Giáo viên làm thất lạc hồ sơ thí sinh sẽ bị xử lý
Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng các sở giáo dục và đào tạo đang ráo riết thực hiện các biện pháp để bảo đảm quyền lợi của thí sinh dự thi THPT quốc gia 2019
Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) cho biết sẵn sàng hỗ trợ tối đa thông tin về thi THPT quốc gia và tuyển sinh năm 2019 cho các thí sinh (TS) và phụ huynh. Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, – Bộ GD-ĐT, cho biết TS, phụ huynh có thắc mắc liên quan đến thi và tuyển sinh năm 2019 thì có thể gọi điện trực tiếp đến đường dây nóng của Bộ GD-ĐT.
Tránh sai sót về ưu tiên
Bộ GD-ĐT lưu ý năm nay trong hồ sơ đăng ký dự thi, ở mục số 15 (đăng ký miễn thi ngoại ngữ), TS phải ghi rõ loại chứng chỉ đủ điều kiện theo quy định hoặc ghi rõ là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn ngoại ngữ được miễn thi. Nếu chứng chỉ có điểm thi, TS phải ghi điểm thi. TS được sử dụng chứng chỉ môn ngoại ngữ khác với môn ngoại ngữ đang học tại trường phổ thông để được miễn thi ngoại ngữ trong xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2019.
Bộ GD-ĐT cũng cho hay đối với phần ưu tiên đối tượng (mục số 17) và ưu tiên khu vực (mục số 18), TS phải tra cứu và tìm hiểu kỹ trước khi điền vào mục này. Ở mục số 21 dành cho TS xét tuyển ĐH, CĐ và trung cấp sư phạm, TS phải tìm hiểu kỹ những thông tin tuyển sinh của các trường trước khi đăng ký. TS đăng ký nguyện vọng (NV) phải ghi chính xác mã trường, mã ngành, tổ hợp môn xét tuyển… Nếu ghi sai những thông tin này thì NV đăng ký sẽ không được nhập vào phần mềm để trường xét tuyển. Ở mục này, TS được chọn đăng ký không giới hạn số NV và phải ghi tổng số NV đã đăng ký.
Học sinh lớp 12 tại TP HCM đang ráo riết ôn thi chuẩn bị cho kỳ thi THPT quốc gia 2019. Ảnh: TẤN THẠNH
Bảo đảm quyền lợi cho thí sinh
Năm 2019, Hà Nội có hơn 65.000 học sinh lớp 12 đăng ký tham dự kỳ thi THPT quốc gia, chưa kể số TS tự do. Ông Phạm Quốc Toản, Trưởng Phòng Quản lý thi và Kiểm định chất lượng – Sở GD-ĐT TP Hà Nội, cho biết để bảo đảm quyền lợi cho TS, Sở GD-ĐT TP Hà Nội yêu cầu các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên – giáo dục nghề nghiệp quận, huyện, thị xã phải thông tin đầy đủ, kịp thời, tạo điều kiện cho mọi TS đủ điều kiện đăng ký dự thi theo NV.
Về thủ tục nộp phiếu đăng ký dự thi, Sở GD-ĐT TP Hà Nội quy định TS đang học lớp 12 nộp phiếu đăng ký dự thi tại trường nơi đang theo học, TS tự do nộp phiếu đăng ký dự thi tại 30 điểm tiếp nhận hồ sơ là các phòng GD-ĐT quận, huyện, thị xã thuộc TP. Tất cả TS đăng ký dự thi THPT quốc gia và xét tuyển ĐH, CĐ trên địa bàn Hà Nội phải ghi thống nhất tên cụm thi là Sở GD-ĐT TP Hà Nội, mã cụm 01.
Theo chỉ đạo của Sở GD-ĐT TP Hà Nội, các trường phải chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, tài liệu và cán bộ làm công tác phục vụ thi để hỗ trợ tối đa cho các TS trong quá trình đăng ký dự thi và thu nhận phiếu đăng ký dự thi của TS, tuyệt đối không được kết thúc thời gian thu nhận phiếu đăng ký dự thi của TS trước thời hạn quy định.
