Giáo viên gặp khó khi chuyển sang dạy tích hợp liên môn
Từ năm học 2021-2022, những giáo viên bậc THCS hiện đang dạy các môn đơn lẻ như Lịch Sử, Địa Lý, Hóa học, Sinh học, Vật lý sẽ phải chuyển sang dạy các môn tích hợp theo chương trình GDPT mới.
Theo chương trình GDPT 2018, từ bậc THCS sẽ không còn các môn Lịch sử, Địa lý, thay vào đó là môn tích hợp Khoa học xã hội, các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học đơn lẻ sẽ được thay thế bằng môn tích hợp Khoa học tự nhiên. Điều này đồng nghĩa với việc các giáo viên vốn dạy đơn môn nay sẽ phải chuyển sang dạy liên môn.
Giáo viên gặp nhiều khó khăn khi chuyển từ dạy đơn môn sang tích hợp liên môn. (Ảnh minh họa)
Trực tiếp tham gia giảng dạy và tập huấn cho giáo viên, TS Đoàn Nguyệt Linh, Phó Chủ nhiệm bộ môn Sư phạm Ngữ văn và Khoa học Sư phạm, Đại học Giáo dục cho rằng, dạy học tích hợp là một trong những giải pháp để phát triển năng lực của học sinh. Khi học tích hợp sẽ thiết lập các kiến thức 1 cách logic, bên cạnh đó cũng sẽ giảm tải những kiến thức không cần thiết, tăng cường những kiến thức hữu ích, có khả năng áp dụng trong đời sống. Tuy nhiên việc dạy học tích hợp liên môn cũng đặt ra không ít thách thức, khó khăn cho giáo viên.
“Giáo viên hiện nay chưa được trang bị kiến thức liên môn một cách đầy đủ. Ví dụ giáo viên Lịch sử, nay sẽ phải dạy cả Địa lý, giáo viên Vật lý phải dạy cả Hóa học và Sinh học. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất không nằm ở kiến thức, nội dung cụ thể, mà cái khó nhất là giáo viên phải thay đổi phương pháp giảng dạy. Dạy tích hợp liên môn đòi hỏi giáo viên sẽ phải có kỹ năng tổ chức các hoạt động trong lớp học để đảm bảo tính linh hoạt, thực tiễn, có tính vận dụng cao, đáp ứng yêu cầu của chương trình mới. Để thay đổi phương pháp, giáo viên cần có nhiều thời gian luyện tập. Nhiều giáo viên cũng gặp khó khăn khi mỗi tiết học hiện nay chỉ kéo dài 45 phút, quá ngắn để tổ chức 1 tiết học hay theo chương trình mới”, TS Đoàn Nguyệt Linh chỉ rõ.
PGS. TS Phạm Văn Thuần, Phó Hiệu trưởng ĐH Giáo dục cũng cho rằng, đổi mới lớn nhất trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 là dạy học tích hợp, bao gồm tích hợp nội môn và tích hợp liên môn. Việc dạy học tích hợp có thể triển khai theo triết lý “bánh khoai tây” hoặc “giỏ khoai tây”. Triết lý “giỏ khoai tây” tức các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học trong môn Khoa học tự nhiên sẽ được dạy một cách riêng rẽ, tuy nhiên vẫn có những điểm chung. Triết lý “bánh khoai tây” tức 1 giáo viên có thể đảm nhận nội dung của cả 3 môn học trên.
Video đang HOT
Theo PGS.TS Phạm Văn Thuần, khi triển khai dạy tích hợp liên môn sẽ không tránh khỏi những khó khăn do phần lớn đội ngũ giáo viên hiện nay được đào tạo đơn môn.
“Nhiệm vụ của các trường và địa phương hiện nay cần khẩn trương đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để đáp ứng yêu cầu dạy tích hợp. Hiện nay, giáo viên tại các trường vừa phải đảm nhận việc giảng dạy chương trình hiện tại, vừa phải tham gia tập huấn để chuẩn bị cho chương trình mới, do đó thời gian để bồi dưỡng chưa nhiều.
Về lâu dài cần có các bước đào tạo phù hợp hơn với kết cấu chương trình, đào tạo đội ngũ mới đáp ứng yêu cầu của chương trình mới”, PGS, TS Phạm Văn Thuần cho biết.
Từ thực tế cho thấy, công tác bồi dưỡng tập huấn chỉ diễn ra trong vài tháng là chưa đủ để các giáo viên chuyển từ dạy học đơn môn sang tích hợp, đặt biệt là với lớp 2 và lớp 6 tới đây.
PGS.TS Phạm Văn Thuần cho rằng, để triển khai đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên học tích hợp liên môn phải theo 3 con đường chính gồm đào tạo từ đầu, đào tạo liên thông và bồi dưỡng chứng chỉ.
Còn theo TS Trần Xuân Quang, Phó trưởng phòng Đào tạo ĐH Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), thống kê của Bộ GD-ĐT cho thấy, hiện cả nước còn thiếu khoảng 88.000 giáo viên, đặc biệt cấp THPT thiếu 10.000 giáo viên. Nguồn giáo viên để đáp ứng dạy tích hợp liên môn đang thiếu, do đó sinh viên đang có nhiều cơ hội việc làm tại các trường THCS, THPT trên cả nước./.
Làm thế nào để một giáo viên dạy tích hợp giỏi cả ba môn học?
Hầu hết giáo viên vẫn quen với cách dạy đơn môn, nhưng từ năm học 2021 - 2022, họ sẽ phải làm quen với dạy học tích hợp 2 đến 3 môn học.
