Giáo viên háo hức đón nhận chương trình, sách giáo khoa lớp 2 và 6 mới
Giáo viên phấn khởi, háo hức đón nhận các bộ SGK mới, nghiêm túc nghiên cứu chọn sách… – đây là nhận định của bà Nguyễn Thanh Thủy- Phó Trưởng phòng GD&ĐT quận Nam Từ Liêm (Hà Nội).
Học sinh lớp 2 Trường Tiểu học Xuân Phương (quận Nam Từ Liêm).
Công khai, khách quan khi nghiên cứu chọn sách giáo khoa
Nói về những thuận lợi, khó khăn trongcông tác chọn SGK lớp 2, lớp 6 đến các nhà trường trên địa bàn, bà Nguyễn Thanh Thủy cho biết: Năm học 2021-2022, với 3 bộ sách Bộ GD&ĐT phê duyệt, các nhà trường và giáo viên đã tập trung hơn cho việc lựa chọn SGK phù hợp với tiêu chí thành phố đã đề ra.
Với các trường tiểu học trên địa bàn, việc lựa chọn sách lớp 2 không có khó khăn gì do năm học trước các trường đã triển khai thực hiện bài bản, hiệu quả.
Đối với cấp Tiểu học có 9 môn học, sự lựa chọn khá tập trung.
Đối với lớp 6, do năm đầu thực hiện việc lựa chọn sách và có nhiều môn học nên các trường phải triển khai lựa chọn qua nhiều khâu, giáo viên phải nghiên cứu kĩ, cần nhiều thời gian hơn.
“Bên cạnh tiêu chí do Sở GD&ĐT Hà Nội hướng dẫn, mỗi nhà trường còn căn cứ vào trình độ năng lực của học sinh, trình độ của đội ngũ giáo viên, trình độ dân trí, cơ sở vật chất,… để lựa chọn sách.
Riêng đối với lớp 2, rút kinh nghiệm sau một năm thực hiện, mỗi giáo viên cần cho ý kiến về ưu điểm, hạn chế của bộ sách đang thực hiện, đánh giá chung kết quả nhận thức của học sinh lớp 1 để từ đó có sự lựa chọn sách lớp 2 phù hợp”- bà Thủy chia sẻ.
Bà Thủy nhận định: Nhìn chung, giáo viên vui vẻ, háo hức đón nhận các bộ SGK mới, có nhiều nhận xét tích cực về sự đổi mới hình thức cũng như nội dung các bộ sách.
Việc tổ chức lựa chọn sách của các trường được triển khai thực hiện nghiêm túc, công khai, khách quan và có chất lượng.
Mong muốn chung của các nhà trường và giáo viên là sớm đón nhận được bộ SGK lớp 2, lớp 6 để có nhiều thời gian nghiên cứu, tập huấn và xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp, giúp giáo viên chủ động và thuận lợi dạy theo sách mới ngay từ những ngày đầu của năm học mới.
Về phía ngành Giáo dục, ngay sau khi có quyết định lựa chọn SGK mới sẽ triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo của các cấp đến các nhà trường.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn theo chương trình SGK mới tới 100% CBQL, GV dạy lớp 2 và lớp 6 trên địa bàn. Đồng thời, phối hợp với các nhà xuất bản để đáp ứng yêu cầu SGK cho giáo viên và học sinh.
Ngành và các nhà trường cũng tập trung thiết kế, xây dựng những chuyên đề gắn với yêu cầu của chương trình, SGK mới để lan tỏa những cách tiếp cận mới, hiệu quả và rút kinh nghiệm những nội dung còn bỡ ngỡ, lúng túng để đạt chất lượng giảng dạy ngay khi bước vào năm học mới 2021-2022.
Video đang HOT
Tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên và học sinh
Trường THCS Nam Từ Liêm sẵn sàng triển khai chương trình mới.
Đón bắt chương trình, SGK mới, các trường trên địa bàn quận Nam Từ Liêm đã lập danh sách giáo viên dự kiến dạy lớp 2 và lớp 6 năm học 2021-2022 đảm bảo đúng quy định: 100% giáo viên có trình độ đại học trở lên; có kinh nghiệm dạy lớp 2 và lớp 6; có trường để một số giáo viên lớp 1 theo lớp.
Giáo viên cốt cán của các trường được tham gia tập huấn chương trình giáo dục phổ thông 2018 thuộc Chương trình ETEP.
Phòng GD&ĐT xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý, giáo viên tham gia tập huấn chương trình SGK theo kế hoạch của Sở GD&ĐT Hà Nội.