Video đang HOT
Tại TP HCM, Sở GD-ĐT TP HCM ngày 2-4 chỉ đạo hiệu trưởng các trường kiểm tra việc hoàn thành chương trình dạy học, việc đánh giá, xếp loại học sinh theo quy định, hoàn tất các thủ tục, hồ sơ thi đúng thời gian, rà soát kiểm tra và hướng dẫn người học bảo đảm có đầy đủ chứng minh nhân dân để xuất trình khi đi thi.
Đồng thời, các trường phải chịu trách nhiệm tổ chức hướng dẫn TS điền vào phiếu đăng ký dự thi đầy đủ và đúng thông tin; rà soát hồ sơ đăng ký xét công nhận tốt nghiệp để bảo đảm độ chính xác; xem xét và quyết định điều kiện dự thi của TS, quyết định không cho TS dự thi nếu đã tổ chức kiểm tra và phát hiện không đủ điều kiện và hồ sơ hợp lệ. Tuyệt đối không tiếp nhận hồ sơ không hợp lệ.
Ngoài ra, Sở GD-ĐT TP HCM cũng yêu cầu hiệu trưởng trường phổ thông là đơn vị đăng ký dự thi phải chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết cho việc đăng ký dự thi; tổ chức kiểm tra chéo thông tin TS đăng ký dự thi… Cán bộ, giáo viên nhận hồ sơ để thất lạc, ảnh hưởng đến quyền lợi người học cần phải xử lý theo quy chế thi.
TS tự do (đã tốt nghiệp hoặc chưa tốt nghiệp THPT những năm trước) đăng ký dự thi tại các trung tâm giáo dục thường xuyên quận, huyện nơi cư trú. Hiệu trưởng trường phổ thông bố trí nơi tiếp TS đến làm hồ sơ đăng ký dự thi tại trường mình chu đáo và thuận lợi.
Đường dây nóng về thi
Hai số điện thoại đường dây nóng của Bộ GD-ĐT là 024 3218 1385 và 024 3218 1386 đã sẵn sàng hoạt động để giải đáp những thắc mắc của TS về đăng ký dự thi THPT quốc gia và đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ 2019. Ngoài ra, TS có thể gửi các thông tin còn thắc mắc về kỳ thi qua địa chỉ emai: https://hotrothi2019@moet.gov.vn từ ngày 1-4 đến 22-8.
Với các vấn đề liên quan đến xét tuyển ĐH hệ chính quy, tuyển sinh CĐ, trung cấp nhóm ngành đào tạo giáo viên hệ chính quy năm 2019, TS có thể gửi câu hỏi qua email tại địa chỉ: https://hotroxettuyen2018@moet.gov.vn để nhận giải đáp từ Bộ GD-ĐT.
YẾN ANH – ĐẶNG TRINH
Theo Người lao động
Giáo viên nào phải siêu nhân, thầy cô kiêm nhiệm nhiều nghề, sao dạy tốt được?
Khi thầy cô kiêm nhiệm nhiều vai từ giáo viên đến nhân viên môi giới bảo hiểm, bán hàng online sẽ ảnh hưởng ra sao đến chất lượng giáo dục?
Ngay sau khi bài viết, nhiều bậc cha mẹ đồng cảnh ngộ cũng đã chia sẻ nỗi niềm của mình.
Chị Nguyễn Phương Lan (Nam Từ Liêm - Hà Nội) chia sẻ, không chỉ ở Phú Thọ mà ở nhiều địa phương, một số giáo viên cũng đang kiêm nhiệm nhiều nghề ngoài công việc chính là dạy học.
Dạy trẻ cần rất nhiều thời gian và tâm huyết của giáo viên. Ảnh minh họa: Hoàng Mai.
"Tôi có bạn bè làm giáo viên khá nhiều. Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên dạy các môn chính như Toán, Văn, Tiếng Anh...mức thu nhập chính cùng với dạy thêm thực sự là đủ để sống rất khỏe. Thậm chí, còn cao hơn mặt bằng chung rất nhiều.
