Giáo viên, học sinh được lợi gì từ chương trình giáo dục phổ thông mới?

Theo dõi VGT trên

Chương trình giáo dục phổ thông mới được xây dựng thống nhất nhưng mềm dẻo và linh hoạt, giúp giáo viên phát huy sự sáng tạo

Đây là những nhận định của giáo viên, chuyên gia tại tọa đàm tổng kết 6 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông.

Giáo viên, học sinh được lợi gì từ chương trình giáo dục phổ thông mới? - Hình 1

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ chia sẻ tại tọa đàm.

Đổi mới chương trình giáo dục, SGK theo hướng mở

Năm học 2020 – 2021 là năm đầu tiên ngành giáo dục cả nước triển khai chương trình giáo dục phổ thông, SGK mới, bắt đầu với lớp 1.

Ở lần đổi mới này, lần đầu tiên Việt Nam thực hiện mục tiêu giáo dục định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh. Đây cũng lần đầu tiên xây dựng một chương trình giáo dục một cách tổng thể, toàn diện, đồng bộ tất cả các môn học, hoạt động giáo dục ở các cấp học, lớp học theo mục tiêu giáo dục mới.

Nghị quyết 88 quy định cả nước thực hiện một Chương trình Giáo dục phổ thông thống nhất nhưng mềm dẻo và linh hoạt; chương trình là gốc, SGK chỉ có vai trò là tài liệu dạy học và có nhiều SGK cho mỗi môn học. Đây cũng là lần đầu tiên việc biên soạn SGK ở nước ta được thực hiện theo hình thức xã hội hóa, để các tổ chức, cá nhân được tham gia vào quá trình này.

Sau 2 tháng triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới theo tinh thần của Nghị quyết số 88, theo đánh giá của thầy Đào Chí Mạnh – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Ngọc (tỉnh Vĩnh Phúc), những ngày đầu, khi tiếp cận với chương trình mới, giáo viên của trường cũng có tâm lý e ngại. Tuy nhiên, đến nay thầy cô đã sẵn sàng cho việc đổi mới, vướng ở đâu thì giải quyết ở đó.

“Điều quan trọng nhất để bắt đầu hành trình chính là cán bộ quản lý, cụ thể hiệu trưởng, cần tạo cơ chế cho giáo viên có tâm thế tốt, được phát huy quyền chủ động, sáng tạo, tự chủ của mình theo đúng tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông mới” – thầy Ngọc cho biết.

Giáo viên, học sinh được lợi gì từ chương trình giáo dục phổ thông mới? - Hình 2

Thầy Đào Chí Mạnh – Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kim Ngọc.

Cũng theo đánh giá của thầy Đào Chí Mạnh, SGK mới có kênh hình, kênh chữ được sắp xếp rất khoa học, phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi học sinh lớp 1. Các bài học được sắp xếp theo từng chủ đề, có những gợi ý mở tạo thuận lợi cho giáo viên tổ chức hoạt động dạy học và định hướng phát triển phẩm chất năng lực.

Thầy Mạnh cũng đánh giá cao phiên bản điện tử của SGK, giúp giáo viên tiết kiệm thời gian soạn giáo án. Các video sinh động của SGK điện tử giúp học sinh hứng thú hơn với bài học.

Video đang HOT

Cũng đồng tình với quan điểm này, cô Đinh Duyên Thịnh, giáo viên Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Victoria Thăng Long (Thanh Oai, Hà Nội) cho biết, sau những khó khăn ban đầu, đến nay cô đã nhận được phản hồi tích của học sinh, phụ huynh.

Học sinh có ý thức hơn trong việc học, biết chuẩn bị bài học, ý thức hơn để tự hoàn thành các nhiệm vụ học tập. Cô cho rằng đây là tín hiệu đáng mừng về việc đổi mới lần này.

Giáo viên, học sinh được lợi gì từ chương trình giáo dục phổ thông mới? - Hình 3

Cô Đinh Duyên Thịnh – Giáo viên trường Tiểu học và Trung học cơ sở Victoria Thăng Long.

Học sinh được phát triển phẩm chất, năng lực toàn diện

Ghi nhận tín hiệu này, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, SGK trước đây là duy nhất, là “pháp lệnh” yêu cầu các nhà trường phải triển khai thực hiện. Nhưng bây giờ có nhiều bộ SGK để thực hiện, giáo viên có quyền lựa chọn SGK để triển khai một chương trình. Như vậy, cách tiếp cận cũng rất khác so với trước đây.

