Giáo viên “không thể đọc, viết” vẫn trúng tuyển dạy trường danh giá
Faisal Ahmed – giáo viên trường trung học Công giáo St Thomas More ở Wood Green, phía bắc London (Anh) đã bị hiệu trưởng triệu tập và đình chỉ dạy sau khi phát hiện anh “không thể đọc hoặc viết”.
Trường Công giáo St Thomas More. Ảnh: Mail.
Theo The Sun, Faisal Amed gặp khó khăn trong vấn đề đọc -viết, cụ thể là “cực kỳ khó khăn trong việc viết tay” và có vấn đề với việc đọc và hiểu “các bài kiểm tra viết tay”. Dù vậy, anh vẫn được chương trình đào tạo giáo viên tinh anh Teach First “bật đèn xanh” và nhận được một công việc tại một trường cấp 2 danh giá.
Ahmed bị mắc chứng dyspraxia khiến anh khó khăn trong việc phối hợp các động tác vận động. Tờ báo của Anh cho hay, Ahmed chia sẻ với hiệu trưởng Mark Rowland rằng, anh không thể viết “nhiều hơn 2 phút” vì bị đau đớn.
Vụ bê bối được đưa ra ánh sáng sau khi Ahmed, khoảng 30 tuổi, kiện nhà trường về việc phải tự xin thôi việc trong tức giận và cáo buộc bị phân biệt đối xử khuyết tật.
Video đang HOT
Theo tư liệu mà The Sun xem xét, bê bối xảy ra năm 2016. Ahmed đã thua trong vụ kiện cũng như kháng cáo khi tòa án ở London đã bác bỏ các yêu cầu của Ahmed hồi tháng trước.
Mail cho hay, Teach First thừa nhận không thông báo cho nhà trường về tình trạng của Ahmed, người dự kiến sẽ dạy các bài học quan trọng cho thanh thiếu niên ở cấp phổ thông trung học.
Teach First nhận hàng triệu bảng ngân sách để tuyển dụng những người tốt nghiệp chất lượng cao để đưa về các trường giảng dạy trong chương trình đào tạo giáo viên của họ.
Người phát ngôn của Teach First khẳng định, các ứng viên tham gia chương trình đều phải đáp ứng yêu cầu về bằng cấp, chuyên môn cũng như bằng tốt nghiệp phổ thông trong môn Toán và tiếng Anh.
Sau khi được đưa vào dạy tại một trường học, Teach First cũng sẽ tiếp tục đào tạo và hỗ trợ các giáo viên này trong vòng 2 năm, với một gia sư đại học và cố vấn trường học.
HẢI ANH
Theo Lao động
Ít giáo viên Tin học được biên chế
Đây là một trong những khó khăn được đưa ra trong báo cáo của Sở GD&ĐT Ninh Bình về thực trạng dạy học môn Tin học cấp tiểu học trên địa bàn tỉnh.
Ảnh minh họa/internet
Theo báo cáo này, hiện Ninh Bình có 100% trường tiểu học triển khai dạy học Tin học theo chương trình môn Tin học tiểu học (Quyết định số 16/2006/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT.
100% trường tiểu học huyện Nho Quan, huyện Kim Sơn, thành phố Tam Điệp, thành phố Ninh Bình và một số trường tiểu học huyện Hoa Lư triển khai dạy tin học theo tài liệu "Hướng dẫn học Tin học"; huyện Gia Viễn, huyện Yên Mô, huyện Yên Khánh và một số trường còn lại huyện Hoa Lư dạy học tin học theo tài liệu "Cùng học tin học 1, 2, 3".
Về thuận lợi, các cấp lãnh đạo từ Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT luôn quan tâm chỉ đạo kịp thời trong quá trình triển khai dạy học Tin học. Giáo viên tích cực tham gia các chuyên đề, hội thảo từ cấp trường đến cấp tỉnh từ đó khắc phục những hạn chế và điều chỉnh phương pháp, hình thức tổ chức dạy học tối ưu cho từng lớp, từng đối tượng học sinh. Học sinh hứng thú, tích cực tự giác chiếm lĩnh kiến thức và được rèn nhiều kỹ năng.
Chương trình đảm bảo Chuẩn kiến thức, kỹ năng. Tài liệu cho học sinh được thiết kế dưới dạng các hoạt động phù hợp với nhận thức của học sinh; giáo viên dễ vận dụng.
Tuy nhiên, khó khăn trong dạy học Tin học là giáo viên dạy học Tin học được biên chế ít. Nhiều trường chưa có phòng máy tính; máy tính chưa đồng bộ, cấu hình thấp, số lượng ít; bàn, ghế tại một số phòng tin học chưa đồng bộ cho việc lắp đặt máy tính. Việc hỗ trợ của cộng đồng, của cha mẹ học sinh trong việc tổ chức dạy môn Tin học chưa thường xuyên.
Trước những khó khăn trên, Sở GD&ĐT đã tham mưu với cấp có thẩm quyền tuyển dụng giáo viên dạy Tin học; tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị phòng học Tin học. Đồng thời, tổ chức lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực giáo viên dạy học môn Tin học.
Sở GD&ĐT cũng đã chỉ đạo cán bộ quản lí dự giờ, kiểm tra đôn đốc, tư vấn, ứng dụng công nghệ thôn tin trong quản lí và dạy học. Khuyến khích học sinh tham gia các cuộc thi: Tin học trẻ, Cuộc thi trên Internet. Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.
Hải Bình
Theo GDTĐ
Làm sao khắc phục tình trạng thừa thiếu giáo viên cục bộ? Thảo luận về Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội (ĐB) hoạt động chuyên trách tuần qua, nhiều ĐB băn khoăn về tình trạng thừa - thiếu giáo viên cục bộ ở một số địa phương và đề nghị xem lại cơ chế quản lý Nhà nước trong vấn đề tuyển dụng giáo viên. Hình minh...