Giáo viên lớp 1 chịu nhiều áp lực khi dạy 2 buổi/ngày
Năm học 2020-2021 là năm đầu tiên áp dụng quy định học sinh lớp 1 học 2 buổi/ngày theo Chương trình giáo dục năm 2018, trong khi điều kiện cơ sở vật chất trường lớp và giáo viên tại thành phố Hồ Chí Minh chưa thể đáp ứng yêu cầu thực tế, do dân số tăng nhanh. Giáo viên lớp 1 phải tăng tiết và gặp nhiều áp lực.
Thành phố Hồ Chí Minh có mức tăng dân số cơ học cao, học sinh đông, tạo nhiều sức ép lên hệ thống trường lớp và giáo viên.
Tăng thời gian làm việc, chưa tăng thù lao
Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị trực tuyến sơ kết học kỳ I năm học 2020-2021 do Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh tổ chức ngày 26-2, với sự tham gia của đại diện 21 phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện; Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Thủ Đức; đại diện các trường tiểu học trên địa bàn thành phố.
Đây là năm học đầu tiên, ngành Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh cùng cả nước thực hiện đổi mới chương trình, sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 với lớp 1.
Trong học kỳ I năm học 2020-2021, toàn thành phố tăng thêm 13 trường tiểu học so với năm học 2019-2020. Tỷ lệ học sinh được học 2 buổi/ngày tăng từ 73,5% của năm học trước lên 75,8% trong năm học này.
Một trong những vấn đề đáng chú ý trong hội nghị sơ kết này là việc thực hiện yêu cầu tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cho học sinh lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018. Báo cáo từ các địa phương và tổng hợp tình hình của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh cho thấy, do tốc độ tăng dân số cơ học tại các quận, huyện cao, nên số học sinh tăng, gây áp lực lớn về cơ sở vật chất và giáo viên.
Đây là năm đầu tiên, học sinh lớp 1 tại thành phố Hồ Chí Minh học 2 buổi/ngày.
Video đang HOT
Trên thực tế, đến hết học kỳ I năm học 2020-2021, nhiều trường tiểu học trên địa bàn thành phố chưa thể tổ chức cho 100% học sinh lớp 1 được học 2 buổi/ngày. Nhiều trường đang phải tổ chức dạy học 2 buổi/ngày trên tinh thần học sinh có nhu cầu, cha mẹ học sinh tự nguyện cho con em tham gia. Hiệu trưởng phân công giáo viên, xếp thời khóa biểu, bảo đảm công bằng về định mức lao động.
Liên quan đến định mức lao động, nhiều ý kiến tại hội nghị cũng phản ánh về thực trạng đa số giáo viên tiểu học đều kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác trong trường học, nên vượt quy định về tổng số giờ lao động phụ trội cho phép đối với giáo viên (200 tiết/năm học) mà không có căn cứ thanh toán thù lao.
Hơn nữa, hiện giáo viên lớp 1 dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 chưa được nhận khoản hỗ trợ dạy 2 buổi/ngày, mà tính theo định mức số tiết dạy trong ngày. Cụ thể, theo quy định hiện hành, mỗi giáo viên tiểu học sẽ dạy 25 tiết/tuần. Trước đây, giáo viên dạy 5 tiết trong buổi sáng là đủ. Nhưng nếu học sinh lớp 1 học 2 buổi/ngày theo quy định mới, thì buổi sáng không được dạy quá 4 tiết. Như thế, sẽ buộc phải chuyển ít nhất 1 tiết sang buổi chiều. Vậy là dù dạy tối thiểu 5 tiết hay tối đa 7 tiết/ngày theo quy định, giáo viên vẫn phải dạy 2 buổi/ngày ở trường.
Một thực tế khác, theo quy định, học sinh học 2 buổi/ngày thì phải có 1,5 giáo viên/lớp. Nhưng hiện nay, nhiều trường tiểu học tại thành phố Hồ Chí Minh chưa đạt tỷ lệ này, nên giáo viên phải dạy thêm tiết. Và khi quy định dạy và học 2 buổi/ngày cho học sinh lớp 1 là bắt buộc, thì giờ học buổi chiều không được phép thu thêm tiền từ phụ huynh. Nguồn ngân sách cũng chưa có căn cứ chi, nên giáo viên lớp 1 đang chịu thiệt thòi.
