Giáo viên giáo dục công dân ở Đà Nẵng bàn cách đổi mới
Chương trình đào tạo ngành giáo dục công dân còn nhiều hạn chế, bất cập nên phải điều chỉnh để đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông.
Đó là nội dung hội thảo khoa học “Đào tạo, bôi dương giao viên Giao duc công dân đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” do Đại học sư phạm Đà Nẵng tổ chức ngày 12/11.
“Hiến kế” để nâng cao chất lượng giảng dạy
Theo Tiến sĩ Vương Thị Bích Thủy – Trưởng Khoa giao duc chinh tri (Trương Đai hoc Sư pham Đà Nẵng) cho biết, hội thảo nhằm đánh giá thực trạng nghiên cứu, đào tạo, giảng dạy, bồi dưỡng giao viên giao duc công dân.
Cùng với bộ môn Lịch sử và Địa lý, môn Giáo dục công dân là yếu tố cấu thành nên tổ hợp các bộ môn khoa học xã hội. Ảnh: TT
Nhưng thuận lợi và khó khăn, hạn chế và bât câp trong công tác đao tao mới, đào tạo lại va bôi dương giao viên Giao duc công dân hiên nay.
“Kêt qua cua hội thảo se la cơ sơ đê đánh giá, điều chỉnh chương trình đào tạo và xac đinh nhu câu, đê xuât xây dưng chương trình bồi dưỡng giáo viên với nhưng modul kiên thưc phù hợp, đap ưng yêu câu đôi mơi giao duc phổ thông hiên nay”, Tiến sĩ Thủy nói.
Tại hội thảo, các chuyên gia, giáo viên đang giảng dạy môn giáo dục công dân ở các trường trung học phổ thông cho rằng, cần phải đổi mới phương pháp dạy học giáo dục công dân.
Đây là nhiệm vụ cơ bản của đổi mới giáo dục và đào tạo hiện nay, là chủ đề trọng tâm trên diễn đàn xã hội trong thời gian qua.
Theo đó, cần đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực, vận dụng các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học giáo dục công dân.
Đổi mới kiểm tra, đánh giá, thiết kế bài giảng môn giáo dục công dân ở trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực.
Video đang HOT
Thiết kế và sử dụng phiếu học tập, phát huy tính tự học, tự nghiên cứu của học sinh.
“Giáo viên phải vận dụng phương pháp trực quan trong dạy học môn giáo dục công dân.
Vận dụng linh hoạt ca dao, tục ngữ trong giảng dạy. Đồng thời, hướng dẫn học sinh tự thiết kế câu hỏi ôn tập dạng trắc nghiệm, nâng cao hứng thú học tập của học sinh trung học phổ thông đối với môn giáo dục công dân”, một chuyên gia khuyến nghị.
Cũng theo các đại biểu, để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục thì phải phát triển năng lực cho giáo viên về dạy học tích hợp, về tích hợp liên môn trong dạy học giáo dục công dân.
Trong đó, quy trình dạy học theo hướng tích hợp và thực hiện dạy học tích hợp một số chủ đề ở các môn học khác nhau.
Một số giáo viên thì cho rằng, cần tích hợp các ca khúc cách mạng trong giảng dạy môn giáo dục công dân lớp 10 ở trung học phổ thông cũng như tích hợp nội dung giáo dục dân số trong bộ môn này.
Điều chỉnh chương trình đào tạo
Các chuyên gia cũng thẳng thắn chỉ rachương trình đào tạo ngành giáo dục công dân hiện tại còn những hạn chế, bất cập.
Điều này cho thấy những khó khăn trong công tác tuyển sinh và tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học ở các trường/khoa sư phạm có đào tạo ngành giáo dục công dân.
Do đó, nhiều giảng viên, cán bộ quản lý cho rằng, cần phải điều chỉnh chương trình đào tạo, đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục phổ thông.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng đưa ra những tương đồng và khác biệt trong chương trình chính trị tư tưởng và giáo dục công dân ở trung học phổ thông của Trung Quốc và Việt Nam.
