Giáo viên “mất tích” khi kiểm tra đột xuất
Khi kiểm tra định kỳ tại các trường mầm non, nhóm lớp ngoài công lập thì có giáo viên. Nhưng đoàn kiếm tra đột xuất thì không đủ giáo viên mà thay vào đó là bảo mẫu.
Không chỉ nhóm trẻ không phép mà nhiều cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập (được cấp phép) tại quận Gò Vấp, TPHCM cũng có nhiều mối nguy không an toàn cho trẻ. Trong đó, đội ngũ giáo viên không ổn định là một trong những bất cập đáng lo ngại nhất.
Thông tin được cập nhật tại buổi làm việc của đoàn khảo sát Hội đồng Nhân dân TPHCM tại quận Gò Vấp.
Đội ngũ giáo viên không ổn định là điều đáng lo ngại tại các cơ sở mầm non ngoài công lập ở TPHCM.
Ông Đặng Thanh Tuấn – Trưởng phòng Giáo dục quận Gò Vấp cho biết, tại một số cơ sở mầm non ngoài công lập còn có hiện tượng, người làm việc thực tế ở trường không khớp với hồ sơ đăng ký giáo viên. Điều này gây khó khăn cho công tác quản lý cũng như được cảnh báo rất nguy hiểm vì đội ngũ giáo viên có tác động hàng đầu đến đảm bảo an toàn cho trẻ cũng
Ngoài ra, tại các sở giáo dục ngoài công lập còn nhiều vấn đề đáng lo ngại khác như các cơ sở vì để thu hút phụ huynh gửi con nên thu tiền thấp, thiếu quan tâm đến vệ sinh an toàn thực phẩm, mua thực phẩm trôi nổi hoặc không rõ nguồn gốc…
Các cơ sở mầm non ngoài công lập chủ yếu thuê địa điểm nên khó khăn về trang thiết bị, điều kiện vật chất, hầu hết các nhóm lớp không có sân chơi ngoài trời cho trẻ.
Hiện quận Gò Vấp vẫn còn hai phường (phường 5 và 12) chưa có trường mầm non công lập. Toàn quận còn 41 cơ sở giữ trẻ tại nhà không phép đang giữ 250 trẻ, tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ.
Video đang HOT
Theo Dantri
Xe đạp công cộng: Dễ gặp nguy vì "lạc tông" giao thông?
Tỏ ra thích thú với đề án thí điểm phát triển xe đạp công cộng trong thành phố lớn, nhưng nhiều người dân TPHCM thẳng thắn cho rằng, để thực hiện thì chưa ổn. Xe đạp "bon chen" cùng xe máy trong điều kiện giao thông vô cùng đông đúc rất dễ bị "lạc tông".
Lợi thì có lợi...
Nói đến đề án thí điểm phát triển xe đạp công cộng tại các thành phố lớn, anh Nguyễn Hữu Anh (cựu sinh viên Trường ĐH Ngoại thương TPHCM) cho rằng đây là giải pháp xanh cho môi trường thành phố, tránh tình trạng ô nhiễm, ùn tắc như hiện nay.
Ngoài ra, việc khuyến khích đi xe đạp còn có giá trị khác là giúp mọi người tăng cường vận động, sống khỏe. Ngoài ra hình ảnh xe đạp còn mang đến cho thành phố diện mạo mới thanh lịch, nhẹ nhàng.
"Các thành phố lớn của chúng ta đang mỏi mệt do đầy ắp tiếng ồn và khói xe. Tôi thật sự thích thú với đề án này", anh Hữu Anh chia sẻ.
Hình ảnh xe đạp hiện nay vẫn rất lạc lõng giữa tình trạng giao thông đông đúc, hỗn loạn và gấp gáp ở các thành phố lớn.
Chị Ngọc Lan, nhân viên làm việc tại một khách sạn ở Q.5, TPHCM cho hay, dịch vụ cho thuê xe đạp để phát triển xe đạp công cộng rất thuận lợi cho những người đi lại bằng xe buýt như chị. Hiện sau khi đến cơ quan, chị muốn đi đâu đều phải mượn xe máy hoặc gọi xe ôm khá bất tiện.
Chị Lan cho biết: "Đề án này thì điểm, chắc tôi sẽ là người thuê đầu tiên. Tuy nhiên tôi cũng băn khoăn về giá thuê. Hơn nữa liệu gần chỗ mình làm có cửa hàng cho thuê không? Nếu phải đi quãng đường xa để thuê xe thì cũng bằng không".
Nghĩ đến việc đạp xe trên phố, anh Hồ Văn Sơn, nhân viên nhà sách ở đường Nguyễn Thị Minh Khai, Q.1 cũng tỏ ra phấn khích. Anh Sơn cho rằng, đề án này có thể dành cho những người cần di chuyển trên những đoạn đường ngắn, nhất là khách du lịch đi thăm thú trung tâm thành phố.