Chủ động tìm cách giải quyết
Trong lúc chờ hướng dẫn cụ thể hơn từ Bộ Giáo dục và Đào tạo, để khắc phục những bất cập này, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh thông tin, Sở đang tham mưu UBND thành phố ban hành chế độ, chính sách hỗ trợ giáo viên, kinh phí lấy từ ngân sách.
Giáo viên lớp 1 tại thành phố Hồ Chí Minh đang nỗ lực vượt nhiều khó khăn khi thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
Theo đó, Sở đề xuất xây dựng cơ chế hỗ trợ cấp bù tiền tổ chức dạy học 2 buổi/ngày cho các trường tiểu học, với hình thức hỗ trợ trực tiếp cho đối tượng thụ hưởng chính sách là học sinh tiểu học công lập; tính theo số tháng thực học tại các cơ sở giáo dục (tối đa không quá 9 tháng/năm học).
Mức hỗ trợ được tính bằng mức cấp bù tiền miễn giảm khi tổ chức dạy học 2 buổi/ngày đối với bậc tiểu học là 70.000 đồng/học sinh/tháng, có điều chỉnh theo mức lương cơ sở hằng năm. Thời gian thực hiện được đề xuất bắt đầu từ năm học 2021-2022.
Cũng tại hội nghị sơ kết học kỳ I năm học 2020-2021, Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo người đứng đầu các phòng giáo dục và đào tạo địa phương, người đứng đầu các cơ sở giáo dục tích cực dự báo và quyết liệt tham mưu UBND quận, huyện, thành phố chuẩn bị điều kiện cơ sở vật chất thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 đối với học sinh lớp 1 và lớp 2 cho thời gian tới, đồng thời xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ giáo viên, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Bắt nhịp chương trình SGK mới: Lạc quan với sản phẩm đầu tay
Sau một học kỳ triển khai, cán bộ quản lý và giáo viên lớp 1 đã hoàn toàn thành thục và an tâm triển khai chương trình với những tiến bộ đáng ghi nhận từ học sinh và ủng hộ của phụ huynh.
Học sinh lớp 1, trường Tiểu học Đông Thái (Tây Hồ, Hà Nội).
Kiên tâm vượt thử thách
Năm học 2020 - 2021, học trò lớp 1 bước vào năm học đầu tiên thực hiện Chương trình GDPT 2018 và sách giáo khoa mới. Xác định, là những người đầu tiên thực hiện một nhiệm vụ mới sẽ phải đối mặt nhiều khó khăn, thách thức, đội ngũ các nhà giáo đã nỗ lực từng ngày để biến khó khăn thành hành động và gặt hái thành công.
Cô Phan Thiên Hương - Tổ trưởng chuyên môn - GVCN lớp 1A8, trường Tiểu học Đông Thái (Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ: Sau một học kỳ triển khai chương trình sách giáo khoa mới, tôi thấy mặc dù có một số khó khăn như nhiều đồng nghiệp trên cả nước đã phản ánh từ đầu năm học nhưng kết quả đạt được đã không phụ nỗ lực của các thầy cô và các em học sinh.
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Sở, Phòng GD-ĐT và sự đồng hành của BGH nhà trường, giáo viên được hướng dẫn tỉ mỉ và bài bản nên việc triển khai chương trình, sách giáo khoa mới rất thuận lợi. Vấn đề hiệu chỉnh những bất cập của sách giáo khoa được xử lý kịp thời đã tạo thêm niềm tin và động lực cho đội ngũ giáo viên.
"Đến nay, cô và trò khối 1 Trường Tiểu học Đông Thái đã khá thuần thục với nội dung và phương pháp mới. Những chuyên đề đổi mới phương pháp được tổ chức thường xuyên trong quận, thành phố giúp giáo viên chúng tôi được trao đổi kinh nghiệm và học tập bạn bè đồng nghiệp. PHHS cũng đã thấu hiểu và luôn đồng hành cùng các cô giáo để giúp đỡ các con triển khai chương trình mới. Đó là may mắn và góp phần quan trọng vào thành công của chương trình.", cô Thiên Hương cho hay.
Những nét chữ ngộ nghĩnh của học trò lớp 1, trường Tiểu học Đông Thái (Tây Hồ, Hà Nội).
