Giáo viên mầm non đánh trẻ tại góc khuất camera
Bé trai hơn 3 tuổi tè dầm sau giờ ngủ trưa bị cô giáo túm tai kéo xuống sàn. Sự việc diễn ra tại góc khuất camera Trường mầm non Ánh Dương (Sunshine), cơ sở Xa La, Hà Đông, Hà Nội.
Ngày 24/12, gia đình bé Đức chia sẻ video ghi lại hành vi cô giáo bạo hành cháu trong lớp học. Theo hình ảnh từ video, cô giáo gọi Đức lại, túm tai rồi kéo xuống sàn lớp vì “tội” tè dầm. Tiếp đó, khi đang thay quần cho bé, cô tiếp tục véo tai rồi lôi Đức ra góc khuất camera.
Sau khi đăng tải, video nhận được hơn 2.400 lượt chia sẻ và nhiều bình luận bày tỏ sự bất bình. Không ít phụ huynh cho rằng, camera lớp học cũng không thể đảm bảo an toàn cho con họ.
Cô giáo mầm non đánh trẻ ở góc khuất camera
“May mà camera ghi lại được một góc, nếu không làm sao bố mẹ biết con được dạy, chăm sóc thế này…”, người đưa video lên mạng, là bác cháu bé, cho biết.
Video đang HOT
Cũng theo người này, sau khi cởi quần áo Đức, cô giáo vẫn để cháu đứng ở góc lớp gần 10 phút mới có người mặc quần áo mới.
Chiều 25/12, trao đổi với Zing.vn, bà Trương Thị Thu Mến, Phó hiệu trưởng Trường mầm non Ánh Dương, cho biết, sự việc xảy ra ngày 23/12. Cô giáo đã đối thoại với phụ huynh và xác nhận việc đánh Đức vì bé tè dầm.
Cũng theo bà Mến, cô giáo đánh trẻ mới làm được khoảng 5 tháng. Nhà trường tạm đình chỉ công tác giáo viên này để giải quyết vụ việc.
Năm 2015 xảy ra nhiều vụ việc bảo mẫu, cô giáo mầm non hành hạ trẻ. Một trong những vụ việc nghiêm trọng là nhóm giáo viên tại điểm trông giữ trẻ Sơn Ca (đường Hữu Nghị, TP Đồng Hới, Quảng Bình) trói chân, nhét khăn vào miệng trẻ ngay trong lớp học.
Bố mẹ bé biết sự việc qua camera và đến trường bắt quả tang những cô giáo này đang hành hạ con mình. Ngày 9/10, cơ quan điều tra Công an TP Đồng Hới (Quảng Bình) đã khởi tố 2 bảo mẫu.
* Tên bé trai đã thay đổi.
Theo Zing
Điều chuyển 29 giáo viên THCS xuống dạy bậc học mầm non
UBND huyện miền núi Ngọc Lặc (Thanh Hóa) vừa có quyết định điều chuyển 29 giáo viên các bộ môn của bậc THCS xuống dạy ở bậc học mầm non ngay trong học kỳ 1, năm học 2015-2016.
Theo Phòng GD&ĐT huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa, những năm qua, phần lớn số giáo viên này thuộc diện dôi dư, dạy không đủ tiết tại các trường THCS.
Sau khi huyện ủy họp bàn biện pháp giải quyết số giáo viên THCS dôi dư, UBND huyện quyết định thí điểm đưa số giáo viên THCS không dạy đủ tiết xuống công tác tại bậc học mầm non của huyện.
Các cô giáo đã vào dạy trò sau khi chuyển xuống Trường mầm non thị trấn Ngọc Lặc II, Ngọc Lặc, Thanh Hóa.
Bà Phạm Thị Ngân - trưởng Phòng GD&ĐT huyện Ngọc Lặc cho biết, trước khi giáo viên THCS xuống công tác ở các trường mầm non, phòng đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ đứng lớp. Hiện phòng đang xin ý kiến của Sở GD&ĐT Thanh Hóa, phối hợp với khoa giáo dục mầm non ĐH Hồng Đức để mở lớp đào tạo ngắn hạn cho số giáo viên THCS nêu trên.
Còn ông Phạm Văn Đạt - phó chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc - khẳng định UBND huyện quyết định điều chuyển giáo viên THCS xuống công tác ở bậc học mầm non được triển khai hết sức thận trọng. Giáo viên điều chuyển chỉ xét thuộc đối tượng tuyển dụng từ năm 2008; khi điều chuyển phải xin ý kiến của giáo viên được điều chuyển, được sự thống nhất của giáo viên và phải có ý kiến của cấp ủy, chính quyền địa phương.
UBND huyện đang thí điểm điều chuyển số giáo viên THCS dôi dư nêu trên xuống mầm non. Hết năm học này, huyện sẽ tổ chức rút kinh nghiệm, sau đó xin ý kiến các ngành liên quan, thấy có hiệu quả, có sự đồng thuận của giáo viên mới tiếp tục điều chuyển số giáo viên THCS dôi dư xuống công tác ở bậc mầm non.
Theo Hà Đồng/Tuổi Trẻ
Cô Ghếnh hết lòng với học sinh Câu chuyện về cô giáo trẻ Vàng Thị Ghếnh (ảnh), trường mầm non xã Mản Thẩn, huyện Si Ma Cai (Lào Cai) khiến nhiều người xúc động. 30 tuổi đời và 7 năm công tác, cô giáo Ghếnh đã vượt khó trong cuộc sống riêng, gắn bó và yêu thương các em nhỏ vùng sâu. Đã có hai con, một lên 8 tuổi...