Giáo viên mầm non đồng loạt nghỉ dạy
Đúng ngày khai giảng, gần 40 giáo viên ở một số trường mầm non công lập của huyện miền núi Như Thanh (Thanh Hoá) đã nghỉ việc. Nguyên nhân là chế độ tiền lương quá thấp.
Bà Hoàng Thị Chung, Hiệu trưởng trường mầm non xã Mậu Lâm, huyện Như Thanh cho biết, sáng 5/9, trường tổ chức lễ khai giảng năm học mới theo kế hoạch, nhưng bất ngờ 20 cô giáo không đến dự lễ. Đến sáng 6/9, toàn bộ giáo viên hợp đồng không vào nhận lớp mà kéo lên phòng hội đồng yêu cầu giải quyết chế độ tiền lương.
Lớp học vắng cô giáo, nhiều em đến trường phải về. Ảnh: Lê Hoàng.
“Sáng nay chỉ có 7 giáo viên trong diện biên chế tham gia đứng lớp, còn lại tất cả đều nghỉ dạy”, bà Chung cho hay. Trước đó vào đêm 4/9, tập thể giáo viên trường Mầm non xã Mậu Lâm đã ký đơn gửi công đoàn nhà trường, yêu cầu hỗ trợ tiền lương để họ cải thiện cuộc sống, yên tâm công tác.
Theo phản ánh của giáo viên, với mức lương thực nhận trên dưới 500.000 đồng một người một tháng (sau khi trừ các khoản đóng góp như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, công đoàn… hết 30,5%), họ không đủ trang trải cuộc sống gia đình. Trung bình mỗi ngày công của giáo viên mầm non chỉ được 15.000 đồng trong khi họ phải đứng lớp cả hai buổi.
Trường mầm non Mậu Lâm hiện có 46 cán bộ giáo viên. Trong đó chỉ 7 giáo viên nằm trong biên chế ngạch viên chức là có thu nhập ổn định, số còn lại (hợp đồng với UBND tỉnh là 35, hợp đồng với huyện một người và 3 người ký hợp đồng với xã) đều có mức lương thấp.
Cô Phạm Thị Anh, người có 19 năm công tác tại trường cho biết, cô rất yêu trẻ, muốn cống hiến cho ngành giáo dục, nhưng cực chẳng đã đành phải chọn giải pháp nghỉ việc để kiến nghị lên cấp trên tăng tiền trợ cấp cho số giáo viên trong diện hợp đồng, hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội…
Video đang HOT
Cô Bùi Thị Luyến (áo tím), người có 29 năm dạy học ở trường mầm non Mậu Lâm đã rơi nước mắt khi kể về đời sống khó khăn của mình. Ảnh: Lê Hoàng.
Rơm rớm nước mắt, cô Bùi Thị Luyến chia sẻ: “Tôi không hề muốn đình công trong ngày khai giảng, bản thân có 29 năm gắn bó với lũ trẻ làng. Từ lúc đất nước còn khó khăn, chúng tôi phải nhận lương là 3-4kg gạo mỗi tháng. Nay lạm phát, giá cả tăng cao nhưng tôi cũng chỉ nhận khoản tiền lương trên 500 nghìn đồng một tháng, ngoài ra không có hỗ trợ gì khác nên đời sống rất bi đát”.
Theo báo cáo của UBND huyện Như Thanh, tại xã Thanh Tân cũng đang xảy ra tình trạng nhiều giáo viên mầm non nghỉ việc. Ông Lê Văn Hùng, Chủ tịch UBND huyện Như Thanh cho biết, đã cử cán bộ phòng giáo dục xuống nắm bắt và ổn định tình hình.
“Quan điểm của huyện là chia sẻ với giáo viên vì đây là nguyện vọng hoàn toàn chính đáng. Trước mắt huyện sẽ xem xét hỗ trợ những giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn để động viên họ quay trở lại trường. Về lâu dài, chúng tôi sẽ kiến nghị tỉnh xem xét điều chỉnh mức lương cho số giáo viên này để họ yên tâm công tác”, ông Hùng nói.
Theo VNE
Đại biểu HĐND Hà Nội lo xây nhà "quên" xây trường
Khu đô thị mọc lên nhưng chủ đầu tư "quên" xây trường mầm non khiến tình trạng quá tải ngày càng trầm trọng. Tình trạng thiếu trường, thiếu lớp bao giờ được giải quyết là vấn đề đại biểu HĐND chất vấn phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc, ngày 14/7.
Trả lời chất vấn về tình trạng thiếu trường mầm non ở một số khu vực, đặc biệt là các khu đô thị mới, các khu có mật độ dân cư đông tạo nên bức xúc cho nhân dân, phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, hiện có 21 khu đô thị có dân cư ở và 4 phường mới thành lập còn chưa đủ trường học. Một số trường thuộc khu vực đông dân cư thì bình quân trẻ/lớp quá cao.
Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc trả lời chất vấn.
Riêng bậc học mầm non ở các khu đô thị hiện có 13 trường, trong đó: công lập có 4 trường, hiệp quản có 2 trường mầm non (quân đội quản lý), tư thục có 7 trường. Theo quy định mỗi xã phường, thị trấn, khu đô thị có ít nhất 1 trường mầm non công lập.
Hiện TP Hà Nội có 837 trường mầm non, trong đó có 683 trường mầm non công lập, chiếm 81,6%; ngoài công lập là 154 trường, chiếm 18,4%. So với năm học trước, năm nay số trường mầm non công lập tăng 16 trường.
Theo bà Ngọc, một số trường thuộc khu vực quá đông dân cư bình quân trẻ/lớp quá cao: Quận Ba Đình có bình quân hơn 50 cháu/lớp công lập; Quận Đống Đa có bình quân hơn 46 cháu/lớp công lập; Quận Hai Bà Trưng có bình quân 46,47 cháu/nhóm lớp công lập...
"Tại một số quận, đô thị mới dân cư tăng quá nhanh. Trong vòng thời gian ngắn nhiều nơi tăng gấp đôi dẫn đến tình trạng quá tải ở một số trường mầm mon", bà Ngọc lý giải.
Việc khu đô thị mới mọc lên nhiều nhưng không thiếu trường, thiếu lớp khiến các đại biểu lo lắng. "Trong số 21 khu đô thị đã có dân sinh sống nhưng chỉ mới có 13 trường, số còn lại bao giờ mới giải quyết", đại biểu Bùi Đức Hiếu băn khoăn.
Bà Ngọc cho biết, nhiều trường mầm non đang được xây dựng, trong thời gian tới các khu đô thị sẽ có đủ trường, đủ lớp cho học sinh.
Ông Nguyễn Văn Khôi - phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng cho rằng chủ đầu tư các khu đô thị mới thường tập trung huy động vốn để đầu tư xây dựng các công trình thu hồi vốn nhanh như nhà ở kinh doanh, công trình hỗn hợp, thương mại dịch vụ... còn các công trình hạ tầng xã hội chưa được quan tâm thoả đáng.
"Các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng xã hội tại các khu đô thị mới thường có sức hút kém, chậm thu hồi vốn đầu tư, vì vậy công tác xã hội hóa cũng gặp nhiều khó khăn", ông Khôi nói.
"Thành phố đã đầu tư cho các trường công lập đạt 85%, còn 15% là các trường tư thục. Liệu con số 15% này, thành phố có đảm nhận được không để tránh tình trạng mức thu phí mà dân thu nhập thấp không có điều kiện trả", đại biểu Đỗ Trung Hai đặt câu hỏi.
Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết, theo quy định, việc khuyến khích xã hội hóa để người dân có điều kiện lựa chọn theo yêu cầu về kinh phí và phù hợp với công việc. "Theo Nghị định của Chính phủ, phấn đấu 80% trẻ mầm non phải học ở trường công lập và tư thục. Thành phố Hà Nội có điều kiện phát triển, kinh phí đảm bảo nên đã có tới 85% học sinh học công lập. Con số 15% còn lại phải đa dạng hoá các loại hình đào tạo", bà Ngọc nói.
Đại biểu Bùi Đức Hiếu quan tâm đến việc bao giờ khu đô thị có đủ trường, lớp.
Về thu học phí, theo quy định thì trường công lập mọi hoạt động chi phí theo HĐND thành phố quyết định. Các trường dân lập có quyền thỏa thuận mức học phí với phụ huynh và sự lựa chọn của phụ huynh. Tuy nhiên, với trách nhiệm quản lý nhà nước, thành phố sẽ kiểm tra về diện tích, nội dung và nâng cao chất lượng để phụ huynh có sự lựa chọn tốt nhất.
"Hiện nay, các cấp học ở Hà Nội đang có mức thu thấp nhất ở khung cho phép. UBND thành phố đã trình HĐND nâng mức học phí ở các cấp học, nhưng do điều kiện kinh tế chung, để tránh lạm phát tăng cao nên TP chưa đặt ra việc nâng mức học phí", phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho biết thêm.
Theo Dân Trí
HN: Trường mầm non công lập phải nhận tất cả trẻ 5 tuổi Tuy số trẻ được học công lập ở Thủ đô dưới 86% nhưng TP sẽ nhận tất cả trẻ 5 tuổi vào các trường mầm non công lập. Đây là thông báo của bà Lan Hương, Trưởng phòng Mầm non, Sở GD&ĐT Hà Nội với báo chí chiều 5/7. Theo đó, tất cả các trẻ 5 tuổi đủ điều kiện quy định đều...