Giáo viên kể chuyện: “Tùy cô thôi”
Cô giáo dạy Toán bảo trò không có bài kiểm tra là ở lại lớp đấy. Ai ngờ giữa lớp học, trò mỉm cười nói to: “Tùy cô thôi”.
Ảnh minh họa
Hôm qua, cô bạn gái của tôi, gọi điện thoại khóc nức nở vì buồn. Giờ bạn không biết mình phải làm thế nào nữa. Thời gian tới, câu chuyện của bạn sẽ lan truyền ra cả trường. Làm sao bạn còn nói được học trò nữa đây.
Cô bạn gái của tôi dạy Toán ở một trường cấp 2, có thâm niên đứng lớp 20 năm rồi. Vậy mà lần này bạn vẫn phải rớt nước mắt vì học trò.
Năm nay bạn được phân công dạy Toán lớp 9. Bạn là một nhà giáo có tâm và chuyên môn vững. Trong giảng dạy, bạn được học trò rất mực quý mến. Nhiều thế hệ học trò bạn dạy đã ra trường và thành đạt. Bạn từng rất vui và hạnh phúc khi mình được làm cô giáo.
Thế nhưng bây giờ thì chính bạn đang buồn cho nghề của mình. Lần đầu tiên bạn thấy học trò dám thách thức mình. Đó là một học trò của bạn. Cả năm em thường xuyên cúp tiết. Đến lớp giáo viên giảng em cũng không thèm nghe. Bài kiểm tra em cũng không thèm làm. Đã nhiều lần bạn phản ánh chuyện này với giáo viên chủ nhiệm (GVCN) và ban giám hiệu (BGH) trường. Tuy nhiên, GVCN thì sợ ảnh hưởng sĩ số đến chất lượng thi đua nên cứ lơ đi. BGH thì cũng tư tưởng ấy. Cuối cùng vẫn là những câu nói quen thuộc “Em thông cảm cho trò đi. Trường mình là trường chuẩn mà. Học sinh khối 9 buộc phải tốt nghiệp 100%”.
Thông cảm với nỗi khổ của GVCN và BGH trường nên bạn đã rất nhẹ nhàng với trò. Cuối năm, bạn tạo điều kiện hết mức cho trò. Bạn cho em kiểm tra lần 2 trên lớp. Câu hỏi thì rất dễ. Tưởng em sẽ biết ơn cô mà làm bài. Vậy nhưng, em vẫn chẳng thèm làm.
Trong tâm trạng bực mình, bạn bảo trò không có bài kiểm tra là ở lại lớp đấy. Ai ngờ giữa lớp học, trò mỉm cười nói to: “Tùy cô thôi”.
Video đang HOT
Nghe trò nói, bạn buồn vô cùng. Bước ra khỏi lớp, nước mắt bạn cứ thế tuôn rơi. Cái chính là bạn không dám cho trò ở lại thật. Bạn không có quyền cho trò ở lại lớp. Thành thử trò mới dám thách thức GV như vậy.
Bây giờ, học trò không học vẫn được lên lớp. Nhiều em truyền tai nhau, học làm gì, cuối năm cô lo điểm tất. Rồi mình vẫn lên lớp thôi. Thành thử, bây giờ cô sợ trò hơn là trò sợ thầy.
Câu chuyện của bạn cũng chẳng có gì là lạ cả. Đồng nghiệp vẫn bắt gặp thường xuyên ở trường mình, lớp mình đó thôi. Chẳng qua để bảo vệ mình và quyền lợi của mình mà GV đành chịu đựng. Ai cũng tự bảo nhau “phận thiên lôi, chỉ đâu thì đánh đó”. Lãnh đạo bảo sao mình cứ thế mà làm. Với lại, học sinh bây giờ như thế cả, chấp với các em làm gì. Đất không chịu trời, thì trời phải chịu đất thôi.
Biết là rất buồn nhưng tôi cũng chỉ biết động viên bạn cố gắng. Gặp học trò cá biệt thì phải “dỗ ngọt” thôi, chứ làm quá thì trò cũng chẳng sợ đâu. Rồi cuối cùng lại tự làm khổ chính bản thân mình.
Tự nhiên, tôi cứ ước ao: “Bao giờ GV chúng tôi được đánh giá đúng năng lực của người học. Bao giờ các em học sinh mới học thật, thi thật. Bao giờ chúng tôi mới được quyền cho học sinh ở lại lớp đây”?