“Đây chính là chuyển biến từ một nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang một nền giáo dục chú trọng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực” – ông Độ nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ GDĐT cũng cho biết, Bộ đã thành lập ban biên soạn xây dựng chương trình với những nhà khoa học uy tín.

Theo đó, phải xây dựng sơ đồ ngược, bắt đầu từ chuẩn đầu ra, hướng tới hình ảnh người học sinh Việt Nam tương lai ít nhất phải tập trung 5 phẩm chất cỗt lõi (yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực và trách nhiệm); 10 năng lực cơ bản với 3 năng lực quan trọng (tự học và tự chủ, giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo)…

Giáo viên phát huy tối đa sự chủ động, sáng tạo

Thực tế kinh nghiệm từ mỗi lần đổi mới giáo dục cho thấy, đổi mới chỉ thành công khi đội ngũ giáo viên sẵn sàng nhập cuộc và được chuẩn bị kỹ lưỡng về chuyên môn đáp ứng yêu cầu của đổi mới.

Chia sẻ về điều này, thầy Đào Chí Mạnh cho rằng: “Điều quan trọng nhất với người giáo viên chính là tâm thế, tư tưởng và nhận thức; ba điều này giống như la bàn để giáo viên thay đổi đúng hướng”.

Không “nằm ngoài cuộc”, cô Đinh Duyên Thịnh cho biết mình luôn sẵn sàng, bởi đổi mới và không ngừng sáng tạo là một trong những đặc thù của nghề giáo.

Phụ huynh 'hết hồn' với chương trình SGK lớp 1, các giáo viên nói gì?

Sau một tuần "làm quen" với SGK mới, giáo viên, học sinh và đặc biệt là phụ huynh đã có những cảm nhận bước đầu về sự đổi mới trong chương trình và phương pháp giảng dạy.

Phụ huynh: Người ung dung, người hốt hoảng

Suốt một tuần vừa qua, hàng sáng chị Thúy Loan (Quận 1, TP.HCM) đưa cậu con trai năm nay vào lớp 1 tới trường học, rồi chiều đón về. Từ lúc đó cho đến tối, con chị chỉ việc ăn uống, đọc sách, xem tivi hay đi học thêm một hai tiếng ở lớp vẽ, lớp Tiếng Anh..., rồi đi ngủ.

Phụ huynh hết hồn với chương trình SGK lớp 1, các giáo viên nói gì? - Hình 1


Ở nhiều trường học, học sinh và giáo viên khá hào hứng với chương trình và SGK lớp 1 mới. Ảnh: Thanh Hùng

"Sách vở cháu để trên lớp hết, về nhà không có bài tập, nên thú thực là suốt mấy ngày đầu tôi chẳng biết con học cái gì" - chị Loan kể.

Nhưng đến buổi học thứ tư, khi đón con chị thấy bé tỏ ra căng thẳng. Gạn hỏi thì bé nói vì mình viết chậm hơn các bạn, chị bắt đầu cảm thấy lo lắng.

"Trường cháu học theo bộ sách Chân trời sáng tạo. Nghe cháu nói vậy tôi mới xem lại thì thấy hết hồn. Tôi không cho con đi học trước khi vào lớp 1 nên chỉ sợ bây giờ con không theo kịp chương trình, không học được như các bạn thì cháu sẽ chán và sợ đến lớp. Chắc chắn rằng tới đây tôi sẽ phải kèm cháu học thêm ở nhà, nếu cần sẽ tìm gia sư" - chị Loan khẳng định.

Chị Như Mai, phụ huynh có con học tại một trường tiểu học ở Quận 3, TP.HCM cũng tỏ ra rất lo về chương trình mới. Đã có một bé năm nay lên lớp 5, bây giờ so sánh sách mới với sách cũ, chị Mai bảo "hoảng thật sự" vì chương trình mới dạy nhiều thứ trong một tiết học quá, không biết làm sao con theo nổi.

"Bé lớn của tôi trước đây học khác, bây giờ cháu nhỏ học bộ sách khác tôi thấy khó hơn hẳn. Vì vậy, dù trường không giao bài tập về nhà nhưng ngay từ hôm bắt đầu đi học, vợ chồng tôi đã thay phiên nhau kèm cháu học thêm vào buổi tối rồi".

Một phụ huynh khác của Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm dù cũng nhận xét sách mới "dạy vùn vụt" nhưng chị ung dung hơn, không phải vì chương trình quá dễ với con mà do chị đã cho con... đi học trước.