Đồng thời, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cốt cán, lập danh sách giáo viên theo nhóm các môn học, kể cả tiểu học (nhóm Toán, nhóm Văn, nhóm tiếng Anh,…); cử một đồng chí Phó hiệu trưởng vững chuyên môn là nhóm trưởng phụ trách và là đầu mối triển khai kế hoạch tập huấn của phòng GD&ĐT.
Ngành cũng chủ động rà soát, tổng hợp nhu cầu thiết bị dạy học phục vụ cho chương trình, SGK mới theo thông tư qui định thiết bị tối thiểu dành cho lớp 2, lớp 6 để đề nghị UBND quận phê duyệt và cấp kinh phí mua sắm trang thiết bị dạy, học cho giáo viên và học sinh theo đúng chỉ đạo của thành phố.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh lên lớp 6 tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông 2018, phòng GD&ĐT Nam Từ Liêm đã tổ chức tập huấn 100% cán bộ quản lý và giáo viên dạy lớp 5 nội dung: thực hiện kế hoạch giáo dục lớp 5 học kỳ II năm học 2020-2021.
Bên cạnh đó, còn tổ chức tập huấn cho giáo viên lớp 5 kỹ năng hướng dẫn học sinh có phương pháp học để có thể đáp ứng yêu cầu của lớp 6, như: kỹ năng nghe, ghi vở, tóm tắt ý chính, kỹ năng tự học, kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm…
Cũng để hỗ trợ giáo viên dạy tích hợp theo SGK lớp 6 mới, Phó Trưởng phòng GD&ĐT Nam Từ Liêm Nguyễn Thanh Thủy cho biết: Trong SGK lớp 6, phân phối chương trình tiết Địa lý, Lịch sử được xây dựng riêng, việc sắp xếp thời khóa biểu các tiết là do mỗi nhà trường quy định.
Tuy nhiên, căn cứ vào nội dung bài học, nếu bài nào giáo viên dạy Địa và giáo viên dạy Sử thấy có thể tích hợp được nội dung thì cùng xây dựng kế hoạch bài dạy sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi trường.
Trên cơ sở bộ SGK được lựa chọn chính thức, các nhà trường và đội ngũ thầy cô giáo được phân công dạy 2 môn này sẽ nghiên cứu để phân bố kế hoạch dạy phù hợp.
Ngành Giáo dục sẽ có những chuyên đề tập huấn, trao đổi kinh nghiệm để giáo viên sớm tiếp cận với đổi mới theo hướng tích hợp liên môn.
Sau tập huấn, các trường chủ động rà soát những nội dung cần bổ sung, xây dựng kế hoạch bài dạy, sắp xếp thời gian để triển khai theo tiết học hoặc lồng ghép trong các tiết học khác.
Triển khai sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 mới: Giáo viên phải là người tiên phong đổi mới
Nếu được truyền đi một thông điệp về Chương trình GDPT mới, tôi muốn gửi gắm tới các GV đang giảng dạy ở Tiểu học: "Hãy là một GV tiên phong trong đổi mới, khắc phục mọi khó khăn chắc chắn bạn sẽ thành công".
Cô Trịnh Thị Ánh Tuyết, hiệu trưởng Trường tiểu học Bắc Hà giao lưu trực tuyến với Báo GD&TĐ về Chương trình GDPT mới.
Cô Trịnh Thị Ánh Tuyết, Hiệu trưởng Trường tiểu học Bắc Hà, TP Hà Tĩnh bày tỏ quan điểm.
"Giáo viên dễ dạy, học sinh dễ học, phụ huynh dễ tiếp cận"
Đó là nhiều nhận xét của độc giả mà chính là các giáo viên, bậc phụ huynh, học sinh khi gần 1 năm được tiếp cận sách giáo khoa ở lớp 1. Cô Ánh Tuyết tán thành với lời nhận xét này. Cô nhìn nhận thêm, đây chính là một trong những điều kiện cần của việc thiết kế sách giáo khoa mới theo Thông tư 33 của Bộ GD&ĐT.
Các nhà xuất bản sách đã biên soạn đảm bảo được yêu cầu. Nhìn chung sách giáo khoa thiết kế đẹp, khoa học, theo hướng mở, không phô bày kiến thức sẵn có nên giáo viên chủ động, còn học sinh tích cực hóa hoạt động. Bên cạnh đó phụ huynh cũng dễ tiếp cận để cùng đồng hành các con trong việc thực hiện chương trình mới.
Giáo viên tại Trường tiểu học Bắc Hà đã tập huấn bản mềm về sách giáo khoa lớp 2.
"Phiên bản điện tử của các bộ sách giáo khoa là nguồn tài liệu hỗ trợ rất lớn cho giáo viên, học sinh và phụ huynh rất lớn trong việc học tập" - cô Tuyết cho hay.