Từ đó, chỉ ra bài học, kinh nghiệm cho Việt Nam trong xây dựng chương trình giáo dục kinh tế và pháp luật trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
“Để nâng cao chất lượng giảng dạy môn giáo dục công dân theo tinh thần đổi mới, cần chú trọng vào công tác đào tạo lại, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên hiện có. Bao gồm cả những cán bộ quản lý lẫn các giáo viên trực tiếp giảng dạy.
Từ góc độ đổi mới phương pháp cho thấy, trong công tác bồi dưỡng giáo viên giáo dục công dân hiện nay cần bồi dưỡng về nội dung kiến thức trọng tâm,
cốt lõi trong chương trình giáo dục công dân, nhất là ở lớp 12 và bồi dưỡng phương pháp dạy học tích cực”, Tiến sĩ Thủy cho hay.
Cũng theo Tiến sĩ Thủy, những vấn đề đặt ra qua các tham luận tại hội thảo lần này cho thấy sự quan tâm, trăn trở của những người làm giáo dục.
“Những ý kiến bàn luận, những giải pháp về nâng cao chất lượng giảng dạy, đổi mới phương pháp, đổi mới kiểm tra đánh giá, điều chỉnh chương trình đào tạo ngành giáo dục công dân được đề xuất trong hội thảo là sâu sắc và rất đáng trân trọng” – Tiến sĩ Thủy nói.
Theo GDVN
Siết mở ngành để giữ chất lượng đại học
Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết tâm siết chặt việc mở ngành ĐH với những quy định được xem là khá ngặt nghèo để nâng cao chất lượng đào tạo ĐH
Từ ngày 23-10, Thông tư 22 quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục mơ nganh đào tạo va đình chỉ tuyên sinh, thu hôi quyêt đinh mơ nganh đao tao trinh đô ĐH chính thức có hiệu lực.
Thêm điều kiện liên quan đến doanh nghiệp
Theo quy định mới, để được mở ngành đào tạo, các trường ĐH phải bảo đảm ngành đăng ký đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội, người học cũng như yêu cầu nguồn nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, vùng miền và cả nước.
Một giờ thực hành của sinh viên Trường ĐH Y Hà Nội tại Bệnh viện ĐH Y Hà Nội
Trường hợp các trưởng mở nganh đào tạo chưa có trong danh mục đào tạo (ngành mới), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) yêu cầu cơ sở đào tạo phải làm rõ luận cứ khoa học, nhu cầu của xã hội về ngành mới này, trong đó có ít nhất 2 ý kiến về sự cần thiết đào tạo của 2 cơ quan, tổ chức có nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực sau đào tạo.
Bên cạnh đó, các trường cũng phải nêu thực tiễn và kinh nghiệm đào tạo của một số nước trên thế giới kèm theo ít nhất 2 chương trình đào tạo tham khảo của cơ sở giáo dục ĐH nước ngoài đã được cơ quan có thẩm quyền công nhận về chất lượng hoặc cho phép thực hiện và cấp văn bằng (trừ các ngành chỉ có đào tạo ở Việt Nam hoặc các ngành liên quan đến an ninh, quốc phòng).
Về cơ sở vật chất, Bộ GD-ĐT yêu cầu các trường phải có đủ phòng học, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, cơ sở sản xuất thử nghiệm... Ngoài ra, phải có hợp đồng liên kết giảng dạy thực hành, thực tập trong lĩnh vực ngành mở mới với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất thuộc lĩnh vực ngành đăng ký đào tạo.
Khắt khe đào tạo y dược
Để hạn chế tình trạng một số trường không có kinh nghiệm về đào tạo y dược nhưng vẫn tuyển sinh ngành y dược, Bộ GD-ĐT cũng đưa ra các quy định rất khắt khe trong việc đào tạo y dược.
