Giáo viên dùng cán chổi đánh học sinh bị kỷ luật
Ngày mai, cô giáo Võ Thị Thiện Tâm sẽ trực tiếp xin lỗi phụ huynh lớp 10B4 trường THPT Hóa Châu (Quảng Điền, Thừa Thiên – Huế), sau đó nhà trường sẽ họp hội đồng kỷ luật, mức xử lý từ khiển trách đến cảnh cáo.
Trao đổi với VnExpress sáng 14/11, thầy Nguyễn Văn Chương, Hiệu trưởng trường THPT Hóa Châu cho biết, sau khi phụ huynh đến gặp ban giám hiệu để phản ánh việc cô giáo Võ Thị Thiện Tâm đánh học sinh, nhà trường đã yêu cầu cô Tâm viết bản tường trình và kiểm điểm chuyên môn, đồng thời đã báo cáo vụ việc lên Sở GD&ĐT.
Sở GD&ĐT Thừa Thiên – Huế đã chỉ đạo nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm Tâm xin lỗi phụ huynh và thực hiện việc kỷ luật trước 20/11.
Nhà trường đang xem xét kỷ luật cô giáo Tâm ở mức khiển tránh đến cảnh cáo. Ảnh: Nguyễn Đông.
“Ngày mai trường sẽ họp phụ huynh lớp 10B4 để cô giáo chủ nhiệm trực tiếp xin lỗi, đồng thời nắm thông tin từ phía phụ huynh để có hình thức kỷ luật cô giáo Tâm. Mức kiểm điểm sẽ từ khiển trách đến cảnh cáo”, thầy Chương nói và cho biết trước mắt ban giám hiệu giải quyết theo yêu cầu của phụ huynh là đổi giáo viên chủ nhiệm lớp 10B4.
Cũng theo thầy Chương, cô Tâm đang trong thời kỳ mang thai nên tinh thần không được ổn định, sau sự việc cô đã rất ân hận. “Mục đích của cô giáo là tốt vì muốn phong trào lớp đi lên, nhưng hành động lại vi phạm quy chế của trường. Ngay sau buổi đối thoại trực tiếp với phụ huynh, cô Tâm đã cùng chồng đi đến từng nhà phụ huynh có mặt trong buổi đối thoại để xin lỗi”, thầy Chương nói.
Video đang HOT
Trước đó do không nghiêm túc trong giờ chào cờ, 20 học sinh của lớp 10B4, trường THPT Hóa Châu, đã phải nằm lên bàn chịu đánh trong giờ sinh hoạt lớp. Cô giáo Võ Thị Thiên Tâm dùng cán chổi đánh 4 học sinh và giao cho lớp trưởng đánh 16 bạn. 17 nữ sinh trong lớp bị phạt 10 roi, 3 nam sinh bị phạt 5 roi.
Theo VNE
Sai phạm tại ĐH Lao động-Xã hội: Thiếu điểm vẫn được tuyển vào trường
73 thí sinh thi khác khối, thiếu điểm vẫn được tuyển vào học tại trường; 4 sinh viên đã bị buộc thôi học do vi phạm quy chế tuyển sinh vẫn được học tiếp... là một số sai phạm tại Trường ĐH Lao động-Xã hội vừa được thanh tra Bộ LĐ, TB và XH công bố.
Chiều ngày 14/11, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Bùi Hồng Lĩnh đã công bố kết luận thanh tra việc xử lý tố cáo tại Trường đại học Lao động - Xã hội.
Khác khối, thiếu điểm vẫn được tuyển vào trường
Sau gần hai tháng thanh tra, rà soát 5.322 hồ sơ tuyển sinh vào các hệ ĐH, CĐ của Trường ĐH Lao động - Xã hội, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã phát hiện 73 thí sinh thi khác khối, thiếu điểm vẫn được tuyển vào học tại trường.
Trong đó, có 2 thí sinh dự thi khối B trúng tuyển dù trường không tuyển sinh khối này và 3 thí sinh dự thi khối C vẫn được tuyển vào học ngành Kế toán (ngành Kế toán không tuyển sinh khối C). 68 thí sinh khác thiếu điểm, không đăng ký ngành học hoặc tẩy sửa ô đăng ký vẫn được học tại các ngành, các hệ đào tạo của nhà trường.
ĐH Lao động - Xã hội thậm chí vẫn cho học tiếp 4 sinh viên đã bị buộc thôi học do vi phạm quy chế tuyển sinh theo điều tra độc lập của công an TP Hà Nội năm 2010.
ĐH Lao động - Xã hội còn tự ý chuyển 50 sinh viên từ cơ sở Sơn Tây, cơ sở II - TPHCM về Hà Nội và tất cả các trường hợp này đều có điểm thi thấp hơn điểm chuẩn vào Hà Nội trường tại Hà Nội. Nhiều sinh viên được sửa điểm thi hết môn, hết học phần bằng nhiều cách như: đã thi đỗ vẫn cho thi lại để nâng điểm, nhập điểm vào máy tính sai...