Gặt hái quả ngọt đầu mùa
Theo bà Nguyễn Thị Thuý Minh - Hiệu trưởng trường Tiểu học Đông Thái (Tây Hồ, Hà Nội): Sau một học kỳ triển khai chương trình sách giáo khoa lớp 1, cô và trò nhà trường đã quen với chương trình. Hoạt động dạy và học đã đi vào nền nếp. Chất lượng dạy và học tốt.
"Lúc bắt đầu triển khai Chương trình, dù đã được tập huấn kỹ càng, các Ban Giám hiệu và giáo viên lớp 1 đều không tránh khỏi những lo lắng. Tuy nhiên, được sự chỉ đạo sát sao của Sở cũng như phòng GD-ĐT đã giúp các nhà trường và đội ngũ giáo viên lớp 1 vững tâm, sáng tạo và thực sự bắt nhịp những mới mẻ.", Hiệu trưởng Nguyễn Thị Thuý Minh cho biết.
Cùng với đó, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đông Thái nhấn định: Để phát huy thế mạnh của Chương trình GDPT mới, giáo viên đã được tập huấn kịp thời Thông tư 27 về đánh giá học sinh, tổ chức chuyên đề ở các bộ môn một cách hiệu quả. Phòng GD-ĐT quận Tây Hồ rất quan tâm đến việc tổ chức các chuyên đề đổi mới. Trang bị 100% các lớp 1 hệ thống bảng tương tác thông minh.
Đặc biệt, nhà trường cũng nhận được sự chia sẻ, đồng hành tích cực của cha mẹ HS trong việc cùng con học tập. Bởi vậy, sau một học kỳ, các con HS khối 1 cũng bắt đầu làm quen những cách thức học tập mới và có những tiến bộ rõ rệt.
Cô Phan Thiên Hương - GVCN lớp 1A8, trường Tiểu học Đông Thái (Tây Hồ, Hà Nội)
Còn theo đánh giá của bà Nguyễn Thị Thuỷ - Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Xuân Thiều (huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh): Sau một học kỳ, có thể khẳng định ưu thế của Chương trình sách giáo khoa mới. Học sinh của trường có 2 lớp gồm 61 học sinh, đang sử dụng bộ sách Cánh Diều, hiện hầu hết các em đã đọc trơn, đọc rõ, chỉ còn 1 - 2 em còn đang ghép vần.
"Tôi cho rằng, đó là tín hiệu khả quan cho thấy sự đồng sức, đồng lòng sẽ cho thành quả tốt đẹp. Cái mới và tiên phong thực hiện đương nhiên sẽ gặp nhiều thách thức. Chất lượng học sinh là minh chứng, xoá bỏ dần tư duy lối mòn trong giáo dục. Chương trình sách giáo khoa mới cho phép giáo viên thoả sức sáng tạo để thu hút sự hào hứng của học sinh. Đây là hiệu ứng tích cực và điều này đã tranh thủ được sự đồng hành của phụ huynh học sinh trong quá trình GD trẻ.", bà Nguyễn Thị Thuỷ nhấn mạnh.
"Sau một học kỳ, tôi cũng khá bất ngờ với thành quả mang lại từ những nỗ lực vượt qua bỡ ngỡ và hoài nghi. Đến nay, hầu hết học sinh lớp 1 trường tôi đã biết đọc rõ, đọc trơn. Nhiều em đọc truyện khá tốt và viết những đoạn văn dài rất đáng yêu. Tôi cho rằng, đó là tín hiệu khả quan để đội ngũ giáo viên và các nhà trường tiếp tục nỗ lực. Phương châm "khó đến đâu gỡ đến đó", giáo viên không còn e ngại trao đổi thẳng thắn cùng nhau qua các diễn đàn mạng xã hội, sinh hoạt chuyên đề cụm trường để tìm ra giải pháp tốt nhất. Tất cả vì học sinh thân yêu và mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục nước nhà." - cô Phan Thiên Hương - Tổ trưởng chuyên môn - GVCN lớp 1A8, trường Tiểu học Đông Thái (Tây Hồ, Hà Nội).
Dậy học lớp 1 theo chương trình, sách giáo khoa mới như thế nào? Giáo viên chủ động điều phối kế hoạch dạy học theo khả năng tiếp thu của học sinh; hiệu trưởng sát cánh cùng giáo viên... nhằm thực hiện Chương trình GDPT 2018 đạt hiệu quả. Để thực hiện chương trình mới hiệu quả đòi hỏi GV phải chủ động đổi mới phương pháp dạy học. Dạy học là quá trình linh hoạt, có...