Giáo viên mầm non được xếp lương ở chức danh hạng IV
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 06/2018/NĐ-CP trong đó quy định rõ chính sách đối với 4 đối tượng giáo viên mầm non.
ảnh minh họa
Theo Nghị định số 06/2018/NĐ-CP, giáo viên mầm non (bao gồm cả phó hiệu trưởng) làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong định mức giáo viên được cấp có thẩm quyền phê duyệt ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập này nếu đủ tiêu chuẩn chức danh giáo viên mầm non hạng IV (mã số V.07.02.06) trở lên thì được ký hợp đồng lao động, xếp lương ở chức danh giáo viên mầm non hạng IV (mã số V.07.02.06) theo bảng lương quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19/2/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP và được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành như giáo viên mầm non là viên chức trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
Thời gian và bậc lương hưởng khi thực hiện chế độ hợp đồng lao động được nối tiếp để xếp lương và thực hiện chính sách khi được tuyển dụng theo chế độ hợp đồng làm việc.
Giáo viên mầm non (bao gồm cả hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) đang làm việc ở các cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục được Nhà nước hỗ trợ tài liệu và chi phí tập huấn khi tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. Mức hỗ trợ của ngân sách thực hiện theo mức hỗ trợ đối với giáo viên công lập có cùng trình độ tham gia tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định.
Giáo viên mầm non (bao gồm cả hiệu trưởng, phó hiệu trưởng) trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ em dân tộc thiểu số thuộc vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn được thanh toán tiền mua tài liệu học tập (không tính tài liệu tham khảo) tiếng nói và chữ viết của người dân tộc thiểu số (nếu có) theo quy định. Tiền mua tài liệu học tập (không tính tài liệu tham khảo) được chi trả theo hóa đơn tài chính thực mua và được trả không quá 03 năm.
Video đang HOT
Giáo viên mầm non trực tiếp dạy 2 buổi/ngày tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo ghép từ hai độ tuổi trở lên ở các điểm lẻ hoặc trực tiếp dạy tăng cường tiếng Việt tại các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có trẻ em là người dân tộc thiểu số tại các điểm lẻ ở các cơ sở giáo dục mầm non công lập ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ hằng tháng được hỗ trợ thêm một khoản bằng tiền là 450.000 đồng/tháng (bốn trăm năm mươi ngàn đồng một tháng).
Thời gian hưởng hỗ trợ là 9 tháng/năm (từ tháng 9 năm trước đến hết tháng 5 của năm liền kề), tiền hỗ trợ được trả cùng với việc chi trả tiền lương của tháng và không dùng tính đóng hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Theo Gdtd.vn
Thanh Hóa: Giáo viên mầm non gặp khó trong quy định xét hợp đồng lao động
Mặc dù đã có nhiều năm công tác, cống hiến cho ngành giáo dục, nhưng do những quy định trong việc xét hợp đồng lao động của tỉnh Thanh Hóa khiến những giáo viên không tốt nghiệp hệ chính quy và chỉ có bằng Trung cấp Sư phạm Mầm non ít có cơ hội được xét tuyển.
ảnh minh họa
Đầu năm học 2017 - 2018, tỉnh Thanh Hóa đã thống nhất cho hợp đồng lao động (HĐLĐ) với 1.200 giáo viên (GV) bậc học Mầm non (MN). Thông tin này đã làm nức lòng hàng nghìn GV đang công tác tại các trường MN trên địa bàn.
Tỉnh ủy Thanh Hóa cũng đã giao UBND tỉnh xây dựng và ban hành quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, tiêu chí và quy trình xét tuyển HĐLĐ đối với GV. Trong đó, những GV đang hợp đồng nhưng không thuộc chỉ tiêu biên chế, hoặc những GV đã bị các địa phương chấm dứt HĐLĐ trước đây là những đối tượng ưu tiên trong quá trình thực hiện.
Cô Nguyễn Thị Lan Anh, được nhận vào làm việc tại trường MN xã Thọ Diên, huyện Thọ Xuân từ năm 2010. Sau khi có bằng trung cấp sư phạm loại giỏi, từ năm 2015, cô được đứng lớp, dạy trẻ. Để nâng cao trình độ chuyên môn, cũng như hoàn thiện bằng cấp, cô Lan Anh tiếp tục theo học bằng đại học tại chức khoa MN.
