Giáo viên gợi ý cách tổng ôn kiến thức các môn khối A
Học sinh lớp 12 nên luyện đề từ bây giờ để hệ thống lại toàn bộ kiến thức và ổn định tâm lý phòng thi.
Theo nhiều giáo viên, thời điểm này, đa số học sinh đã hoàn thành kiến thức cơ bản. Các em có thể bước vào quá trình luyện đề để quen với dạng bài thi. Tránh tình trạng luyện đề “nước rút”, kiến thức bị hổng, thiếu hệ thống, tâm lý sẽ áp lực và khuyết kỹ năng giải đề.
Tổng ôn toàn bộ kiến thức thi bằng phương pháp luyện đề.
Phương pháp ôn luyện phổ biến nhiều sĩ tử thi đang áp dụng là ôn theo mạch kiến thức từ đầu đến cuối năm học và tổng ôn một tháng trước kỳ thi. Tuy nhiên, theo các giáo viên luyện thi tại Hệ thống Giáo dục Hocmai.vn, đây chưa phải phương pháp tối ưu vì các em dễ rơi vào tình trạng chưa ôn toàn bộ kiến thức. Thầy cô khuyến khích học sinh nên tổng ôn toàn bộ kiến thức và cọ xát thực tế bằng cách bước vào giai đoạn luyện đề ngay từ thời điểm này.
Theo thầy Nguyễn Ngọc Anh, giáo viên luyện thi môn Hóa học, hiện các em chỉ còn khoảng 4 tháng để ôn luyện, trong đó đã mất hơn một tháng để tổng ôn kiến thức đã học. Như vậy, với khoảng 3 tháng, khó ôn lượng lớn kiến thức gồm cả 3 năm THPT. Vì thế, lựa chọn giải pháp vừa luyện đề vừa bổ sung kiến thức bị hổng sẽ giúp học sinh hệ thống lại kiến thức đã học nhanh và đầy đủ nhất.
“Riêng môn Hóa, kiến thức cuối năm lớp 12 thường không quá khó và ít quan trọng. Đa phần đều đã học qua từ các chuyên đề trước, nên học sinh cần hoàn thành sớm để bước nhanh vào giai đoạn luyện đề. Quá trình này giúp các em phát hiện ra những vùng kiến thức bị hổng để kịp thời bổ sung”, thầy Ngọc Anh chia sẻ.
Thầy Nguyễn Ngọc Anh – Giáo viên luyện thi môn Hóa học tại Hệ thống Giáo dục Hocmai.vn.
Nhấn mạnh về hiệu quả của việc tổng ôn kiến thức thi bằng phương pháp luyện đề, thầy Đỗ Ngọc Hà – Giáo viên luyện thi bộ môn Vật lý nhận định, đề thi là tổng hợp kiến thức các chuyên đề giúp học sinh kiểm tra được năng lực bản thân; tăng khả năng xử lý, kinh nghiệm khi thi.
Thầy Đỗ Ngọc Hà cũng lưu ý các sĩ tử, trong quá trình luyện đề, nếu gặp những kiến thức, dạng bài quá khó, các em đừng quên đánh dấu lại để nghiên cứu sau, không nên quá sa đà dẫn tới không phân bổ thời gian hợp lý đối với các mảng kiến thức khác trong toàn bộ chương trình.
Video đang HOT
Ngoài ra, học sinh cũng cần chú ý tới nguồn gốc, chất lượng đề thi trong quá trình ôn luyện. Nếu đề thi không chất lượng, có những câu hỏi mang kiến thức giảm tải, kiến thức không giao thoa giữa sách cơ bản và nâng cao… thì quá trình luyện đề cũng bị ảnh hưởng, không chất lượng.
Thầy Đỗ Ngọc Hà – Giáo viên luyện thi môn Vật lý.
Luyện đề sớm để rèn luyện tâm lý phòng thi
Theo thầy Nguyễn Thanh Tùng – Giáo viên luyện thi môn Toán, đa phần học sinh thường gặp phải vấn đề tâm lý khi giải quyết đề thi, đặc biệt khi gặp các dạng câu hỏi khó và mới, dẫn đến kết quả làm bài không như mong muốn. Nguyên nhân lớn là do các em chưa quen với việc giải đề và chưa tiếp xúc với mọi dạng bài có trong đề thi. “Trăm hay không bằng tay quen”, vì vậy, để rèn luyện tâm lý phòng thi ổn định, các em cần thực hành luyện đề nhiều ngay từ thời điểm này.
Thầy Nguyễn Thanh Tùng – Giáo viên luyện thi môn Toán.
