Giáo viên Gia Lai bị kiểm điểm vì ra đề Ngữ văn chứa nội dung nhạy cảm
Ngày 17/1, thông tin từ Sở GD&ĐT Gia Lai cho biết, Phòng GD&ĐT huyện Chư Sê đã yêu cầu giáo viên viết giải trình vì đã ra đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 9 cuối học kỳ I (năm học 2020-2021) chứa nội dung nhạy cảm.
Đề thi Ngữ Văn lớp 9 có nội dung nhạy cảm
Trước đó, đề kiểm tra môn Ngữ văn lớp 9 cuối học kỳ I của Phòng GD-ĐT huyện Chư Sê, trong phần đọc hiểu đã trích câu chuyện: “Mẹ chồng và con dâu nhà kia đều góa bụa. Mẹ chồng dặn con dâu “Số mẹ con mình rủi ro, thôi thì cắn răng mà chịu”. Không bao lâu sau, mẹ chồng có tư tình, con dâu nhắc lại lời dặn của mẹ thì mẹ chồng đã trả lời: “Mẹ dặn là mẹ dặn con, chứ mẹ già rồi, có còn răng đâu nữa mà cắn”.
Có ý kiến cho rằng nội dung ngữ liệu sử dụng trong đề thi hàm ý dung tục, trí trá, không phù hợp học sinh lớp 9. Chưa kể, đề Ngữ văn trên sẽ hướng học sinh tới câu chuyện lật lọng trong cuộc sống.
Sau khi xem xét, Phòng GD&ĐT huyện Chư Sê xác định, mức độ vụ việc chưa đến mức kỷ luật nên đã kiểm điểm giáo viên ra đề, đồng thời yêu cầu rút kinh nghiệm sâu sắc.
Chuyển đổi số trong giáo dục đào tạo: Quan trọng là thay đổi tư duy
Giáo dục là 1 trong 8 lĩnh vực được ưu tiên triển khai trong chương trình chuyển đổi số quốc gia.
Video đang HOT
Với quy mô hơn 53.000 cơ sở giáo dục đào tạo, 24 triệu học sinh, sinh viên và 1,4 triệu giáo viên, ngành Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) xác định chuyển đổi số có vai trò quan trọng để triển khai đổi mới căn bản, toàn diện công tác GDĐT.
Trên tinh thần ấy, nhiều địa phương, nhà trường đã từng bước thay đổi, thích ứng với quá trình chuyển đổi công nghệ trong việc dạy và học, dù vẫn còn rất nhiều khó khăn.
Ảnh minh họa.
Triển khai thực hiện chuyển đổi số
Trong năm 2020, Bộ GDĐT đã ban hành 2 thông tư, đó là: Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT Ban hành Điều lệ trường tiểu học; Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT Ban hành Điều lệ trường trung học đã có hiệu lực thi hành từ ngày 1/11/2020. Từ những hướng dẫn này, các địa phương, trường học đã có kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, từng bước chuyển đổi số trong dạy và học, nhằm đem lại những thuận lợi trong việc quản lý và giải phóng cho giáo viên một phần công việc.
Ông Lê Duy Định, Phó Giám đốc Sở GDĐT Gia Lai cho biết: Thông tư số 32 của Bộ GDĐT đã cho phép giáo viên sử dụng hồ sơ điện tử; còn việc sử dụng ở mức độ nào, quy trình kiểm tra ra sao, ứng dụng CNTT như thế nào thì Bộ giao cho từng Sở xây dựng tùy theo điều kiện thực tế của địa phương. Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế của thời đại 4.0.
Theo đó, ngành GDĐT Gia Lai đã từng bước triển khai thí điểm tuyển sinh đầu vào trực tuyến đối với cấp THPT; sử dụng phần mềm SMAS để quản lý sổ điểm điện tử, học bạ điện tử và đã chuẩn bị đầy đủ nền tảng về cơ sở hạ tầng để chuẩn bị thực hiện chuyển trường điện tử; từng bước triển khai phần mềm kiểm định chất lượng và xây dựng trường chuẩn...
Ngay từ đầu năm học 2020-2021, Sở GDĐT Gia Lai đã khuyến khích các trường thực hiện thí điểm quản lý và phê duyệt giáo án trực tuyến trên mạng thông qua phần mềm, email, Google Drive... Sở cũng đã đồng ý cho Trường THPT Phan Bội Châu và Trường THPT Hoàng Hoa Thám thực hiện thí điểm mô hình này và đề nghị nhà trường xây dựng quy trình đảm bảo các yêu cầu gồm quyền quản trị, quyền chỉnh sửa tài liệu; thời gian upload tài liệu trước giờ dạy học trên lớp, lưu thời gian chỉnh sửa hoặc upload; quản lý chặt chẽ các bước, tính bảo mật, tính công bằng, khách quan và trung thực; giáo viên lên lớp phải có thiết bị xem giáo án (không sử dụng điện thoại di động); file giáo án của từng giáo viên phải được lưu trữ thành tệp, thứ tự theo tiết học, tuần học. Ngoài ra, trong quá trình tổ chức thực hiện quy trình, nhà trường phải tiếp tục điều chỉnh, bổ sung nội dung cho phù hợp và tiến hành đánh giá rút kinh nghiệm.
Tại Trường THPT Phan Bội Châu (thành phố Pleiku), ngay từ đầu tháng 10 vừa qua, đã tiên phong thực hiện thí điểm việc quản lý và phê duyệt giáo án trên mạng internet. Trước mắt, nhà trường triển khai mô hình này cho 12 giáo viên thuộc Tổ Vật lý-Công nghệ và Tổ Toán-Tin, sau đó tiến hành tập huấn, hướng dẫn, áp dụng cho tất cả giáo viên.