Nhưng giáo viên mầm non, giáo viên dạy các môn phụ, không làm chủ nhiệm thì thu nhập khá thấp. Đặc biệt là với những người mới vào nghề", chị Lan đánh giá.
Tuy nhiên, cũng từng rơi vào cảnh ngộ được giáo viên của 2 con mời chào rất nhiều lần mua bảo hiểm, mỹ phẩm và vô số hàng hóa khác, chị Lan đã thực sự không thoải mái.
"Việc người bán hàng tiếp thị sản phẩm, mời chào khách hàng sẽ chẳng có gì đáng bàn. Nhưng người bán hàng lại là giáo viên của con chúng ta. Nói thực, dù muốn hay không cũng khó có thể khách quan được.
Quan trọng nhất là cac thây cô giao nêu co lam thêm thi cung đưng đê anh hương đến viêc dạy cac be. Con tôi học tiêu hoc có hôm về kể chuyện cô hay ngôi bâm điện thoai.
Giáo viên mà thương hay ban hang trên mang se anh hương đến chât lương day cac be. Khi đa lên lơp day phai chuyên tâm dạy dỗ, không để viêc khac chi phôi còn ngoài giờ đứng lớp, thầy cô làm thêm gì là quyền của họ", chị Lan nêu quan điểm.
Có thực mới vực được đạo. Đúng là thu nhập không đủ trang trải cuộc sống, đòi giáo viên toàn tâm toàn ý cho việc dạy dỗ kể cũng là phi thực tế.
Ở bài viết này, chúng tôi không dám khẳng định là giáo viên bán hàng online, tiếp thị bảo hiểm là tốt hay xấu. Bởi đó cũng là cách để mưu sinh của họ.
Tuy nhiên chúng tôi băn khoăn, khi thầy cô kiêm nhiệm nhiều vai từ giáo viên, nhân viên môi giới bảo hiểm, bán hàng online thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục.
Đặc biệt là với tính chất các công việc như trên, liệu giáo viên cân đối ra sao. Bởi làm hai việc đồng nghĩa với thiếu thời gian nghỉ ngơi và cản trở công việc chính.
Một cô giáo dạy môn Địa lý bậc Trung học phổ thông thực lòng chia sẻ, điều cô tâm tư nhất là vì đồng lương thấp, nên bản thân cô cũng xoay sở ngược xuôi làm thêm nhiều việc để có thu nhập tốt.
"Muốn kèm cặp em nào kém quá thì phải có thời gian riêng, rồi để có tiết học sinh động cũng cần đầu tư thời gian.Thành ra, đối với công việc dạy học, với học sinh, có nhiều dự định mà cô cũng không toàn tâm toàn ý được hết.
Vì thế, nếu lương cao hơn một chút thì chắc chắn giáo viên sẽ làm được nhiều thứ cho học trò, cho công việc", cô giáo này tâm sự.
Đặc biệt là công việc làm thêm không liên quan đến chuyên môn của giáo viên thì ít nhiều đều ảnh hưởng đến công việc, thầy cô không dồn được hết tâm sức cho dạy học.
Nhất là nghề giáo không còn nhàn hạ như trước đây, để có thể là một người thầy giỏi, họ sẽ phải đầu tư, dốc sức rất nhiều.
Rất mong, sắp tới, chính sách tiền lương được điều chỉnh với những nhấn mạnh "quốc sách là hàng đầu", lương giáo viên sẽ được quan tâm cải thiện.
Hoàng Mai
Theo giaoduc.net
256 giáo viên Sóc Sơn có nguy cơ mất việc: Công đoàn Giáo dục vào cuộc Công đoàn Giáo dục Việt Nam vừa có văn bản đề nghị các cơ quan chức năng xem xét hỗ trợ cho 256 giáo viên ở Sóc Sơn có nguy cơ mất việc. Theo đó, Công đoàn Giáo dục Việt Nam nhận được đơn của nhiều giáo viên đang công tác tại huyện Sóc Sơn, TP.Hà Nội. Qua đơn của giáo viên, Công...