Trong khi đó, chị Thu Hải có con học lớp 1 tại Trường Tiểu học Nguyễn Tri Phương (Quận Ba Đình, Hà Nội) cho biết mới đi học một tuần nhưng con chị cảm thấy vui khi tới lớp.

"Trường của bé học theo bộ sách Cánh diều. Tôi thấy bộ này không khó, bé học không vất vả dù mỗi tối vẫn phải luyện thêm một bài tập viết, một bài tập đọc".

Trước khi vào năm học mới, chị Hà không hề cho con đi học thêm ở bất cứ chỗ nào nên bây giờ, mỗi tối bé mất từ 1-2 tiếng để luyện bài. Chị Hà bảo các bạn có đi học trước thì sẽ làm nhanh hơn, chỉ mất khoảng 20 phút. Dù vậy, chị cũng không hề lo lắng hay định cho con học thêm vì hàng ngày con vẫn hào hứng đến trường.

Giáo viên: Dạy 2, 3 hay 4 vần không phải là vấn đề

Trước những lo lắng của phụ huynh, cô Phạm Thúy Hà, Tổ trưởng Tổ Phổ thông, Phòng GD-ĐT Quận 4, nhìn nhận chương trình cũ tồn tại 20 năm, do vậy phụ huynh cảm thấy quen thuộc, nhưng giáo dục cần phải tiến lên chứ không thể dậm chân tại chỗ.

"Chương trình mới không khó, nhưng đúng là bước đầu quan sát SGK, giáo viên và phụ huynh sẽ có cảm giác "hết hồn"" - cô Hà nhận xét.

Cô Hà cho biết lúc mới tiếp cận SGK mới, nhiều giáo viên cũng lo lắng khi trong 1 tiết có thể dạy đến 4 vần. Thế nhưng sau khi đã được tập huấn, việc dạy 2, 3 hay 4 vần không còn vấn đề, mà quan trọng là giáo viên nắm được phương pháp để dạy.

Phụ huynh hết hồn với chương trình SGK lớp 1, các giáo viên nói gì? - Hình 2


Buổi học đầu tiên theo chương trình phổ thông mới. Ảnh: Thanh Hùng

Cũng theo cô Hà, nội dung chương trình lớp 1 mới không khó mà có tính toàn diện và theo đúng định hướng phát triển năng lực học sinh.

Ở chương trình cũ, trong một tiết học, giáo viên phải chuyển tải kiến thức đại trà theo quy định, còn việc tiếp nhận như thế nào là tùy từng học sinh - em giỏi có thể tiếp thu nhiều hơn, em kém thì ít hơn, và việc đánh giá dựa vào điểm số thông qua bài kiểm tra. Với chương trình mới, khả năng học sinh học tới đâu giáo viên sẽ dạy tới đó. Học sinh giỏi thể hiện năng lực tốt giáo viên sẽ dạy sâu hơn, em kém hơn sẽ dạy nhẹ hơn. Trong cùng một lớp nhưng học sinh không phải đạt một lượng kiến thức như nhau.

Cô Hà đưa dẫn chứng: Trong sách Tiếng Việt 1 - bộ Chân trời sáng tạo ở bài âm a, sau khi học sinh đã được nhận diện, đọc và viết âm a, chữ a thì ở hoạt động luyện tập, các em sẽ được củng cố. Trong hoạt động này, sách thiết kế âm a nằm ở vị trí trung tâm, xoay quanh đó là các hình ảnh mà tên gọi của nó chứ đựng âm a, chữ a như lá, gà, bà, ba, ba lô. Việc sắp xếp này nhằm dạy theo cá thể hóa và theo năng lực học sinh. Một học sinh bình thường hoặc hơi chậm có thể chỉ nói lá, gà, bà, ba, nhưng một học sinh giỏi có thể nói "con gà trống". Hoặc các em có thể nói "ba lô" nhưng em khá hơn sẽ nói "ba mang ba lô", em xuất sắc hơn sẽ nói "ba và con mang ba lô đi chơi".

Còn cô Lê Thị Nếp, giáo viên Trường Tiểu học Bắc Sơn, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình hiện đang chủ nhiệm và dạy lớp 1 thì cho rằng nói khó hay không còn tùy thuộc từng bộ SGK.

"Nếu là các bộ sách như Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức cuộc sống... thì nói khó là đúng. Còn sách của nhóm Cánh diều nhẹ nhàng hơn" - cô Nếp nhận xét.