Thầy Tùng cho rằng, việc tập trung luyện đề ở thời điểm này không chỉ giúp các em hệ thống lại kiến thức đã học mà còn rèn luyện được tâm lý ổn định trong phòng thi.
“Thay vì hồi hộp, lo lắng không biết đề thi năm nay khó hay dễ, các em nên tập trung sớm vào việc thực hành luyện đề để có được tinh thần thép, đủ sức đối mặt với mọi dạng bài thi”, thầy Tùng chia sẻ thêm.
Thế Đan
Theo VNE
Giáo viên chuyển động theo Chương trình, SGK mới
Mới đây, Bộ GD&ĐT công bố Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới. Ngành GD Thủ đô đã quán triệt đến đội ngũ giáo viên chủ động đổi mới, sáng tạo trong dạy - học, đồng thời thực hiện phương châm: "Mỗi giờ lên lớp là một bước tiến trong giảng dạy, mỗi ngày đến trường có một đổi mới trong công việc"; qua đó giúp giáo viên từng bước thích ứng với Chương trình, sách giáo khoa phổ thông mới.
Giáo viên cần đổi mới sáng tạo từ những việc đơn giản nhất. Ảnh: Trung Toàn
Đổi mới trong từng tiết dạy
Thầy Phạm Tuất Đạt - giáo viên dạy Vật lý, Trường THPT Lê Quý Đôn (Đống Đa, Hà Nội) rất tâm đắc với phương pháp dạy học thực nghiệm. Vì thế trước khi bước vào năm học mới, thầy luôn dành thời gian lên phòng thí nghiệm, phân loại thiết bị và chuẩn bị đồ dùng.
Thầy Đạt cho biết, trên nền những thiết bị được cấp sẵn và những vật dụng dễ tìm kiếm, dễ thiết kế, thầy luôn cố gắng suy nghĩ và phân loại: Bài học nào sử dụng phương pháp thực nghiệm và bài học nào không; bài học nào dùng thí nghiệm chứng minh và bài học nào dùng thí nghiệm minh họa; Thí nghiệm nào của HS và thí nghiệm nào của giáo viên; thí nghiệm làm trên lớp và làm ở nhà; thí nghiệm nào có sẵn và thí nghiệm nào có thể thiết kế; Thời điểm làm thí nghiệm và mục tiêu tương ứng là gì?...
"Tất cả những nỗ lực đó, tôi dùng để kiểm soát, biến hóa và tạo cảm xúc cho HS cũng như tìm được niềm vui cho chính bản thân mình khi đứng lớp" - thầy Đạt chia sẻ, đồng thời diễn giải, chẳng hạn một kiến thức đơn giản như: Đổ nước nóng vào chai thủy tinh, sau đó nhúng chai vào một xô nước đá đang tan, chai thủy tinh bị vỡ - thường là tụt đáy. "Với thí nghiệm này, tôi sử dụng thời gian đầu giờ để dẫn dắt HS vào bài học "Sự nở vì nhiệt". Ngoài ra, thí nghiệm này tôi sử dụng vào giữa giờ để củng cố kiến thức và liên hệ thực tiễn cho học sinh. Có những tiết tôi áp dụng vào cuối giờ của bài học để kích thích trí tò mò cho HS trong tiết học sau hoặc có thể cho HS về nhà làm, đổi một video lấy một điểm 10 để kích thích tình yêu bộ môn Vật lý cho học trò" - thầy Đạt bật mí.
"Vật lý là một bộ môn khoa học gắn liền với thực nghiệm. Nhờ thực nghiệm, giáo viên có thể biến một số kiến thức xa vời, trừu tượng trở nên gần gũi và sáng tỏ với HS. Thông qua dạy học thực nghiệm đã phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học. Đặc biệt, những tri thức Vật lý được hình thành bằng con đường thực nghiệm đã khắc sâu hơn vào trong trí não của các em và đã gieo niềm đam mê, hạnh phúc cho học trò mỗi khi đến trường."
Thầy Phạm Tuất Đạt
Là giáo viên dạy môn Giáo dục công dân, cô Dương Thu Trang - Trường THPT Hồ Xuân Hương (Hà Nội) luôn coi trọng đổi mới kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực của HS. Theo đó, một trong những biện pháp mà cô thực hiện là, đánh giá kết quả học tập dựa trên quan điểm tích cực hoá hoạt động học tập của các em; từ đó thúc đẩy tinh thần tự giác, chủ động, linh hoạt trong vận dụng kiến thức vào thực tiễn.
