Giáo viên, học sinh mệt mỏi khi vào mùa hội nghị
Năm nào cũng hội nghị với những nội dung không có gì mới. Bảng báo cáo tổng kết, bảng phương hướng luôn là “bổn cũ soạn lại”.
Đầu năm học, giáo viên bộn bề với biết bao công việc phải lo toan, thầy cô luôn dành từng giờ để dạy, dỗ, chăm lo, nhằm nâng cao chất lượng học tập và rèn luyện cho học sinh.
Hội nghị công chức viên chức nhà trường (Ảnh chỉ mang tính chất minh họa: thptdongloc-hatinh.edu.vn).
Thế nhưng vẫn phải lãng phí thời gian để chuẩn bị cho những cuộc hội nghị diễn ra triền miên gây cảm giác mệt mỏi.
Có thể kể tên như Hội nghị công nhân viên chức, Hội nghị Công đoàn; Đại hội liên đội;
Đại hội Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh; Hội nghị đại biểu Ban đại diện cha mẹ học sinh; Hội nghị chữ thập đỏ cấp xã, phường…
Lãng phí thời gian, công sức và tài chính
Để chuẩn bị cho các hội nghị, nhà trường phải bỏ kinh phí làm băng rôn, biểu ngữ, hoa trưng bày.
Tài liệu được in phát cho mỗi người một cuốn. Đã có không ít ý kiến: “có cần thiết thế không?” Và nhận được câu trả lời không thể cãi: “dù biết không ai đọc nhưng không thể không có”.
Trước ngày hội nghị chính thức diễn ra, đều có một buổi tổ chức hội nghị trù bị ở các tổ.
Video đang HOT
Giáo viên thì thống nhất chỉ tiêu, học sinh thì học thuộc những ý kiến, những lời phát biểu mà thầy cô soạn sẵn.Hay để tổ chức được Đại hội Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thì trước đó ở các lớp đã có Hội nghị ở các chi đoàn lớp.
Với học sinh bậc trung học phổ thông còn đỡ, học sinh tiểu học gần như chưa biết gì về những thủ tục tiến hành một hội nghị.
Thế là, giáo viên phải chuẩn bị từ A đến Z, thậm chí cả những lời phát biểu, những ý kiến nêu ra…
Đã thế còn mất công hướng dẫn cách đọc, cách phát biểu, cách nêu ý kiến sao cho hay vì có cấp trên ngồi dự…
Điểm chung của những hội nghị đều đọc bảng báo cáo thành tích, bảng kế hoạch, bảng phương hướng trong thời gian tới, biểu quyết chỉ tiêu cần đạt trong năm và bầu bán nhân sự…
Nội dung thì chỉ có thế nhưng có trường tổ chức cùng lúc 2 hội nghị chiếm trọn cả ngày trời đằng đẳng.
Giáo viên ngồi nghe những bảng báo cáo thành tích, những phương hướng đến ù tai, hoa mắt.
Thường thì thu hút sự quan tâm của giáo viên nhiều nhất chính là biểu quyết các chỉ tiêu thi đua cần đạt trong năm học.
Như một luật bất thành văn, một khi nhà trường đã đưa ra chỉ tiêu, giáo viên chỉ có quyền đồng ý hoặc đề nghị nâng lên chứ không được phép hạ xuống.Thế nhưng từ lâu, thầy cô đã bị mất cái quyền ấy.
Thế nên “bảo sao làm vậy, chẳng ai còn muốn có ý kiến gì nữa”.
Tổ chức gọn nhẹ được không?
Năm nào cũng hội nghị với những nội dung không có gì mới. Bảng báo cáo tổng kết, bảng phương hướng luôn là “bổn cũ soạn lại”.
Người ta thay đổi vài thông số giáo viên chuyển đi, chuyển đến, sĩ số học sinh từng lớp cho đúng với thực tế…
Những chỉ tiêu, những biện pháp chẳng khác gì những năm học trước. Mới nghe câu đầu đã hiểu ngay câu sau họ sẽ nói gì.
Nếu là Đại hội thì tổ chức nguyên buổi vì chu kỳ 5 năm/lần.
Nhưng là hội nghị chỉ cần thông qua trong một buổi họp hội đồng đầu tháng là xong.
Những hội nghị có nội dung gần giống nhau có thể làm chung trong một buổi.
Riêng học sinh tiểu học, chủ yếu thầy cô làm hết thì có cần phải tổ chức mỗi năm một hội nghị bài bản theo quy định hay không?
Trúc Hạ
Theo giaoduc.net
TPHCM: Gỡ khó cho mô hình trường tiên tiến
Hiện nay, các trường tiểu học triển khai mô hình tiên tiến đang gặp khó trong vấn đề tuyển dụng giáo viên tiếng Anh, cơ sở vật chất qua nhiều năm sử dụng đã bắt đầu xuống cấp nhưng chưa được thay thế và cải tạo, sĩ số học sinh/lớp ở một số đơn vị còn cao, vượt chuẩn so với quy định chung của trường tiên tiến là không quá 30 học sinh/lớp đối với bậc tiểu học.
