Giáo viên, học sinh sẽ được tăng thời gian nghỉ hè
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, thời gian tới sẽ tiếp tục dạy học trực tuyến, tinh giản chương trình năm học, điều này hướng tới chương trình phổ thông hiện hành tinh gọn, nhẹ nhàng hơn vừa rút ngắn thời gian dạy và học, tăng thời gian nghỉ hè cho học sinh.
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại hội nghị
Chiều 3/6, Bộ GD&ĐT tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá học trực tuyến, truyền hình với các Sở GD&ĐT, các trường ĐH.
Với tinh thần “tạm dừng đến trường không dừng học”, các địa phương cho biết đều đã triển khai dạy học trực tuyến, truyền hình hiệu quả. Nhờ đó, học sinh không đến trường nhưng vẫn tiếp cận với kiến thức, với thầy cô, được kết nối qua môi trường mạng.
Quá trình triển khai dạy và học trực tuyến vừa qua khẳng định ngành giáo dục có nhiều tiềm năng, thế mạnh để tiên phong ứng dụng công nghệ, đồng thời khẳng định phương thức dạy học trực tuyến không chỉ là giải pháp tạm thời trong mùa dịch mà còn là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng giáo dục từ mầm non đến đại học.
Bên cạnh mặt tốt, việc triển khai dạy học trực tuyến cũng còn hạn chế cần khắc phục, trong đó làm sao để đảm bảo môi trường học an toàn cho học sinh.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho rằng, hàng năm Bộ đều có hướng dẫn cho các địa phương thực hiện nhiệm vụ ứng dụng công nghệ vào dạy học trực tuyếnnhưng đến khi có dịch COVID-19 mới tạo ra áp lực để các thầy cô triển khai đồng thời.
Video đang HOT
Cơ bản phương thức dạy học trực tuyến đối với các cấp học đều có kết quả tích cực, đối với mầm non, phổ thông cũng rất hiệu quả. Trong thời kỳ dịch bệnh các nhà trường đã thực hiện đóng cửa để cùng cả nước chống dịch, với trên 25 triệu học sinh, sinh viên, giáo viên, sự quyết tâm và nỗ lực của ngành giáo dục đã cùng cả nước đẩy lùi dịch bệnh.
Qua khảo sát, các tỉnh đều đạt trung bình trên 80% học sinh được tiếp cận với hình thức dạy học từ xa, qua internet, trên truyền hình, riêng khu vực thành phố và vùng thuận lợi trên 90%. Qua mùa đại dịch có thể nói, kỹ năng về CNTT, chuyển đổi số của học sinh, giáo viên đã được nâng cao. Khảo sát ban đầu sau khi học sinh trở lại trường cũng cho thấy, chất lượng dạy và học từ xa đảm bảo.
Tuy nhiên, Bộ trưởng cũng nhìn nhận, việc dạy học qua internet, trên truyền hình cũng còn một số khó khăn, hạn chế về hạ tầng, máy chủ đường truyền, thiết bị kết nối đầu cuối; hạn chế trong tương tác giữa giáo viên và học sinh, nhất là bậc mầm non, phổ thông; học sinh vùng khó khăn chưa có điểu kiện tiếp cận với hình thức dạy học này…
Khẳng định phương thức dạy học qua internet, trên truyền hình sẽ tiếp tục được triển khai như một phương thức cộng hưởng với dạy học trực tiếp có hiệu quả, rút ngắn thời gian học tập trên lớp của học sinh.
“Bộ GD&ĐT cũng sẽ tiếp tục tinh giản chương trình, thông qua việc đánh giá quá trình tinh giản thời gian qua để hướng tới chương trình phổ thông hiện hành tinh gọn, hiệu quả. Vừa rút ngắn thời gian dạy và học nhưng chất lượng vẫn đảm bảo, thậm chí được nâng lên và tăng thời gian nghỉ hè của học sinh”, Bộ trưởng nói.