Sau khi nhận được thông tin UBND tỉnh Thanh Hóa có hướng dẫn về hợp đồng với GV MN, nhiều người mừng thầm khi cơ hội được đảm bảo chế độ, quyền lợi sắp đến. Tuy nhiên, trong hướng dẫn lại quy định xét hết số người đạt trình độ đại học, cao đẳng chính quy rồi mới đến trung cấp khiến cô Lan Anh cũng như nhiều GV khác khó có cơ hội để được xét hợp đồng.
Theo ông Lê Huy Nhị - Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Thọ Xuân, huyện được tuyển 66 hợp đồng, trong khi đó có 273 hồ sơ dự tuyển. Trong đó, có 50 hồ sơ có bằng đại học, cao đẳng chính quy, còn 187 hồ sơ có bằng trung cấp, chỉ xét lấy 16 hồ sơ.
Trước một số bất cập trong việc xét HĐLĐ đối với GV MN, UBND huyện Thọ Xuân đã có văn bản gửi Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Trong đó đề cập: Theo Quyết định số 04/VBHN-BGD-ĐT ngày 24/12/2015 của Bộ GD-ĐT ban hành Điều lệ trường MN, quy định trình độ chuẩn được đào tạo của GV MN là có bằng tốt nghiệp trung cấp sư phạm MN; không quy định hệ đào tạo chính quy hay tại chức.
Trong khi đó, theo quy định của Thanh Hóa thì việc xét HĐLĐ theo thứ tự hết số người đạt trình độ đại học, sau đó đến trình độ cao đẳng và đến trình độ trung cấp. Như vậy, những người tốt nghiệp hệ đào tạo tại chức và các hình thức đào tạo khác (không chính quy) thì không được xét hợp đồng.
Mặt khác, theo thứ tự xét như trên, thì những người đã có thời gian hợp đồng làm GV dạy tại các trường MN, có nhiều kinh nghiệm và cống hiến nhưng không có cơ hội được xét HĐLĐ, do bằng chuyên môn có trình độ trung cấp.
Trong khi đó, có nhiều trường hợp mới ra trường, chưa có thời gian hợp đồng làm GV ở các trường MN nhưng có trình độ đại học, cao đẳng được xét hợp đồng. Tình hình trên gây ảnh hưởng đến tư tưởng, tâm lý của đội ngũ cán bộ, GV ở địa phương.
Liên quan đến vấn đề trên, UBND huyện Quan Sơn cũng đã có công văn gửi các ngành chức năng về việc đề nghị hướng dẫn cụ thể việc cộng điểm ưu tiên và cách tính điểm đối với một số trường hợp trong việc xét tuyển hợp đồng GV MN.
Huyện Quan Sơn là huyện biên giới của tỉnh Thanh Hóa và là một trong 63 huyện nghèo nhất cả nước, do đó, việc cống hiến cho sự nghiệp giáo dục miền núi của những GV, nhân viên hợp đồng trên địa bàn huyện trong những năm qua là điều hết sức quý giá và đáng trân trọng.
Trong quá trình thực hiện, địa phương đã gặp một số vướng mắc về cách tính cộng điểm ưu tiên đối với số GV từng được UBND huyện ký HĐLĐ giảng dạy tại các trường Tiểu học, THCS và làm hợp đồng nhân viên tại các trường THCS, Tiểu học và MN, không phải GV MN. Hiện số GV này đã đi học chuyển đổi có bằng Trung cấp sư phạm Mầm non và đáp ứng đủ các điều kiện đăng ký dự xét tuyển hợp đồng làm GV MN...
Nhằm đảm bảo quyền lợi và tạo việc làm ổn định lâu dài cho các trường hợp GV đã hợp đồng giảng dạy tại các trường Tiểu học, THCS trong huyện và nhân viên đã hợp đồng tại các trường học trong huyện, UBND huyện Quan Sơn đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa, các Sở ngành liên quan xem xét đồng ý cho những GV, nhân viên nêu trên được cộng điểm ưu tiên theo thời gian hợp đồng tại huyện.
Theo Dân Trí
Giáo viên mầm non - Nghề chọn người Chiều hôm ấy như bao buổi chiều khác, tôi đến đón con gái từ nhà trẻ về. Vừa bước vào lớp đã thấy con bé nước mắt ngắn dài, đưa ngón tay lên thổi thổi. Tôi thấy thương vô cùng... (Ảnh minh hoạ). Tôi chưa kịp hỏi chuyện gì xảy ra và tôi cũng không có ý định sẽ hỏi con trước mặt...