"Mỗi một đề kiểm tra, tôi đều cố gắng tạo điều kiện cho tất cả các em được suy nghĩ, tìm tòi, khám phá... để có thể hiểu, vận dụng tốt các kiến thức đã học vào bài kiểm tra. Đặc biệt, chú trọng kiểm tra hoạt động tư duy, thực hành của HS. Cụ thể là các hoạt động vận dụng kiến thức, kỹ năng để tự giải quyết các vấn đề nảy sinh trong đời sống thực tiễn" - cô Trang trao đổi.
Theo kinh nghiệm của cô Trang, trong việc đánh giá kết quả học tập môn Giáo dục công dân của HS, giáo viên cần cố gắng thể hiện được tinh thần đổi mới phương pháp dạy học. Qua đó đánh giá và phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS khi tham gia vào quá trình học tập, đồng thời khuyến khích các em biết cách tự đánh giá kết quả học tập của mình, của bạn bè thông qua những chỉ số mà giáo viên cung cấp.
Sáng tạo từ những việc nhỏ
Với mục đích giúp học sinh nói tốt tiếng Anh, Phòng GD&ĐT quận Bắc Từ Liêm đã hướng dẫn triển khai đến các trường tổ chức "Ngày ngoại khóa tiếng Anh". Đây là một trong những hoạt động mô hình "4 ngày, 5 tốt" của ngành GD quận Bắc Từ Liêm.
Chia sẻ về Ngày ngoại khóa tiếng Anh, bà Lê Thị Thu Hương - Trưởng phòng GD&ĐT quận Bắc Từ Liêm - cho biết: Các trường đã có phòng học kết nối trực tuyến để giao lưu học tập với người nước ngoài. HS các khối lớp 4, 5 cấp tiểu học và HS khối THCS đã hình thành nhiều đôi bạn, nhóm bạn nói tiếng Anh thường xuyên; các trường đã tổ chức được giờ học ngoại ngữ kết nối trực tuyến với các lớp học của các trường trên thế giới.
Theo đó, các trường đã tổ chức 1.584 buổi với 262 chuyên đề; 365 tiết học trực tuyến với trên 6.400 HS tham gia, có 6.312 cặp HS nói tiếng Anh. Nội dung tổ chức gồm các hoạt động: Giao tiếp với người nước ngoài, sân khấu hóa, hùng biện, thuyết trình, nói theo nhóm, theo cặp, theo chủ đề, chủ điểm, tổ chức đôi bạn, nhóm bạn cùng tiến, tổ chức thi các đôi bạn, nhóm bạn, nhóm gia đình... Bước đầu HS đã hình thành được kỹ năng giao tiếp với HS quốc tế đạt kết quả tốt.
Theo bà Trần Thị Thu Hà - Chủ tịch Công đoàn ngành GD Hà Nội, lao động trong ngành GD mang tính đặc thù. Vận động, đổi mới và sáng tạo là trách nhiệm mà mỗi nhà giáo trong ngành phải gánh vác ở thời điểm không thể trễ hơn.
Bà Hà đặt vấn đề: Đổi mới, sáng tạo ở đâu? Khi nào? Như thế nào? Đó là những câu hỏi thường trực trong mỗi chúng ta. Theo đó cán bộ, giáo viên, nhân viên có trách nhiệm nhìn lại quá trình làm việc của mình, để từ đó có cách thay đổi, tìm ra cách làm mới hơn và hay hơn, hướng tới hiệu quả hơn. Qua đó cải thiện chính công việc của mình theo một chu trình mới, ở một thời điểm mới.
"Thay đổi từ những công việc nhỏ là điều không khó. Nhiều thay đổi nhỏ tạo nên sự đổi mới lớn. Sáng tạo bắt nguồn từ lao động, hãy bắt đầu bằng lao động nghiêm túc, say mê để những sáng tạo được khơi mở và khai phóng. Từ những phòng học đơn sơ đến những phòng học hiện đại, từ việc làm đơn giản đến những nghiên cứu khoa học, tất cả đều cần đến sáng tạo để làm tốt hơn, ý nghĩa hơn cho mỗi công việc của mình" - bà Hà nhấn mạnh.
Minh Phong
Theo giaoducthoidai
Thầy giáo làng thầm lặng sau những tấm bằng khen quốc gia Hơn 10 năm gắn bó với nghiệp "trồng người" thầy giáo Nguyễn Bá Tư (Trường THPT Nông Cống 3, Thanh Hóa) không chỉ giúp học sinh vùng quê nghèo Nông Cống chinh phục được những giải thưởng mang tầm cấp tỉnh, cấp quốc gia mà còn giúp bao thế hệ học trò bước chân vào những trường đại học danh giá. Hết lòng...