Dạy trực tuyến giáo viên phải có phương pháp sư phạm
Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, ông Nhạ đề nghị các sở, nhà trường tham mưu cho chính quyền địa phương thực hiện tốt Quyết định 117 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy – học. Chính phủ đang chỉ đạo rất mạnh chuyển đổi số quốc gia, ngành Giáo dục cần tiên phong trong quá trình chuyển đổi này. Có 6 nội dung cần triển khai để thực hiện nhiệm vụ này.
Thứ nhất, tiếp tục tập trung hạ tầng công nghệ thông tin: phần mềm, kết nối đầu cuối, đảm bảo an ninh mạng. Đối với máy chủ đường truyền, các địa phương phối hợp với các nhà mạng, công ty công nghệ để thực hiện. Không nhất thiết phải mua sắm hết mà có thể thuê.
Về phần mềm quản lý dạy và học, đây là phần mềm rất quan trọng, nhưng thực tế nhiều nhà trường thực hiện chưa bài bản. Thời gian tới, các cơ sở phải thực hiện theo hệ thống chặt chẽ. Đồng thời quan tâm bảo đảm an toàn an ninh, bảo mật thông tin, an toàn trong môi trường mạng cho học sinh, giáo viên.
Ngoài ra, cần quan tâm xây dựng kho học liệu số. Cụ thể, chọn mời những thầy cô có kinh nghiệm để thực hiện các bài giảng trên cơ sở chương trình tinh giản để có kho học liệu dung chung.
Về phía thầy cô, bộ trưởng cho rằng, thời gian qua đã rất nỗ lực để dạy học. Tuy nhiên, nhìn trên bình diện chung, cần phải tập trung cho tập huấn, hướng dẫn phương pháp sư phạm dạy trực tuyến cho giáo viên, để dạy học trực tuyến trở thành nghề chứ không phải biết cứ đơn giản biết công nghệ là dạy được.
Đối với học sinh cũng phải được hướng dẫn nâng cao tính tự giác và trách nhiệm của các em, nhất là những kiến thức, kỹ năng phòng tránh tác động xấu khi tham gia vào môi trường mạng.
Quỹ Khuyến học trong nhà trường, mô hình cần nhân rộng
Được thành lập từ năm 2017, quỹ Khuyến học, khuyến tài Trường THCS Định Mỹ (xã Định Mỹ, Thoại Sơn, An Giang) đến nay đã thực sự trở thành nguồn động viên tinh thần, giúp đỡ cho nhiều em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, giáo viên, học sinh có thành tích trong giảng dạy và học tập vươn lên.
Trao học bổng cho các em học sinh
Quỹ Khuyến học, khuyến tài Trường THCS Định Mỹ được thành lập theo Quyết định số 2534/QĐ-UBND ngày 22-8-2017 của UBND tỉnh. Đây là quỹ xã hội, hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, nhằm hỗ trợ, khuyến khích phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT); góp phần thực hiện công tác an sinh xã hội tại địa phương. Tổng số vốn gốc đến năm 2020 là 1 tỷ 012 triệu đồng. Số vốn này được gửi vào ngân hàng, hàng năm, Hội đồng quản lý quỹ lấy tiền lãi làm nguồn trao học bổng, khen thưởng cho học sinh, giáo viên có thành tích xuất sắc trong giảng dạy và học tập của nhà trường.
Thầy Trần Quang Xuyên (Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ Khuyến học, khuyến tài Trường THCS Định Mỹ) cho biết, theo quy định, các quỹ khuyến học, khuyến tài có nguồn vốn ban đầu từ 1 tỷ đồng trở lên phải được UBND tỉnh cho phép thành lập. Ban đầu, quỹ được hình thành từ nguồn vốn đóng góp của các sáng lập viên (nguyên là cựu học sinh Trường THCS Định Mỹ) cùng nguồn vốn tự tạo (trên cơ sở vận động, quyên góp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước).
"Sự đóng góp ban đầu của các sáng lập viên có ý nghĩa quan trọng. Hàng năm vào dịp khai trường, nhà trường sử dụng nguồn quỹ này để trao học bổng, khen thưởng cho các học sinh, giáo viên có thành tích trong năm. Đến nay, quỹ đã có những đóng góp thiết thực cho sự phát triển GD&ĐT ở địa phương"- thầy Xuyên chia sẻ.