Nhưng theo cô Nếp, ở lớp 1 cơ bản giáo viên vẫn dạy nghe, nói, đọc, viết. "Tuy nhiên, trước đây thì chú trọng kiến thức còn bây giờ chú trọng kỹ năng" - cô Nếp nói.

Cô Nếp đưa ví dụ ở môn Tiếng Việt của sách Cánh diều: Trước đây, nếu học âm o, học sinh chỉ biết từ con, thì bây giờ học sinh có thể biết được những tiếng có âm o như tò, mò, no... Vì vậy, học sinh biết được thực tế qua mỗi bài học, mở rộng vốn từ nhiều hơn.

Còn ở môn Toán, cô Nếp cho hay hiện đã dạy các bài phải-trái, trước-sau, ở giữa, số 1-2-3 thì SGK mới có nhiều ưu điểm hơn. Nếu như trước đây, giáo viên dạy kiến thức trước thì hiện nay, học sinh được khám phá, giáo viên theo dõi và hưỡng dẫn các em nên rất vui...

Do đó, dù học theo sách nào, cô Phạm Thúy Hà cũng khuyên phụ huynh không nên quá lo lắng vì các giáo viên được giao dạy lớp 1 năm nay đã có phương pháp sư phạm, được tập huấn kỹ lưỡng.

"Việc thay đổi là tất yếu, nếu học sinh tiếp cận khó khăn thì sẽ có sự hỗ trợ của giáo viên. Phương pháp giảng dạy của giáo viên cũng sẽ linh hoạt để giải quyết được vấn đề mà phụ huynh lo lắng" - cô Hà khẳng định.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đóng giả hoàng gia Dubai để bán đồ kém chất lượng, KOL Trung Quốc bị cấmĐóng giả hoàng gia Dubai để bán đồ kém chất lượng, KOL Trung Quốc bị cấm
18:26:06 22/12/2024
Khả Ngân chính thức công khai bạn trai mới?Khả Ngân chính thức công khai bạn trai mới?
20:48:05 22/12/2024
Nhan sắc thật của "Phú Sát Hoàng Hậu" Tần Lam khiến 50 triệu người sốc nặngNhan sắc thật của "Phú Sát Hoàng Hậu" Tần Lam khiến 50 triệu người sốc nặng
21:17:42 22/12/2024
Con gái Duy Phương: "Tôi không cấm cản ba tôi được"Con gái Duy Phương: "Tôi không cấm cản ba tôi được"
23:27:59 22/12/2024
Huỳnh Hiểu Minh bị soi bằng chứng bắt tay với người tình đang mang thai lừa dối cả tỷ ngườiHuỳnh Hiểu Minh bị soi bằng chứng bắt tay với người tình đang mang thai lừa dối cả tỷ người
20:29:22 22/12/2024
Cô gái phát hiện ung thư giai đoạn cuối trước ngày dạm ngõ 1 tháng, mẹ chồng tương lai lén làm 1 việc gây tranh cãiCô gái phát hiện ung thư giai đoạn cuối trước ngày dạm ngõ 1 tháng, mẹ chồng tương lai lén làm 1 việc gây tranh cãi
18:20:48 22/12/2024
Con lai giữa lừa và ngựa là con la, vậy con của con la gọi là gì? Thí sinh Olympia tưởng trả lời sai, nhưng thực tế lại hóa đúng!Con lai giữa lừa và ngựa là con la, vậy con của con la gọi là gì? Thí sinh Olympia tưởng trả lời sai, nhưng thực tế lại hóa đúng!
18:11:05 22/12/2024
Nữ diễn viên quyến rũ nhất thế giới tố bạn diễn tội quấy rối tình dụcNữ diễn viên quyến rũ nhất thế giới tố bạn diễn tội quấy rối tình dục
18:35:59 22/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Á hậu Quỳnh Nga bị fan nhan sắc Việt miệt thị, nói nhiều câu "đau lòng"

Á hậu Quỳnh Nga bị fan nhan sắc Việt miệt thị, nói nhiều câu "đau lòng"

Sao việt

23:22:15 22/12/2024
Bên cạnh những ý kiến đánh giá khá khách quan, không ít người đã mang ngoại hình của Quỳnh Nga ra mổ xẻ và chê bai một cách đau lòng.
Bellingham đoạt giải thưởng Messi đang thống trị