Sáng 25-9, tại Trường Tiểu học Tân Sơn Nhì (quận Tân Phú), Sở GD-ĐT TPHCM đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác xây dựng trường tiểu học thực hiện mô hình trường tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế.
Phát biểu tại hội nghị, bà Lâm Hồng Lãm Thúy, Phó trưởng Phòng Giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, mô hình trường tiên tiến theo xu thế hội nhập khu vực và quốc tế được thực hiện theo Quyết định số 3968/QĐ-UBND (ban hành ngày 13-8-2015) của UBND TP. Theo đó, trường được tổ chức trên cơ sở tài chính là kết hợp giữa ngân sách nhà nước bố trí theo định mức đầu tư/học sinh và xây dựng mức thu theo thỏa thuận với phụ huynh để trang trải chi phí đào tạo, nhưng không được quá 1,5 triệu đồng/học sinh/tháng.
Cụ thể, khoản thu này sẽ được sử dụng vào các hoạt động tổ chức dạy học 2 buổi/ngày; tổ chức dạy học tăng cường ngoại ngữ; tổ chức học ngoại ngữ với giáo viên người nước ngoài; tổ chức dạy các bộ môn năng khiếu, môn tự chọn; tổ chức thực hiện chương trình giáo dục kỹ năng sống; tổ chức các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm...
Tuy nhiên, ghi nhận thực tế hoạt động tại các đơn vị cho thấy, hiện nay các trường triển khai mô hình tiên tiến đang gặp khó trong vấn đề tuyển dụng giáo viên tiếng Anh, cơ sở vật chất qua nhiều năm sử dụng đã bắt đầu xuống cấp nhưng chưa được thay thế và cải tạo, sĩ số học sinh/lớp ở một số đơn vị còn cao, vượt chuẩn so với quy định chung của trường tiên tiến là không quá 30 học sinh/lớp đối với bậc tiểu học.
Đặc biệt, nhiều quận, huyện chưa thực hiện được việc xây dựng mỗi cấp học có ít nhất một trường tiên tiến theo xu thế hội nhập do áp lực gia tăng dân số cơ học, kéo theo áp lực tuyển sinh các lớp đầu cấp.
Cụ thể, ở năm đầu tiên áp dụng là năm học 2016-2017, toàn TP có 8 trường triển khai mô hình tiên tiến. Đến năm thứ 2 là năm học 2017-2018, mô hình được mở rộng thêm 4 trường, nâng tổng số đơn vị triển khai mô hình tiên tiến lên 12 trường. Tuy nhiên, năm học 2018-2019 không có thêm trường nào đăng ký mới. Năm nay, năm học 2019-2020, chỉ có một trường đăng ký mới là Trường Tiểu học Linh Chiểu (quận Thủ Đức).
Trước thực tế đó, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP cho rằng, qua 4 năm thực hiện, mới có 12 trường tiểu học trú đóng trên địa bàn 11 quận triển khai mô hình, tức chưa đến 50% tổng số quận, huyện trên địa bàn TP do áp lực gia tăng dân số quá lớn. Trong khi đó, TP đặt ra mục tiêu phấn đấu xây dựng ở mỗi quận, huyện có ít nhất 3 trường ở mỗi cấp học thực hiện mô hình trường tiên tiến. Như vậy, mục tiêu này nhiều nguy cơ không thể hoàn thành.
Một tiết học với giáo viên nước ngoài của học sinh Trường Tiểu học Tân Sơn Nhì (quận Tân Phú), một trong 12 trường tiểu học triển khai mô hình tiên tiến
Với những trường đã triên khai mô hình từ những năm học trước, đại diện Sở GD-ĐT lưu ý các đơn vị cố gắng duy trì sĩ số 30 học sinh/lớp để tổ chức tốt các hoạt động, đáp ứng mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh. Riêng đối với những địa phương chưa thực hiện cần nghiên cứu, đưa ra lộ trình và thời gian thực hiện.
Từ năm học 2020-2021, cùng với cả nước, các trường tiểu học trên địa bàn TPHCM sẽ thực hiện cuốn chiếu chương trình giáo dục phổ thông mới (chương trình giáo dục năm 2018) bắt đầu từ lớp 1. Do đó, đây sẽ là năm mang tính chất "bản lề" quan trọng, vừa thực hiện song song chương trình giáo dục phổ thông mới vừa tiếp tục mở rộng và thực hiện có hiệu quả mô hình trường tiên tiến.
Bên cạnh đó, các trường cũng đề xuất nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực hiện mô hình như tạo cơ chế chủ động cho các trường trong tuyển sinh và tuyển dụng giáo viên; tạo điều kiện giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm trong và ngoài nước để các trường nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình...
THU TÂM
Theo SGGP
Nếu sĩ số lớp 1 vẫn gần 60 em nhất định không thể triển khai chương trình mới Lớp học luôn trong tình trạng im phăng phắc, chỉ có tiếng thở nhẹ, tiếng bút viết sột soạt, tiếng thước kẻ để trên bàn vang lên khô khốc. Tại buổi họp báo công bố chương trình môn học mới diễn ra chiều 27/12/2018, Bộ Giáo dục - Đào tạo cho biết, năm học 2020-2021 triển khai đại trà chương trình giáo dục...