Cô Tuyết cũng cho biết, hơn 1 kỳ triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 1, nhà trường, giáo viên đã rút ra nhiều kinh nghiệm trong việc dạy học.
Qua đây, cô cũng có lời khuyên: "Nếu được truyền đi một thông điệp về Chương trình giáo dục phổ thông mới, tôi muốn gửi gắm tới tất cả giáo viên đang giảng dạy ở môi trường tiểu học: "Hãy là một giáo viên tiên phong trong đổi mới, khắc phục mọi khó khăn chắn chắn bạn sẽ thành công. Còn đối với bản thân tôi, trong gần một năm thực hiện chương trình đổi mới sách giáo khoa, cái mà tôi thấy thành công nhất là đã góp phần vào mục tiêu chung của chương trình, thực hiện tốt định hướng, phẩm chất và năng lực của học sinh".
Khi nhận xét về bộ sách "Cánh Diều", cô Tuyết cũng đánh giá: "Sau gần một năm thực hiện chúng tôi thấy về cơ bản bộ sách có nhiều cái được. Cụ thể, sách có tính kế thừa và đổi mới so với chương trình giáo dục hiện hành; nội dung kiến thức nhìn chung khá phù hợp, thiết kế theo hướng mở; giáo viên, học sinh dễ sử dụng, tiếp cận.
Tất nhiên, bộ sách vẫn còn một số hạn chế như: về tính chính xác ở một số ngữ liệu, một số bài đọc quá dài ở môn Tiếng Việt. Nhà trường đã chỉ đạo giáo viên điều chỉnh và linh hoạt, không cứng nhắc trong sử dụng sách giáo khoa. Tới đây, trong việc lựa chọn bộ sách giáo khoa lớp 2, chúng tôi vẫn tiếp tục lựa chọn bộ sách này".
Học sinh hào hứng trong các tiết học ở lớp.
Nói về những cải tiến về chương trình dạy học và sách giáo khoa có gây áp lực cho giáo viên không? Cô Tuyết thẳng thắn thừa nhận: Để phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội thì việc đổi mới giáo dục là điều tất yếu. Theo tôi trước một vấn đề đổi mới sẽ gặp những khó khăn nhất định. Việc thay đổi chương trình dạy học và sách cũng như vậy.
Thế nhưng việc thay đổi chương trình dạy học và sách không gây áp lực cho giáo viên, do nhà trường ngay từ đầu đã làm tốt công tác tuyên truyền tốt, tạo cho giáo viên một tâm thế chủ động trong việc thay sách...
Với trường, từ khi triển khai sách giáo khoa ở lớp 1 và nay tiến tới lớp 2, lãnh đạo và giáo viên nhà trường đã tiếp cận, học hỏi, tìm hiểu kỹ về chương trình mới này. Đồng thời, khắc phục mọi khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, nội dung chương trình để thành công trong việc đổi mới, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục tại trường
Về lựa chọn sách giáo khoa ở lớp 2, trường có ý kiến tham mưu lên Phòng giáo dục, Sở Giáo dục là tiếp tục lựa chọn bộ sách này không? Cô Tuyết cho hay, trong quá trình lựa chọn chúng tôi thấy mỗi bộ sách đều có ưu thế riêng, tuy nhiên mong muốn bộ sách phù hợp với vùng miền và điều kiện tổ chức dạy học tại nhà trường, bộ sách "Cánh Diều" đáp ứng yêu cầu của trường.
Tiếp tục thực hiện chương trình mới cho lớp 2, Trường tiểu học Bắc Hà đã tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tham gia đầy đủ các buổi tập huấn, cung cấp đầy đủ các kênh tài liệu giúp giáo viên thuận lợi trong công tác tập huấn.
Bên cạnh đó nhà trường chủ động tập huấn các nội dung, văn bản chỉ đạo liên quan đến lựa chọn sách giáo khoa cho giáo viên toàn trường. Đồng thời, tổ chức dạy thí điểm một số tiết dạy để có cơ sở đánh giá sách giáo khoa.
Học sinh chủ động, tự tin, hào hứng
Cô đánh Trịnh Thị Ánh Tuyết cũng đánh giá, với chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 1, thái độ của học sinh trong chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 1: chủ động, tự tin, vui vẻ, hào hứng đã tạo nên hiệu quả giờ học cũng tăng lên.
Trong quá trình học tập vai trò của phụ huynh hết sức quan trọng, bố mẹ cùng đồng hành, tạo động lực cũng như có thể hướng dẫn cho các con trong học tập.
Chủ động trong các tiết học.
