Giáo viên được tham gia biên soạn sách giáo khoa
Bộ GD-ĐT cho biết, chương trình và sách giáo khoa mới sẽ có giáo viên phổ thông và các chuyên gia, nhà khoa học tham gia biên soạn.
Theo Ban chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông, việc biên soạn sách giáo khoa lần này sẽ theo hướng giảm số đầu môn, giảm dung lượng và tích hợp kiến thức.
Những môn nào trùng hợp, gần nhau thì hình thành các chủ đề liên môn – đó là những chủ đề hội tụ, liên kết. Nội dung chương trình giáo dục phổ thông sẽ tích hợp cao lớp dưới, phân hóa dần lớp trên.
Video đang HOT
Ảnh minh họa.
Lý do có sự đổi mới trong thành phần tham gia biên soạn chương trình và viết sách giáo khoa lần này là để đảm bảo chương trình và sách giáo khoa mới phù hợp với việc dạy và học.
Tiến sỹ Nguyễn Anh Dũng, thành viên Ban chỉ đạo đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông (Bộ Giáo dục và Đào tạo) cho biết: “Lần trước, giáo viên chỉ thẩm định chương trình sau khi đã hoàn thành, mà không được trực tiếp xây dựng chương trình. Nhưng lần này sẽ khác. Tiêu chí để chọn lựa tác giả, phải có người trẻ, còn ít kinh nghiệm nhưng có điều kiện phát triển; kết hợp với những người đã từng làm chương trình, tức là những người có nhiều kinh nghiệm nhưng tuổi có thể cao, và dứt khoát phải có giáo viên. Một môn phải có Tổng chủ biên, người đó sẽ chịu trách nhiệm trước Hội đồng quốc gia giáo dục về chương trình môn học ấy từ lớp 1 đến lớp 12. Và mỗi cấp học thì có một chủ biên, chịu trách nhiệm về thực hiện sự kết nối, sự phát triển của môn học đó”.
Theo Zing
Xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa mới
Bộ trưởng Bộ GDĐT Phạm Vũ Luận khăng đinh viêc biên soan SGK mơi se đươc xã hội hóa tới mức cao nhất có thể.
Đề án đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông la nôi dung đươc nhiêu đai biêu QH đăt câu hoi cho Bô trương Pham Vu Luân trong phiên chât vân sang 11/6.
Theo Bô trương Pham Vu Luân, trong qua trinh triển khai biên soạn chương trình mới, SGK mới, Bô GDĐT xac đinh cân co giải pháp then chốt là nhanh chóng tiếp cận và làm chủ phương pháp thiết kế chương trình theo lối phát triển năng lực, làm sao tập hợp được đội ngũ các chuyên gia giỏi nhất, sự giúp đỡ của các chuyên gia quốc tế để soạn thảo được chương trình này; làm thế nào để viết được bộ SGK mới theo hướng tiếp cận năng lực mới hoàn toàn.
Cách làm của những lần trước là Bộ GDĐT đứng ra biên soạn chương trình, sau đó là biên soạn thẩm định và tổ chức triển khai thực hiện bộ SGK mới. Tuy nhiên, lần này có những điều kiện thuận lợi hơn, nên Bô GDĐT đang cân nhắc việc xây dựng một bộ chương trình tốt, hoàn chỉnh, sau đó cân nhắc, công bố rộng rãi và huy động các lực lượng xã hội tham gia vào viết SGK mới.
Theo đó, Bộ sẽ xây dựng một bộ khung chương trình chuẩn, trong đó quy định các nội dung cơ bản, các tiêu chí đánh giá chất lượng học sinh mà các bộ SGK phải đảm bảo. Như vậy việc biên soạn SGK lần này sẽ không phải độc quyền do Bộ chủ trì thực hiện, triển khai mà sẽ có sự tham ra rộng rãi của các tổ chức cá nhân để phát huy trí tuệ tập thế.
"Việc này còn đang trong quá trình thảo luận ở Bộ, chúng tôi cũng đã báo cáo sơ bộ với Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và nhận được sự đồng tình với việc triển khai theo hướng này, sẽ cân nhắc kỹ hơn, sau đó Bộ GDĐT sẽ trình bày tại Ủy ban quốc gia về đổi mới căn bản GDĐT, Hội đồng Giao duc quốc gia va phat triên nguôn nhân lưc, trên cơ sở đó hoàn thiện, cân nhắc và báo cáo Thủ tướng", Bô trương Pham Vu Luân cho biêt.
Con hiên tai, nganh GD cung đang tâp trung huy đông nguôn lưc tư cac chuyên gia, nhà giáo, nhà khoa học cung rà soát giảm tải chương trình học, cập nhật nội dung những kiến thức mới, loại bỏ những kiến thức xa rời cuộc sống trong SGK phu hơp vơi đôi mơi thi cư.
Trong nhiều hội thảo gân đây mặc dù không tuyên bố rõ ràng về phương an môt chương trinh, nhiêu bộ SGK, nhưng với định hướng xây dựng chương trình khung với bộ tiêu chí kiến thức chuẩn mà Bộ đang tiến hành thì khả năng cho phép tồn tại nhiều bộ SGK là hoàn toàn để ngỏ.
Và nếu điều này xảy ra, thì ai cũng có thế tham gia viết SGK, miễn là bộ sách đó phải đáp ứng các tiêu chí cơ bàn là những nội dung khung chương trình đã quy định. Còn trình bày, thực hiện như thế nào để kiến thức, kỹ năng được truyền thụ tốt nhất, giúp các em hoc sinh tiếp nhận nhanh và hiệu quả nhất, đó là thế mạnh riêng của mỗi bộ SGK.
Theo Chinhphu.vn
Biên soạn đề ôn thi tốt nghiệp THPT theo quy định mới Sở GD&ĐT Bình Dương yêu cầu các trường THPT biên soạn mỗi trường một đề ôn thi cho mỗi môn theo định dạng mới. Đề thi môn Ngữ văn: Để biên soạn theo hướng dẫn đổi mới, Sở GD&ĐT yêu cầu giáo viên lựa chọn những văn bản phù hợp với trình độ nhận thức và năng lực của học sinh để làm...