Theo đó, đối tượng được thụ hưởng từ quỹ là những học sinh, sinh viên thuộc các gia đình nghèo hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Những em học sinh này phải có ý chí vươn lên trong học tập, vượt qua khó khăn để học tập tốt, rèn luyện tốt - với tinh thần vì ngày mai lập thân, lập nghiệp, thoát nghèo và đóng góp cho xã hội.
Ngoài đối tượng là học sinh trong nhà trường, quỹ còn dành kinh phí khen thưởng giáo viên dạy giỏi từ cấp huyện trở lên, học sinh giỏi hoặc có năng khiếu đặc biệt để qua đó góp phần ươm mầm đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho quê hương đất nước, phục vụ sự nghiệp phát triển GD&ĐT tại địa phương.
4 năm hoạt động, quỹ Khuyến học, khuyến tài Trường THCS Định Mỹ đã có những hoạt động thiết thực đối với học sinh, giáo viên nhà trường và sự nghiệp GD&ĐT; tạo được sự lan tỏa trong toàn huyện Thoại Sơn. Cụ thể, năm học 2016-2017, Hội đồng quản lý quỹ đã cấp học bổng, khen thưởng, hỗ trợ cho các em học sinh, giáo viên với số tiền 29.400.000 đồng; năm học 2017-2018 là 44.150.000 đồng và năm 2018-2019 với số tiền 46.000.000 đồng.
"Cha mẹ ly hôn, 2 em sống với bà nội. Bà nội đã già, chỉ đi hái rau rồi mang ra chợ bán, nuôi 2 em ăn học. Hôm nay, em nhận được số tiền của quỹ Khuyến học, khuyến tài em rất mừng. Em sử dụng tiền này để mua tập, viết, quần áo đi học. Em vô cùng biết ơn các cô chú trong Hội đồng quản lý quỹ..."- em Phạm Thị Ngọc Dư (học sinh lớp 8A1, Trường THCS Định Mỹ) chia sẻ.
Từ mô hình hoạt động của quỹ Khuyến học, khuyến tài Trường THCS Định Mỹ, năm 2019, nhiều xã và trường học ở huyện Thoại Sơn đã làm lễ ra mắt quỹ Khuyến học, khuyến tài. Đã có nhiều quỹ tạo được sự đồng thuận của xã hội nên số tiền đóng góp ban đầu trên 1 tỷ đồng. Từ số tiền này, nhà trường đã chủ động trong công tác trao học bổng hàng năm, không phải đi vận động rất vất vả như trước đây.
"Quỹ Khuyến học, khuyến tài Trường THCS Định Mỹ có sự đóng góp rất lớn của cộng đồng, trong đó có vai trò (mang tính quyết định) của các cựu học sinh nhà trường. Việc làm của các cựu học sinh là một hình thức thiết thực nhằm tri ân các thầy, cô giáo nhà trường qua nhiều thế hệ. Chúng tôi ghi nhận và rất tự hào về những điều này. Hiện nay, Hội đồng quản lý đang đề xuất với UBND tỉnh, Hội Khuyến học tỉnh để đề nghị Chính phủ, Hội Khuyến học Việt Nam cấp bằng khen, kỷ niệm chương cho 2 cựu học sinh có những đóng góp lớn, hình thành quỹ này, đó là ông Lê Văn Nưng và ông Lê Phú Cường" - thầy Trần Quang Xuyên chia sẻ.
Học sinh không gian lận thi cử, giáo viên không ép học sinh học thêm để thu tiền Giáo viên không được ép học sinh học thêm để thu tiền, học sinh không được gian lận thi cử là một trong những vấn đề được quy định trong Dự thảo Điều lệ Trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học vừa được Bộ GD&ĐT lấy ý kiến rộng rãi. Dự thảo Điều lệ rường THCS, THPT và trường...