"Tôi có thể lấy ví dụ, ở lớp giáo viên là người đóng vai trò giảng dạy, tổ chức hoạt động học tập. Còn ờ nhà, bố/mẹ như một người bạn đồng hành ở bài học với con" - cô Tuyết nói.
Kết thúc một học kỳ triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 1, giáo viên, học sinh Trường tiểu học Bắc Hà cũng như các trường tiểu học khác trên toàn tỉnh Hà Tĩnh đã nhanh chóng bắt nhịp chương trình.
Giáo viên đã sớm ổn định nề nếp học tập, phối hợp tốt với phụ huynh trong việc giáo dục con em. Khi lên lớp, giáo viên đảm bảo chương trình, chủ động, linh hoạt để thực hiện dạy học phù hợp, tạo hứng thú học tập, không gây áp lực đối với học sinh.
Điều mà tôi thấy, sau mỗi tiết giảng dạy, cái mà giáo viên thấy được nhất ở Chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1 như một câu đánh giá mà độc giả vừa hỏi tôi: "Ba cái được của sách giáo khoa mới là: giáo viên dễ dạy, học sinh dễ học, phụ huynh dễ tiếp cận" - cô Tuyết thừa nhận.
Với đặc thù trường thành phố, trường đạt chuẩn nhiều năm liền, Trường tiểu học Bắc Hà nằm ở trung tâm thành phố Hà Tĩnh, được cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp hết sức quan tâm, phụ huynh luôn đồng thuận, đồng hành cùng nhà trường trong công tác giáo dục. Việc xã hội hóa để bổ sung cơ sở vật chất đáp ứng các tiêu chí trường chuẩn cũng như đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông mới thuận lợi.
Cơ sở vật chất tại Trường tiểu học Bắc Hà đáp ứng tốt việc thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục, chương trình giáo dục phổ thông mới.
Là người đứng đầu trường Tiểu học, cô Tuyết cũng có đề xuất gì đối với các cấp lãnh đạo cho việc áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 2 được thuận lợi hơn.
Cụ thể, việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới áp dụng cho lớp 2 sắp triển khai. Ở góc độ nhà trường, mong muốn Bộ GD&ĐT sớm cung ứng kịp thời đồ dùng dạy học, bản cứng của các loại sách để giáo viên thuận lợi trong việc tiếp cận sách, chủ động nghiên cứu, hỗ trợ giáo viên trong dạy học nhằm thực hiện hiệu quả chương trình. Hiện trường mới có bản cứng bộ sách "Cánh Diều", còn các bản cứng khác chưa nhận được.
Nghiên cứu sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6: Nhiều trường ở Hà Tĩnh lựa chọn bộ Cánh diều Sau khi các nhà xuất bản kết thúc việc giới thiệu sách lớp 2 và lớp 6, giáo viên Hà Tĩnh đã tập trung nghiên cứu, thảo luận và cho ý kiến. Đến thời điểm hiện tại, ý kiến tổng hợp của các trường đã được tập hợp gửi về các phòng GD&ĐT. Trường Tiểu học Khánh Vĩnh Yên (Can Lộc) họp tổ...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Xe số offroad Cross Cub 110 2025 trình làng, Yamaha PG-1 phải dè chừng!
Xe máy
11:51:46 08/05/2025
Hồ sơ công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối dầu gội đầu bị thu hồi
Tin nổi bật
11:40:37 08/05/2025
Chậm mà chắc, càng về sau càng giàu: 4 con giáp đại phát sau tuổi 35, càng muộn càng vượng, đổi đời ngoạn mục ở tuổi trung niên
Trắc nghiệm
11:36:42 08/05/2025
Thái Hòa mất liên lạc với đồng nghiệp, lộ cảnh nằm 1 chỗ, lý do gây bất ngờ
Sao việt
11:36:29 08/05/2025
Ukraine sẵn sàng đàm phán hòa bình chấm dứt xung đột
Thế giới
11:35:20 08/05/2025
Những mẫu hybrid tiếp tục hút khách tại Việt Nam
Ôtô
11:31:43 08/05/2025
Đỗ Mạnh Cường ngồi 'ghế nóng' show thực tế về người mẫu
Phong cách sao
11:22:27 08/05/2025
5 chiếc váy midi đa năng đáng sắm nhất mùa này
Thời trang
11:20:55 08/05/2025
Chồng tôi ngỏ ý mượn xe ô tô tập lái, anh rể nhảy dựng lên không cho vì tin chắc "kiểu gì cũng gây tai nạn"
Góc tâm tình
11:12:50 08/05/2025
Dù thường xuyên phải trả giá bằng mạng sống, tại sao côn trùng vẫn bị ánh sáng thu hút?
Lạ vui
11:05:55 08/05/2025