Cụ thể, đối với một số ngành thuộc nhóm ngành sức khỏe, giảng viên và người hướng dẫn thực hành các môn học, học phần liên quan đến khám chữa bệnh phải có chứng chỉ hành nghề khám - chữa bệnh, đã hoặc đang làm việc trực tiếp tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện là cơ sở thực hành trong đào tạo nhóm ngành sức khỏe theo quy định.
Mỗi môn học thuộc kiến thức cơ sở ngành hoặc chuyên ngành của chương trình đào tạo phải có ít nhất một giảng viên cơ hữu có văn bằng, luận văn, luận án tốt nghiệp phù hợp với môn học chịu trách nhiệm giảng dạy, trong đó phải bảo đảm đủ số tiến sĩ tối thiểu. Ví dụ ngành y đa khoa có 2 tiến sĩ thuộc lĩnh vực khoa học y sinh, 6 tiến sĩ thuộc lĩnh vực y học lâm sàng và một tiến sĩ thuộc lĩnh vực y học dự phòng (hoặc y tế công cộng)...
Không chỉ ngặt nghèo về giảng viên, điều kiện về cơ sở vật chất đối với ngành y dược cũng rất chặt chẽ. Ví dụ đối với ngành y đa khoa ít nhất phải có các phòng thí nghiệm, thực hành về sinh học và di truyền y học, lý sinh, hóa học, giải phẫu. mô phôi, sinh lý, hóa sinh, vi sinh - ký sinh trùng, giải phẫu bệnh, sinh lý bệnh - miễn dịch, dược lý, dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khỏe môi trường và sức khỏe nghề nghiệp, điều dưỡng cơ bản...
Ông Hoàng Năng Trọng, Hiệu trưởng Trường ĐH Y Dược Thái Bình, đánh giá việc Bộ GD-ĐT nâng điều kiện mở ngành mới khối y dược là cần thiết. Đào tạo các ngành liên quan đến sức khỏe cần phải chuẩn bị kỹ điều kiện do liên quan đến tính mạng con người.
Hiệu trưởng một trường ĐH khối y dược cho hay vì quy định này mà trường ông chưa đủ điều kiện để mở ngành răng hàm mặt. Tuy nhiên, ông cũng cho rằng quy định mới là cần thiết để các trường đầu tư nhiều hơn các điều kiện bảo đảm chất lượng cho việc đào tạo nhân lực ngành y.
Giảng viên cơ hữu không được trùng ngành
Cũng theo Bộ GD-ĐT, đội ngũ giảng viên, cán bộ nghiên cứu cơ hữu của ngành đăng ký đào tạo không được trùng với giảng viên cơ hữu của ngành khác, trong đó có ít nhất một tiến sĩ cùng ngành chịu trách nhiệm chủ trì, tổ chức thực hiện chương trình đào tạo và cam kết bảo đảm chất lượng đào tạo trước cơ sở đào tạo và xã hội. Cụ thể, phải có ít nhất 10 giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ trở lên cùng ngành hoặc ngành gần với ngành đăng ký đào tạo, trong đó có ít nhất 1 tiến sĩ và 4 thạc sĩ hoặc 2 tiến sĩ và 2 thạc sĩ cùng ngành đăng ký đào tạo. Giảng viên cơ hữu phải bảo đảm giảng dạy ít nhất 70% khối lượng chương trinh đao tao. Khối lượng kiên thưc còn lại do giảng viên thỉnh giảng (trong và ngoài nước) thưc hiên.
Theo NLD
Giảng viên chỉ ra nhiều hạn chế trong dạy tiếng Anh bậc đại học Phương pháp dạy, chương trình đào tạo, thái độ của người học... được ông Cường cho là hạn chế của việc dạy và học tiếng Anh ở đại học. Tại hội thảo Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trong bối cảnh hội nhập và tự chủ do Đại học Nông Lâm TP HCM tổ chức ngày 6/10, TS Phạm Huy Cường...