Trường THPT Hoàng Hoa Thám (thành phố Pleiku) cũng vừa hoàn thiện quy trình quản lý, sử dụng giáo án trên mạng internet trong năm học 2020-2021. Theo đó, nhà trường tự xây dựng và phát triển phần mềm riêng. Mỗi cán bộ, giáo viên sẽ được cấp 1 tài khoản sử dụng và được phân quyền theo chức vụ quản lý. Giáo viên phải cập nhật giáo án vào phần mềm ít nhất trước 1 ngày so với ngày dạy. Việc kiểm tra giáo án của tổ chuyên môn, Ban Giám hiệu nhà trường hoặc đoàn kiểm tra của Sở GDĐT được thực hiện trên phần mềm.
Sở GDĐT TP HCM cũng vừa có văn bản hướng dẫn giáo viên và các cán bộ quản lý, nhân viên trong các trường học ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, dạy học. Theo đó, TP HCM khuyến khích giáo viên các trường tiểu học được sử dụng hồ sơ điện tử thay thế hồ sơ giấy bảo đảm yêu cầu của công tác lưu trữ và có giá trị như hồ sơ giấy...
Khó nhất là thay đổi tư duy
Theo đại diện các nhà trường, hiện vẫn còn thiếu hành lang pháp lý, quy định về chương trình học trực tuyến; thời lượng học, kiểm tra đánh giá, kiểm định chất lượng và công nhận kết quả học trực tuyến.
Như văn bản hướng dẫn giáo viên và các cán bộ quản lý, nhân viên trong các trường học ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, dạy học của Sở GDĐT TP HCM cũng khiến nhiều trường tiểu học băn khoăn khi triển khai. Đó là Sở chỉ khuyến khích giáo viên dùng hồ sơ, sổ sách điện tử chứ không bắt buộc nên sẽ gây tâm lý nửa chừng ở các nhà trường chưa thực sự quyết tâm chuyển đổi số.
Hiệu trưởng một trường tiểu học tại quận 3 cho rằng nhiều giáo viên, nhất là những giáo viên lớn tuổi, lâu nay đã quen với cách dạy và thực hiện hồ sơ theo kiểu truyền thống, để thay đổi thói quen đó không hề dễ dàng; một số giáo viên hiện nay còn không biết sử dụng email và các ứng dụng mạng xã hội để trao đổi công việc được thuận tiện, nhanh chóng.
TS Tôn Quang Cường, Trưởng khoa Công nghệ giáo dục, Trường Đại học Giáo dục cho rằng, một trong những khó khăn của quá trình chuyển đổi sang dạy và học trực tuyến là thay đổi tư duy, thói quen làm việc tại các cơ sở đào tạo: Bản thân tâm lý chối quanh, thậm chí ngay cả trong văn hóa làm việc vẫn chưa được thực sự làm, chưa có cơ hội để cùng chia sẻ, bàn giải pháp thực hiện.
Thêm một khó khăn nho nhỏ nữa phụ thuộc vào tính hệ thống. Chuyển đổi số đòi hỏi cả một hệ thống, trong khi chúng ta mới chỉ để ý đến một số khâu trong cái hệ thống này. Thế nên sẽ có một số khâu họ làm trước, một số khâu chưa kịp làm thì sẽ xô lệch nhau trên hệ thống. Và cái khó thứ ba là vấn đề về chính sách. Vì làm chuyển đổi số thì sẽ có những hy sinh, có những cái cần đóng góp và bắt đầu, nếu chúng ta chưa có một cơ chế nào tạo động lực thì đôi khi tâm lý không được chủ động, hoặc tạm thời sẽ có cản trở quá trình chuyển đổi số.
GS Nguyễn Đình Đức, Trưởng Ban đào tạo Đại học và sau đại học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng cần ưu tiên phát triển nhân lực chất lượng cao cho chuyển đổi số của ngành giáo dục. "Tôi cho rằng phải có đội ngũ hỗ trợ về kỹ thuật, bên cạnh đó cần đào tạo nguồn nhân lực tại các trường đại học để thích ứng cho cả đất nước. Vì vậy, chúng tôi đã phải nghiên cứu những lĩnh vực hàng đầu mở những ngành đào tạo mới, mở những hệ đào tạo tài năng"- GS Đức chia sẻ.
Theo ông Nguyễn Sơn Hải, Cục trưởng Cục công nghệ thông tin (Bộ GDĐT), trong 2 năm tới, số hóa là một nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục. Các cơ sở dữ liệu toàn quốc về GDĐT sẽ được hoàn chỉnh đầy đủ phục vụ công tác phân tích, dự báo và ra chính sách quản lý ngành; kho học liệu số, học liệu mở được xây dựng đầy đủ nội dung theo chương trình giáo dục của tất cả các môn học; các cơ sở đào tạo phải lên được kế hoạch tổ chức đào tạo trực tuyến và nâng cao tỷ trọng đào tạo trực tuyến; các cơ sở giáo dục đào tạo sẽ đẩy mạnh, tận dụng tối đa lợi thế công nghệ số để đổi mới các mô hình, cách thức tổ chức dạy học để việc học sẽ trở nên dễ dàng hơn với học sinh, nâng cao tính cá thể hóa học tập, cơ hội học tập được mở rộng đối với những học sinh ở khu vực còn khó khăn...
Bộ cho phép, vì sao các trường vẫn e ngại chuyển sang giáo án, sổ sách điện tử? Các trường học vẫn đang rất ngại chuyện thanh, kiểm tra hàng năm của cấp trên nên họ chưa dám đột phá việc quản lý hồ sơ sổ sách điện tử khi chưa có sự cho phép. Quản lý hồ sơ, sổ sách giáo viên bằng những loại giấy tờ được lưu trữ ở các nhà trường trong bối cảnh hiện nay có...