Trong chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, ở bậc trung học cơ sở, các môn Lịch sử, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học là riêng biệt. Nhưng từ năm học 2021- 2022, các môn học này sẽ tích hợp thành hai môn chính gồm: Khoa học tự nhiên; Lịch sử và Địa lý. Việc tích hợp 5 môn học khiến không ít giáo viên lúng túng.
Chia sẻ tại buổi toạ đàm trực tuyến "Nhu cầu nguồn nhân lực dạy môn học tích hợp trong chương trình giáo dục phổ thông 2018" do báo điện tử VTC News tổ chức ngày 27/4, PGS.TS Mai Văn Hưng - Chủ nhiệm môn Sư phạm Khoa học tự nhiên, khoa Sư phạm, Đại học Giáo dục cho biết, khi tích hợp các môn lại với nhau, một giáo viên được đào tạo đơn môn sẽ phải dạy kiến thức của 3 lĩnh vực nên gặp nhiều khó khăn là điều hoàn toàn có thể nhận thấy.
Vì vậy, chúng ta phải chuẩn bị tốt việc bồi dưỡng liên tục lực lượng giáo viên ở các địa phương chuyển từ dạy đơn môn sang môn tích hợp.
Phó giáo sư Mai Văn Hưng (ngoài cùng bên phải) và tiến sĩ Đoàn Nguyệt Linh (thứ ba từ trái sang).
Mặc dù hiện nay các giáo viên chủ yếu được đào tạo đơn môn, nhưng trong chương trình đào tạo ở các trường sư phạm, học sinh đều được học các kiến thức đại cương của các môn liên quan. Vì thế khi giáo viên chuyển sang dạy tích hợp cũng không quá khó khăn.
Ông cho rằng, công tác tổ chức các chương trình bồi dưỡng, tập huấn tốt cho giáo viên thì việc chuyển hình thức sang dạy đa môn học rất thuận lợi.
Tiến sĩ Đoàn Nguyệt Linh - Phó chủ nhiệm bộ môn Sư phạm Ngữ văn và Khoa học xã hội, khoa Sư phạm, Đại học Giáo dục cho rằng, việc dạy học tích hợp thiết lập được các mối quan hệ logic trong học tập. Cái hay trong dạy học tích hợp là lược bỏ những lượng kiến thức không cần thiết, bị trùng lặp, tăng kiến thức cần thiết trong cuộc sống.
Tuy nhiên, ban đầu giáo viên gặp nhiều khó khăn. Giáo viên cũng chưa được trang bị kiến thức liên môn bài bản. Ví dụ như môn Lịch sử, Địa lý, trước đây họ chỉ dạy đơn môn nhưng bây giờ phải tích hợp các môn. Điều khó nhất là nội dung dạy học và năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục, và giáo viên cần thời gian để tổ chức các hoạt động như vậy.
Một khó khăn nữa là hiện nay một tiết học ở lớp chỉ khoảng 45 phút, nên giáo viên cũng băn khoăn thời gian dạy đa môn là tương đối ít.
Theo tiến sĩ Linh, có rất nhiều phương pháp để nâng cao năng lực dạy học cho giáo viên. Thứ nhất, cần chú trọng dạy cách học chứ không dạy kiến thức. Nghĩa là các hoạt động học tập rèn luyện trong trường đại học sẽ chú trọng rèn luyện để sinh viên gắn kết chặt chẽ giữa kiến thức với thực tiễn cuộc sống. Một loạt các hoạt động chủ đề sẽ được xây dựng để giúp cho các em có thể hoà mình vào môi trường phổ thông.
Hiện Đại học Giáo dục gửi sinh viên về các trường phổ thông vệ tinh từ những năm thứ 2 đến năm thứ 4 để các em có thể quan sát, rèn nghề trong môi trường thực tiễn đó. Tiếp theo, trường cũng sẽ có hệ thống nguồn học liệu. Từ đây, sinh viên sẽ có những tương tác trong môi trường học liệu đó cả về học liệu thực, học liệu số hay thậm chí là môi trường trí tuệ nhân tạo giúp các em học tập và tương tác tốt.
Thứ hai, theo chuyên gia cần chú trọng vào môi trường học tập đa phương tiện, trong đó đặc biệt chú ý đến đối tượng thực tiễn nghề nghiệp. Tức là hầu như nhóm sinh viên nào cũng sẽ có thêm các giáo viên trường THPT hướng dẫn.
Cuối cùng, cần tổ chức các hoạt động sư phạm theo kiểu làm mẫu. Đại học Giáo dục có những phòng thực hành dạy học hay những phòng video để sinh viên có thể dạy hay quay video lại sau đó về xem lại, nhìn lại xem mình cần phải chỉnh sửa như thế nào cho phù hợp.
Ngoài ra, các em có thể dự giờ của các giáo viên phổ thông để từ thực tiễn đó các em có thể bắt chước và phát triển sáng tạo theo cách dạy của mình. Thậm chí, các em sinh viên có thể làm mẫu, nghĩa là các em sinh viên có thể tự đứng lên làm mẫu để dự giờ của nhau trong quá trình dạy học tích hợp.
Đầu tàu đổi mới Trong dịp tổng kết 4 năm thực hiện mô hình trường điển hình tiên tiến ở Cần Thơ, lãnh đạo ngành GD-ĐT TP đã khẳng định vai trò bước đệm quan trọng của mô hình trong thực hiện Chương trình GDPT mới. Ảnh minh họa/INT Theo đó, nhờ chú trọng đổi mới về phương pháp giảng dạy và đánh giá học sinh, đội...