Bellingham đoạt giải thưởng Messi đang thống trị

Sao thể thao

23:17:52 22/12/2024
Jude Bellingham vừa được được Liên đoàn thống kê và lịch sử bóng đá thế giới vinh danh là tiền vệ kiến thiết xuất sắc nhất trong năm 2024.
Choáng với hình ảnh hiện tại của Tiểu Long Nữ trong Thần Điêu Đại Hiệp, 58 tuổi nhưng vẫn nhìn như gái đôi mươi

Choáng với hình ảnh hiện tại của Tiểu Long Nữ trong Thần Điêu Đại Hiệp, 58 tuổi nhưng vẫn nhìn như gái đôi mươi

Hậu trường phim

23:06:46 22/12/2024
Có thể khẳng định, Lý Nhược Đồng dường như đã thoát khỏi nanh vuốt của thời gian và vẫn trẻ trung xinh đẹp như hồi đôi mươi.
Trailer phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối' hé lộ bối cảnh hùng tráng, khốc liệt

Trailer phim 'Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối' hé lộ bối cảnh hùng tráng, khốc liệt

Phim việt

22:12:50 22/12/2024
Kể từ khi công bố dự án, phim Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối nhận được sự quan tâm của khán giả bởi đây là dự án hướng đến kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước.
HIEUTHUHAI "sợ thì đi về": Walk chưa hết 4 lần đã chào fan và lên xe mất dạng

HIEUTHUHAI "sợ thì đi về": Walk chưa hết 4 lần đã chào fan và lên xe mất dạng

Nhạc việt

21:41:20 22/12/2024
Là 1 bản nhạc sôi động với tiết tấu dồn dập gây nghiện, ai nấy cũng phải nhún nhảy nên cũng không khó hiểu khi fan nghe mãi Walk vẫn chưa chán.
Không thể nhận ra Diva Mỹ Linh

Không thể nhận ra Diva Mỹ Linh

Tv show

21:25:29 22/12/2024
Mỹ Linh gây bất ngờ với động tác uốn dẻo, nhảy hùng hục vũ đạo mạnh không hề thua kém các đàn em. Nữ diva còn khiến khán giả sốc óc khi nhào lộn, ke đầu ngay trong dancebreak của màn trình diễn.
Syria hậu Assad: Bàn cờ địa chính trị giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ

Syria hậu Assad: Bàn cờ địa chính trị giữa Israel và Thổ Nhĩ Kỳ

Thế giới

21:14:33 22/12/2024
Sự sụp đổ của chính quyền Assad và chiến thắng của phe đối lập Syria được coi là lời cảnh tỉnh cho những người ra quyết định của Israel.
Park Shin Hye công khai nói 1 điều với ông xã Choi Tae Joon trên sân khấu nhận giải, dàn sao phản ứng bất ngờ

Park Shin Hye công khai nói 1 điều với ông xã Choi Tae Joon trên sân khấu nhận giải, dàn sao phản ứng bất ngờ

Sao châu á

21:10:23 22/12/2024
Park Shin Hye cảm ơn đạo diễn, diễn viên và khán giả đã ủng hộ phim The Judge From Hell. Đặc biệt, cô không quên gửi những lời ngọt ngào đến ông xã Choi Tae Joon
Đôi tất với hoa văn lạ gây tranh cãi nhất MXH những ngày gần đây: Bạn chọn đứng về "phe" nào?

Đôi tất với hoa văn lạ gây tranh cãi nhất MXH những ngày gần đây: Bạn chọn đứng về "phe" nào?

Netizen

19:01:53 22/12/2024
Nhưng gần đây, một người mẹ có một hành động khá đặc biệt khi phát hiện đôi tất của con gái bị rách vài lỗ. Cô đã kiên nhẫn và tỉ mỉ sửa lại đôi tất với những miếng vá rất đẹp,
Người IQ cao biết 12 mẹo "thần thánh" để việc nhà nhàn tênh, người IQ thấp chật vật trong mớ hỗn độn

Người IQ cao biết 12 mẹo "thần thánh" để việc nhà nhàn tênh, người IQ thấp chật vật trong mớ hỗn độn

Sáng tạo

17:32:39 22/12/2024
Nằm lòng 12 mẹo này, bạn sẽ thấy cuộc sống dễ thở hơn nhiều! Khi mới mua quần áo hoặc chăn ga mới, việc bị phai màu trong lần giặt đầu tiên là điều dễ xảy ra, nhất là với các chất liệu vải như denim.