"Trước tình trạng ô nhiễm và kẹt xe như hiện nay thì vận động người dân đi xe đạp là một phương án rất hay", anh Sơn nêu quan điểm.
... nhưng ai thuê?
Bên cạnh những người thực sự thích thú với đề án phát triển xe đạp công cộng, nhiều người vẫn cẩn trọng lắc đầu, cho rằng đề án này thiếu tính khả thi. Theo ý kiến người dân, với những người thường xuyên di chuyển quãng đường ngắn phù hợp với đi xe đạp và có ý thức đi xe đạp, họ sẽ sắm hẳn chiếc xe để chủ động đi chứ chẳng dại gì phải đi thuê.
Phần lớn người dân hiện nay vẫn di chuyển bằng xe máy. Việc họ đang đi xe máy lại dừng lại thuê xe đạp đi tiếp là... vô lý. Việc đổi xe còn phát sinh thêm nhiều thứ phức tạp như phải tìm chỗ gửi xe máy, mất thêm tiền thuê xe đạp, thời gian phải bỏ ra để đổi xe...
"Đi xe đạp thành phố sẽ sạch đẹp hơn, yên bình hơn. Nhưng dịch vụ này mở ra chắc thử một lần cho biết thôi chứ hàng ngày đi làm bằng xe máy, không có lý do gì lại phải thuê thêm chiếc xe đạp", anh Hồ Văn Sơn nói.
Rất khó tìm được phương tiện có thể "cạnh tranh" nổi được với xe máy trong điều kiện giao thông hiện nay của Việt Nam.
Một điều nữa khiến không ít người e ngại là thực trạng giao thông, cơ sở hạ tầng hiện nay chưa đáp ứng tốt cho việc đi xe đạp. Người đi xe thô sơ dễ gặp nguy hiểm khi không có làn đường riêng, bắt buộc phải "bon chen" cùng xe máy trong điều kiện giao thông vô cùng đông đúc.
Chị Nguyễn Thủy Anh, nhà ở đường Nguyễn Quang Diệu (Q.3) cho hay, năm ngoái chị cũng đã từng mua xe đạp để đi lại. Những tiện ích mang lại thấy rõ là dắt xe nhẹ nhàng, không mất tiền xăng, kết hợp tập thể dục.
"Lâu nay tôi vẫn đi làm bằng xe đạp, quãng thời gian đến chỗ làm cũng ngang xe máy, có hôm còn nhanh hơn mà mình đi rất ung dung, thoải mái. Tuy nhiên, cuộc sống gấp gáp, vội vã như hiện nay dường như không cho phép người ta đi chậm lại, sống chậm lại. Cuộc sống đang biến con người thành những robot, mấy ai có thể thư thả ung dung đạp xe giữa dòng đường chen chúc?". Tiến sĩ Nguyễn Thị Bích Hồng, ĐH Sư phạm TPHCM.
Nhưng "đua đòi" được một thời gian, chị lại cất xe lên gác vì không ít phen chị gặp nguy do "lạc tông" giữa dòng lưu thông của thành phố.
"Đường đông, mỗi lần sang đường phải giơ một tay vẫy, té lúc nào không hay. Sợ nhất là khi qua ngã tư hoặc vòng xoay, cực vô cùng. Chưa kể khi đèn tín hiệu giao thông, xe đạp rất dễ bị kẹt lại, gây tắc đường do tiến không kịp, bị rớt lại", chị Thủy Anh bộc bạch.
Đề án phát triển xe đạp công công ở 5 thành phố lớn của Thủ tướng đang rất được người dân quan tâm, chia sẻ ý kiến. Bước đầu theo nhiều chuyên gia cũng như người dân, cần thí điểm trước ở một vài khu vực trung tâm thành phố để cân nhắc kỹ hiệu quả. Bên cạnh đó, đa phần người dân thừa nhận, dù xe máy là "thủ phạm" gây tắc đường song với hạ tầng giao thông ở nhiều thành phố như hiện nay, chưa có phương tiện nào có thể là "đối thủ" của xe máy về sự tiện lợi, chủ động...
Chính phủ vừa chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và triển khai Đề án thí điểm phát triển cung cấp dịch vụ xe đạp công cộng trong khu vực trung tâm của 5 thành phố lớn. Ý kiến của bạn về dịch vụ này:
Hoài Nam
Theo Dantri
Nữ sinh lớp 4 kêu gọi mở lớp... "dạy" ý thức cho người lớn Hết sức hồn nhiên và tế nhị, nữ sinh lớp 4 ở TPHCM cho rằng cần mở những lớp học dành cho người lớn về ý thức chấp hành an toàn giao thông. Theo em, người lớn học từ nhỏ, lâu quá rồi nên lớn lên bị... quên. Nhân cơ hội gặp gỡ lãnh đạo TPHCM trong dịp đầu năm, cô học trò...