Cụ thể, Đoàn thanh tra đã yêu cầu nhà trường tiến hành tự rà soát, so sánh lại toàn bộ điểm của tất cả sinh viên trong hai năm học 2009 - 2010 và năm học 2010 - 2011 giữa bộ môn, khoa và phòng đào tạo quản lý và có báo cáo giải trình cụ thể về các trường hợp có chênh lệch điểm. Kết quả, rà soát 12.952 sinh viên có đến 955 lượt sinh viên bị sai lệch điểm.
Lạm quyền tự ý thành lập khoa Sau đại học
Trong quá trình thanh tra, ngoài những sai phạm nghiêm trọng về công tác tuyển sinh, đào tạo tại một trường ĐH công lập, ĐH Lao động - Xã hội còn bị phát hiện mắc nhiều sai phạm trong công tác tổ chức cán bộ như bổ nhiệm các phó giám đốc cơ sở Sơn Tây, các trưởng, phó khoa thiếu nhiều quy trình, thủ tục. Hiệu trưởng trường còn lạm quyền tự ý thành lập khoa Sau ĐH hoàn toàn không đúng thẩm quyền.
Trong quy chế tuyển dụng, ký hợp đồng đối với cán bộ giảng viên, trường đề ra tiêu chuẩn rất lý tưởng "tốt nghiệp ĐH chính quy loại giỏi, xuất sắc hoặc có văn bằng thạc sĩ, tiến sĩ phù hợp. Trường hợp bằng trung bình khá, bằng khá thì yêu cầu đã đỗ cao học". Tuy nhiên, trên thực tế, từ 1/1/2009 đến 15/8/2011, trường tuyển mới 48 người về làm công tác giảng dạy và có đến 19 trường hợp bằng trung bình khá, trung bình, khá, không đúng với chính quy định do nhà trường ban hành.
Kiểm điểm trách nhiệm trong 45 ngày
Trước sai phạm nghiêm trọng trên nhiều mặt của ĐH Lao động - Xã hội, lãnh đạo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã yêu cầu lãnh đạo nhà trường tổ chức kiểm điểm, xác định rõ trách nhiệm cá nhân trong việc để xảy ra những sai phạm tuyển sinh, sai phạm trong sửa điểm, nâng điểm, quản lý điểm, trong việc tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ...
Đối với 28 trường hợp thi khác khối, thiếu điểm mà vẫn được tuyển vào học tại các ngành thuộc hệ cao đẳng, trong đó 8 trường hợp không đủ điểm tất cả các ngành thuộc hệ cao đẳng; 1 trường hợp thi khối C nhưng học ngành Kế toán; 19 trường hợp còn lại không đủ điểm vào ngành đang học nhưng đủ điểm vào ngành học khác và 43 trường hợp thi khác khối, thiếu điểm mà vẫn được tuyển vào học tại các ngành thuộc hệ đại học, trong đó 8 trường hợp không đủ điểm tất cả các ngành thuộc hệ đại học; 2 trường hợp thi khối C nhưng học ngành kế toán; 33 trường hợp còn lại không đủ điểm vào ngành đang học nhưng đủ điểm vào ngành học khác: giao hiệu trưởng xem xét, trình Bộ trưởng xử lý theo đúng quy định hiện hành về tuyển sinh do Bộ GD-ĐT ban hành.
Đối với sinh viên đã chuyển từ các cơ sở đào tạo khác về cơ sở 43 Trần Duy Hưng (Q.Cầu Giấy, Hà Nội) học tập, giao Hiệu trưởng kiểm tra, rà soát, đối với sinh viên không đủ các điều kiện để chuyển trường, chuyển trả sinh viên đó về cơ sở đào tạo cũ.
Bộ yêu cầu, trường thực hiện nghiêm chỉnh Quyết định số 1033/QĐ-ĐHLĐXH ngày 1/12/2010 của hiệu trưởng Trường ĐH Lao động - Xã hội về việc buộc thôi học đối với 4 sinh viên do vi phạm quy chế tuyển sinh theo điều tra độc lập của công an TP Hà Nội năm 2010.
Đối với 19 người tốt nghiệp đại học hạng trung bình, trung bình khá hoặc khá đã được trường tuyển dụng về làm giảng viên, giảng viên kiêm chức bậc đại học: Nếu có nhu cầu làm các công việc khác (không tham gia giảng dạy ở bậc đại học trở lên) thì bố trí sang công việc đó; nếu không có nhu cầu sử dụng thì chấm dứt quan hệ lao động.
Đối với các trường hợp sửa nâng điểm, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội yêu cầu hiệu trưởng chủ trì, rà soát, so sánh lại toàn bộ việc thi, quản lý điểm của sinh viên, trường hợp sửa nâng điểm không phản ánh đúng kết quả học tập thì phải sửa lại và phản ánh đúng kết quả học tập của sinh viên.
Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm phải được thực hiện nghiêm túc, nhanh chóng trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày lãnh đạo Bộ ký quyết định (14/11/2011).
Theo DT
Thưởng 1 cây vàng cho học sinh đỗ đại học Dòng họ Đinh ở xã Thuần Hưng, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên đã ra Nghị quyết khuyến học là thưởng 1 cây vàng cho mỗi học sinh trong dòng họ đỗ ĐH và nuôi ăn học đến hết đại học, thậm chí dòng họ còn đảm bảo xin việc cho HS đó khi ra trường. Trao đổi với Dân trí, bà Lê...