Giáo viên mất việc, nhà tuyển dụng chỉ ‘lấy làm tiếc’?
Ký hợp đồng với các giáo viên trong gần 3 năm đến khi có văn bản nhắc nhở của thành phố, UBND huyện Sóc Sơn mới dừng việc này và chỉ “lấy làm tiếc”. Trong khi đó, 185 giáo viên hiện đang rơi vào cảnh khốn cùng, bức xúc.
Không phải cá biệt
Tiếp sau sự việc gần 300 giáo viên ở Bắc Ninh bị đẩy ra đường hồi tháng 5/2014, gần 200 thầy cô ở Hà Tĩnh bất ngờ bị mất việc hồi tháng 5/2015 khiến dư luận xôn xao, đến cuối tháng 7/2015 VietNamNet tiếp tục nhận được đơn thư kêu cứu của 185 giáo viên mầm non ở Sóc Sơn phản ánh việc họ bất ngờ bị dừng hợp đồng ở các trường.
Các giáo viên trò chuyện với PV. (Ảnh: Văn Chung).
Ở cả ba sự việc, lãnh đạo các huyện là những người có trách nhiệm chính khi cho phép các trường ký hợp đồng với giáo viên trong thời gian dài mà không thông qua thi tuyển để lấy đủ người ở các vị trí việc làm.
Trước đó, trong sự việc ở Bắc Ninh, Bộ Nội vụ đã trực tiếp vào cuộc, nhiều cán bộ ở huyện Yên Phong, Bắc Ninh đã nhận những hình thức xử lí, kỉ luật khác nhau. Cho đến nay, đa số các giáo viên này (là những người có nhiều thành tích trong dạy học và công tác liên tục ở các trường từ 3 năm trở lên) đã được lãnh đạo Bắc Ninh tuyển dụng đặc cách.
Đến sự việc ở Hà Tĩnh, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn trong buổi họp báo thường kỳ tháng 5/2015 cũng cho biết Bộ này sẽ kiểm tra vụ việc. Vụ việc có những dấu hiệu sai phạm giống như ở Bắc Ninh đó là có chỉ tiêu tuyển dụng nhưng không tổ chức thi tuyển mà ký hợp đồng lao động trong nhiều năm.
Còn sự việc ở huyện Sóc Sơn, mặc dù trong mấy năm này đều có thi tuyển giáo viên để tuyển đủ ở những nơi thiếu nhưng không hiểu sao trong gần 3 năm qua lãnh đạo huyện Sóc Sơn vẫn cho phép các trường mầm non tiếp tục ký hợp đồng với các giáo viên.
Video đang HOT
Trong buổi họp với185 giáo viên, ông Hồ Việt Hùng-Trưởng phòng Nội vụ huyện Sóc Sơn cho biết chỉ đến khi thành phố có văn bản yêu cầu, nhắc nhở các quân huyện chấm dứt sử dụng lao động hợp đồng, thay thế cho các viên chức – công chức thì huyện này mới tiến hành việc chấm dứt hợp đồng với 185 giáo viên.
Còn Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn, Lê Hữu Mạnh cho biết ông “lấy làm tiếc”phải thực hiện quyết định này.
“Lẽ ra việc này huyện phải làm cương quyết từ năm 2013 khi bắt đầu thi tuyển tất cả các hợp đồng sau khi thi xong không đỗ là chúng tôi ra quyết định cắt hợp đồng. Còn ký lại hay không là do nhu cầu công việc” – ông Mạnh nói.
Cuộc thi không công bằng
Hiện 185 giáo viên này đang rơi vào tình trạng hết sức khó khăn và cảm thấy bất công, bức xúc vì chưa biết cụ thể nội dung công việc tiếp theo của mình thế nào.
Chưa kể, 185 giáo viên trên đều vừa đi làm, vừa đi học để nâng cao trình độ đại học của bản thân, củng cố thêm kiến thức phù hợp với sự đòi hỏi tiêu chí của các giáo viên dạy giỏi.
