủ động cho các trường tự quyết việc đi học trở lại khi đủ điều kiện, hoặc tiếp tục học online đến khi đủ điều kiện an toàn.
Bà Dương cho rằng, hơn ai hết, các trường tư thục đang phải gồng mình để tồn tại giữa dịch Covid-19, vẫn phải chi khi giảm nguồn thu. Tuy nhiên, việc mở cửa trở lại học trực tiếp phải được các trường hết sức cân nhắc, vì khi xuất hiện lây nhiễm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lực lượng giáo viên đứng lớp chứ không riêng học sinh, và cả khả năng đảm bảo xử lý tình huống y tế của từng trường để khống chế, kiểm soát mức độ lây lan.
Do đó, thay vì chỉ đạo đồng loạt, cơ quan quản lý chỉ nên ra các khuyến cáo để các trường làm căn cứ. Trong điều kiện dịch bệnh, mục tiêu đặt ra với ngành giáo dục là làm sao đảm bảo được chương trình và chất lượng một cách tốt nhất có thể, chứ không phải thực hiện kế hoạch đồng loạt đến trường hay đồng loạt ở nhà.
Lãnh đạo trường THCS-THPT Lương Thế Vinh cho rằng, vẫn còn khoảng thời gian hè để các trường củng cố kiến thức cho học sinh khi học trực tuyến, do đó không nên quá lo lắng về vấn đề chất lượng.
Một số ý kiến khác cũng đồng tình kiến nghị, vừa dạy trực tiếp vừa dạy online trong một lớp, cùng một khoảng thời gian sẽ rất khó mang lại hiệu quả. Nếu không điều chỉnh kịp thời, không chỉ học sinh học online tiếp thu bài không tốt, mà chính những học sinh đang học tập trực tiếp cũng bị ảnh hưởng nhiều.
Thực tế vừa qua đã có một số cơ sở và giáo viên có cách làm sáng tạo khi tổ chức cho giáo viên phụ đạo thêm cho những học sinh ở nhà học bằng hình thức khác, thời điểm khác. Hay như một giải pháp được xem là hiệu quả là nhà trường sẽ tập trung tất cả học sinh F0 và F1 đang học chung một khối để phân công giáo viên dạy phụ đạo vào một số buổi trong tuần.
Không tổ chức học bán trú cho trẻ là gây khó cho phụ huynh
Các chuyên gia cho rằng Hà Nội nên mạnh dạn cho học sinh học bán trú. Việc mở cửa trường học cần tạo điều kiện thuận lợi cho cả học sinh và phụ huynh.
Hà Nội vừa cho phép học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 thuộc 12 quận nội thành học trực tiếp từ ngày 21/2. Tuy nhiên, thành phố yêu cầu các trường chỉ dạy trực tiếp một buổi/ngày, không tổ chức bán trú.
Các chuyên gia cho rằng việc cho học sinh trở lại trường là yêu cầu cần thiết và cấp bách. Tuy nhiên, các phương án đưa ra cần tạo thuận lợi cho cả nhà trường, học sinh và phụ huynh.
"Nhiệm vụ của nhà trường là tạo điều kiện thuận lợi nhất để phục vụ nhu cầu học tập của học sinh, không gây khó khăn cho phụ huynh", bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội, nói.
Trẻ được đến trường nhưng phụ huynh vẫn áp lực
Chưa kịp vui mừng vì thông báo cho học sinh học trực tiếp từ ngày 21/2, chị Phạm Thị Tuyết (trú quận Hà Đông, Hà Nội) đã phải lo lắng bàn bạc với chồng về phương án đưa đón con, do trường không dạy bán trú.
Theo chị Tuyết, con gái chị học lớp 2 tại một trường tư thục cách nhà 3 km, nhưng cách cơ quan chị và chồng đi làm gần 10 km. Chị nhẩm tính mỗi buổi học của con gái sẽ kết thúc muộn nhất vào lúc 11h hàng ngày. Như vậy, chị phải chạy xe từ cơ quan về lúc 10h30 thì mới kịp đón con.
Thời điểm cháu học online, chị Tuyết phải xin cơ quan làm việc tại nhà để trông con học. Sau Tết, nghe tin học sinh ở nhiều nơi đã được học trực tiếp, chị sốt ruột mong từng ngày con được đến trường để bản thân cũng sớm trở lại với công việc. Dù vậy, khoảnh khắc nhận tin con được đi học trở lại không vui như chị nghĩ.
"Nếu không cho học bán trú thì ngay cả khi cháu đến trường, tôi cũng không thể quay về công việc như trước kia do ngày nào cũng phải canh giờ đón cháu vào giữa trưa. Như vậy còn mệt hơn là cho con học online cả ngày", chị Tuyết nói.
Chị cho biết nhiều phụ huynh trong lớp của con đang kiến nghị trường cho dời lịch học trực tiếp xuống một tuần để có thời gian thu xếp công việc.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Yên Thường (Gia Lâm, Hà Nội) trở lại trường từ ngày 10/2. Ảnh: Thạch Thảo.