LT
(Tây Ninh)
Theo Dân trí
Gặp người thầy vừa đạt giải "Giáo viên toàn cầu" trị giá 1 triệu USD: Từng quyên góp 80% lương để giúp học sinh nghèo
Một thầy giáo khoa học tại Kenya vừa đạt giải thưởng giáo viên xuất sắc nhất thế giới trị giá 1 triệu USD.
Mới đây, một giáo viên khoa học đến từ một ngôi làng xa xôi hẻo lánh tại Kenya nhận được giải thưởng trị giá đến 1 triệu USD dành cho giáo viên xuất sắc nhất thế giới - giải Giáo viên toàn cầu 2019.
Người thầy ấy tên Peter Tabichi - 36 tuổi, dạy toán và vật lý tại trường cấp 2 Keriko Mixed Day trong ngôi làng Pwani. Thầy đã vượt qua hơn 10.000 đề cử từ 179 quốc gia để đạt được giải thưởng danh giá này.
"Tôi tự hào về học sinh của mình, chúng tôi thiếu đi những cơ sở vật chất cơ bản mà rất nhiều trường khác có," - Tabichi chia sẻ với tờ Guardian. "Là một giáo viên, tôi muốn mang đến ảnh hưởng tích cực cho đất nước, và cho toàn thể châu Phi."
Thành tựu từ khó khăn
Được biết, 95% học sinh tại trường của thầy có xuất thân nghèo khó, trong đó 1/3 là trẻ mồ côi, một số khác chỉ có bố hoặc mẹ.
Một môi trường tràn ngập khó khăn, cùng với đó là tỉ lệ trẻ bỏ học, trở thành tội phạm cũng gia tăng. Thầy Tabichi vì thế đã lập ra câu lạc bộ Nuôi dưỡng tài năng, đồng thời mở rộng câu lạc bộ Khoa học sẵn có, từ đó nâng số học sinh tham gia lên gấp đôi chỉ trong 3 năm.
Các học sinh của trường cũng đạt được nhiều thành tựu khoa học đáng nể. Dưới sự hướng dẫn của thầy, học sinh làng Pwani đã gianhf chiến thắng tại hội chợ khoa học Kenya năm 2018, với phát minh là thiết bị hỗ trợ người điếc và người mù.
Một học sinh khác tại Keriko cũng giành được giải liên quan đến hóa học của Hiệp hội hoàng gia, với dự án thu điện từ thực vật.
Và tất cả được hoàn thiện trong một ngôi trường chỉ có đúng 1 chiếc máy tính đời... cổ, kết nối internet còn chập chờn.
Dành hầu hết thu nhập để giúp đỡ học sinh nghèo
Với nhiều đứa trẻ tại làng Pwani, việc đủ ăn đã là khó. Chúng lớn lên trong một cộng đồng nhiều tệ nạn rình rập. Nhưng thầy Tabichi xuất hiện giống như mang đến một tia sáng thay đổi cuộc đời chúng, gia tăng tỉ lệ học sinh tiếp tục học đại học sau này.
Phần thưởng 1 triệu USD của thầy là hoàn toàn xứng đáng. Hiện vẫn chưa biết Tabichi sẽ làm gì, nhưng nhiều người phỏng đoán rằng phần lớn số tiền ấy sẽ được dùng cho các lĩnh vực liên quan đến giáo dục và từ thiện. Bởi trên thực tế, Tabichi vốn đã quyên góp 80% thu nhập của mình vào các dự án cộng đồng tại địa phương, và để phát triển hệ thống nông nghiệp bền vững hơn cho làng Pwani.
Giải thưởng Giáo viên toàn cầu ra đời từ năm 2014 nhằm tìm ra giáo viên giỏi nhất thế giới theo từng năm. Giải thưởng của tổ chức từ thiện giáo dục Varkey Foundation thuộc tập đoàn giáo dục GEMS, đơn vị hợp tác với nhiều tổ chức lớn trên toàn cầu bao gồm UNESCO, UNICEF và Sáng kiến Toàn cầu Clinton (CGI), mong muốn làm nổi bật vai trò quan trọng của giáo viên trong xã hội.
Năm ngoái 2018, giải thưởng được trao cho Andria Zafirakou, cô giáo dạy mỹ thuật ở phía bắc London.
Tham khảo: Science Alert
Khi phụ huynh xin con ở lại lớp Chạy cho con lên lớp nghe quen tai, nhưng xin cho con được ở lại lớp cũng không là chuyện lạ, đó là một phần rất thật của giáo dục Việt Nam. Vở môn Toán của em S. Em chỉ ghi được đầu bài nhưng vẫn qua được các kì thi để ngồi ở lớp 6. Ảnh: Dân Trí Chuyện ngồi nhầm lớp...