Nói về những bất cập của kỳ thi tuyển giáo viên, theo các giáo viên với việc quy định cách tính điểm trúng tuyển = Điểm học tập (ĐHT) Điểm tốt nghiệp (ĐTN) Điểm thực hành x 2 thì… đến thi 100 lần cũng không thể đỗ mà vẫn là các thí sinh tự do ra trường sau mới đỗ. Lí do đa phần các giáo viên có bằng tốt nghiệp trung bình hoặc trung bình khá vì việc học, cấp bằng nghiêm túc. Về sau đa phần sinh viên ra trường đều có bằng giỏi.
Theo cách tính điểm này: Bằng tốt nghiệp hạng Trung bình hoặc không xếp hạng: ĐHT = ĐTN = 50 điểm; Bằng tốt nghiệp hạng Trung bình khá: ĐHT = ĐTN = 60 điểm; Bằng tốt nghiệp hạng Khá: ĐHT = ĐTN = 70 điểm; Bằng tốt nghiệp hạng Giỏi:ĐHT = ĐTN = 80 điểm; Bằng tốt nghiệp hạng Xuất sắc:ĐHT = ĐTN = 90 điểm.
Như vậy ngay khi bước vào kỳ thi các giáo viên đã thua sinh viên mới ra trường ít nhất từ 20-30 điểm trở lên. Các giáo viên khẳng định nếu có một kỳ thi công bằng, đánh giá năng lực giáo viên ở việc đứng lớp, soạn giáo án hay xử lí tình huống họ sẵn sàng “thi đấu” và không ngại các sinh viên mới tốt nghiệp loại giỏi. Suốt thời gian qua các cô đa phần đều được đánh giá hoành thành xuất sắc nhiệm vụ và có chuyên môn tốt.
Chiều 30/7, trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Văn Xuất, Chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục huyện Sóc Sơn cho rằng công đoàn ngành không thể có tiếng nói gì bảo vệ giáo viên khi tất cả các cô kí hợp đồng với nhà trường. Điều khoản cũng nêu về trường hợp giáo viên bị cắt hợp đồng nếu không đáp ứng được đủ điều kiện.
Hiện tại, hầu hết các giáo viên đều ở vào những hoàn cảnh hết sức khó khăn. Nhiều cô sinh năm 1980, 1981 đến 1985 đã có 2-3 con nhỏ sau khi có thông báo dừng hợp đồng đã chạy vạy đi xin làm công nhân ở khu công nghiệp gần nhà nhưng không được nhận vì đã quá tuổi. Có cô giáo hiện giờ phải đi bán hoa tươi, bán cá hoặc ai có việc gì nhờ có trả tiền thì đi làm.
Nhiều người cũng đã tính chuyện vào trung tâm thủ đô đi làm ô-sin hoặc tìm các nhà trẻ có thuê người trông giữ các cháu.
Liên quan đến sự việc, VietNamNet đã liên hệ với văn phòng và lãnh đạo UBND huyện Sóc Sơn nhưng tới nay vẫn chưa có hồi âm chính thức.
Theo vietnamnet
Vụ hàng trăm giáo viên mất việc: Bộ Nội vụ vào cuộc
Sau khi báo Dân trí thông tin vụ việc ở huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh) có hàng trăm giáo viên hợp đồng mất việc, lãnh đạo Bộ Nội vụ đã cử đoàn công tác về làm việc với Bắc Ninh để nắm bắt tình hình.
Ông Nguyễn Công Trình - Trưởng phòng Tổ chức cán bộ (Sở Nội vụ Bắc Ninh) cho biết thêm: Sáng nay Phó Vụ trưởng Vụ Công chức - Viện chức - Bộ Nội vụ, Thanh tra Bộ Nội vụ và chuyên viên phụ trách tỉnh Bắc Ninh đã làm việc với lãnh đạo Sở Nội vụ, Lãnh đạo huyện Yên Phong, Phòng Nội vụ huyện Yên Phong. Công việc chủ yếu là nghe báo cáo vụ việc ở huyện Yên Phong và giải đáp một số thắc mắc xoay quanh vấn đề xét đặc cách.
Đoàn công tác cho hay, việc xét đặc cách viên chức theo khoản a, điều 14 Nghị định 29/2012/NĐ-CP không phải dùng để xét đại trà. Đây chỉ áp dụng thu hút nhân tài cho địa phương đối với người có năng lực, không dành cho người hợp đồng. Nếu áp dụng quy định này cho người hợp đồng lao động là không đúng với quy định.