Theo PGS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Hà Nội nên mạnh dạn cho phép các trường tổ chức học bán trú. Việc này giúp các phụ huynh không bị xáo trộn lịch công việc khi phải thu xếp thời gian đưa đón con mỗi buổi.
Chuyên gia cho biết nếu Hà Nội chỉ cho phép dạy học trên lớp một buổi/ngày, học sinh vẫn có thể vui chơi bên ngoài trong thời gian không đến trường. Việc này gây nguy cơ lây nhiễm cao hơn khi trẻ được học ở trường cả ngày.
Ông Phu cũng nhận định thời gian qua, trẻ em mắc Covid-19 nhiều khi ở nhà do lây từ người lớn. Nếu các em được đến trường và tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch, nhà trường và giáo viên có kế hoạch đảm bảo an toàn cho học sinh, nguy cơ lây nhiễm của các em ở trường có thể thấp hơn.
"Nhà trường cần tăng cường biện pháp quản lý rủi ro, tránh để lớp này tiếp xúc với lớp kia nhằm dễ dàng khoanh vùng tốt hơn khi xuất hiện ca mắc Covid-19 trong lớp học", ông Phu nói.
Không gây khó cho phụ huynh
Trao đổi với Zing, bà Nguyễn Thị Mai Hoa, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội, nhấn mạnh Việt Nam đang chuyển sang giai đoạn bình thường mới và dần tiến tới bình thường theo lộ trình để phục hồi phát triển kinh tế - xã hội. Muốn vậy, mở cửa trường học là yêu cầu, nhiệm vụ chính trị.
Chia sẻ với lo lắng của nhiều phụ huynh khi cho trẻ trở lại trường học, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục cho rằng tâm lý cẩn trọng vào "giai đoạn giao thời" này là cần thiết, nhưng cũng không nên quá lo lắng, sợ hãi, vì chúng ta đã có được những điều kiện cơ bản để hạn chế hậu quả của Covid-19.
"Chúng ta không kỳ vọng vào việc không có ca F0 trong trường học, mà quan trọng là chuẩn bị các điều kiện cần nhất để hạn chế lây nhiễm trong học sinh", bà Mai Hoa nêu quan điểm và lưu ý công tác chuẩn bị của nhà trường phải chủ động, có kịch bản cụ thể, được tập dượt các tình huống giả định để khi phát hiện F0, thầy cô sẽ có ứng xử kịp thời, không gây biến động quá lớn trong hoạt động dạy học.
Các chuyên gia cho rằng nhà trường cần có kịch bản cụ thể để thầy cô ứng xử kịp thời khi lớp học xuất hiện F0, không gây xáo trộn trong quá trình dạy và học. Ảnh: Thạch Thảo.
Về việc nhiều phụ huynh phản ứng với phương án của Hà Nội khi chỉ cho các trường dạy một buổi/ngày, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục cho biết đã ghi nhận việc này.
Theo bà Mai Hoa, việc phụ huynh đồng tình hay phản ứng đều có lý lẽ và cần được tôn trọng. Nhiệm vụ của nhà trường là tạo điều kiện thuận lợi nhất để phục vụ nhu cầu học tập của học sinh, không gây khó khăn cho phụ huynh. Gia đình nào có điều kiện đưa đón thì không bắt buộc ở lại trường buổi trưa, cũng là để hạn chế tập trung các cháu.
Bà phân tích trong giai đoạn bình thường mới, việc mở cửa trường học ngoài đáp ứng nhu cầu của học sinh, để học sinh tiếp cận điều kiện, chất lượng giáo dục tốt nhất còn phải góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Do hầu hết phụ huynh học sinh đang là lực lượng lao động chính để đưa hoạt động kinh tế - xã hội quay trở lại bình thường, việc mở cửa trường học cũng cần tạo thuận tiện cho phụ huynh và nhu cầu cho con học bán trú ở trường là nhu cầu chính đáng.
Dẫn mô hình của một số địa phương khi chuẩn bị tốt đã cho học sinh học bán trú, Phó chủ nhiệm Ủy ban văn hóa - Giáo dục cho rằng Hà Nội cũng nên sớm mở hình thức học bán trú.
"Việc này sẽ giúp nhà trường kiểm soát an toàn tốt nhất cho học sinh thay vì các em phải di chuyển nhiều lần hay phải ăn bên ngoài", bà Nguyễn Thị Mai Hoa nói.
Thông tin với Zing, ông Nguyễn Đắc Vinh, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội, cho biết ngày 25/2 tới, ủy ban sẽ có phiên giải trình về nội dung mở cửa lại trường học, trong đó có đề cập đến việc chuẩn bị điều kiện cho việc dạy học hậu Covid-19. Đến nay, các nội dung cho phiên giải trình đã được Ủy ban Văn hóa giáo dục chuẩn bị xong.
Giảm áp lực cho giáo viên khi dạy trực tuyến Trong gần 2 năm qua, dịch Covid-19 đã gây ra nhiều xáo trộn trong cuộc sống, trong đó, giáo dục và đào tạo là một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề. Học sinh không được đến trường, các trường học phải chuyển sang dạy học trực tuyến, kế hoạch học tập bị đảo lộn... khiến giáo viên, học sinh gặp...