Trước việc hàng trăm giáo viên hợp đồng ở huyện Yên Phong (Bắc Ninh) mất việc, Bộ Nội vụ chính thức vào cuộc.
Cũng tại buổi làm việc, cái sai trong việc Yên Phong 6 năm liên tiếp không có kỳ thi-xét tuyển viên chức ngành giáo dục đào tạo đã được chỉ ra và thừa nhận. Huyện Yên Phong cũng có đề xuất hướng giải quyết là nếu còn vị trí việc làm thì bố trí cho những giáo viên hợp đồng lâu năm, có nhiều thành tích sẽ được xem xét tạo điều kiện tiếp tục việc dạy tại các trường.
"Đây mới là tinh thần trao đổi giữa đoàn công tác với các bên liên quan, trong chiều này 8/5, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng triệu tập lãnh đạo đơn vị này, Phòng Nội vụ huyện Yên Phong... lên làm việc để có hướng giải quyết cuối cùng" - ông Trình thông tin
Trao đổi với PV Dân trí về việc Sở Nội vụ tỉnh Bắc Ninh đã có công văn 279 xin ý kiến Bộ Nội vụ chỉ đạo việc xét đặc cách viên chức cho giáo viên hợp đồng lâu năm nhưng đến nay không nhận được phản hồi, lãnh đạo Bộ Nội vụ cho hay: Sẽ rà soát lại để tìm hiểu nguyên nhân vì sao chưa có sự phản hồi này.
Công văn xin ý kiến chỉ đạo của Bộ Nội vụ nhưng chưa được trả lời của Sở Nội vụ Bắc Ninh.
Trong buổi làm việc với phóng viên báo Dân trí sáng 8/5, nhiều giáo viên hợp đồng cung cấp thêm thông tin: Việc huyện Yên Phong nhiều năm không tuyển dụng viên chức không phải do lãnh đạo các trường thiếu đề xuất. Trước đấy nhiều trường đã có đề án xin tuyển dụng nhưng không được phê duyệt. Bên cạnh đó, hàng năm đều có kế hoạch báo cáo về biên chế còn thiếu nhưng Phòng Nội vụ lại vẫn chỉ cho phép các trường ký hợp đồng giáo viên chứ không tổ chức tuyển dụng.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc diễn biến tiếp theo của vụ việc này.
Theo Dantri











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Thiên đường nghỉ dưỡng sang trọng dành cho gia đình tại Đà Nẵng
Du lịch
08:59:07 19/04/2025
Xuất khẩu thép của Hàn Quốc sang Mỹ giảm 19% do thuế
Thế giới
08:57:04 19/04/2025
Giám đốc Công an Quảng Ninh nói về việc bắt nhanh Bùi Đình Khánh sau 24h gây án
Pháp luật
08:41:07 19/04/2025
Thời điểm lý tưởng cho game thủ, sở hữu siêu bom tấn hay nhất năm 2023 với loạt ưu đãi
Mọt game
08:12:42 19/04/2025
"Quốc bảo nhan sắc" từng khiến cả Hàn Quốc mê mệt bỗng dưng biến mất: Giờ tuổi 43 gây ngỡ ngàng vì đẹp như tượng tạc
Hậu trường phim
08:02:03 19/04/2025
"Số thị phi" của Chu Thanh Huyền: Quang Hải phản ứng thế nào?
Sao thể thao
07:56:57 19/04/2025
Phim ngôn tình ngược tâm quá hay xứng đáng nổi tiếng hơn, nữ chính đẹp đến mức Lee Min Ho cũng phải u mê
Phim châu á
07:47:26 19/04/2025
Sao Việt 19/4: Trấn Thành 'sốc' vì bị gọi bằng chú, Tùng Dương tâm sự về nghề
Sao việt
07:38:51 19/04/2025
Tìm Xác - Ma Không Đầu: Chất liệu kinh dị mới có tạo nên bất ngờ?
Phim việt
07:35:18 19/04/2025
Lỵ trực trùng: Nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị và phòng bệnh
Sức khỏe
06:39:25 19/04/2025