Giáo viên đổi mới theo định hướng phát triển năng lực cần hội tụ những yêu cầu gì?
Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát triển năng lực góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. Ảnh: T.G
Đặc biệt khi ngành Giáo dục chuẩn bị triển khai Chương trình GDPT mới, dạy học phát triển năng lực càng trở thành yêu cầu bắt buộc để tiến tới thành công.
Năng lực học trò hình thành từ người thầy
Qua khảo sát và trao đổi tình hình học tập với HS, thầy Đặng Quốc Trung, Tổ trưởng tổ Ngữ văn – GDCD, Trường THPT Chu Văn An (thị xã Hồng Ngự – Đồng Tháp) nhận thấy: HS còn khá nhiều hạn chế về năng lực học tập như còn thu động trong học tập, chỉ nói khi GV yêu cầu phát biểu.
Thậm chí có HS ngại nói, tâm lý ỷ lại hoặc không có chính kiến trong các tiết học. Mặt khác, kĩ năng đọc – hiểu, viết của HS còn hạn chế khi đứng trước một văn bản thường tỏ ra không hiểu nội dung chính, chưa xác định được phương thức biểu đạt của văn bản, các thao tác lập luận, phong cách ngôn ngữ. Kĩ năng viết mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi dùng từ, đặt câu chưa rõ nghĩa…
Từ thực trạng này, thầy Đặng Quốc Trung rút ra vấn đề đáng quan tâm: Một trong nguyên nhân khiến năng lực học tập của HS hạn chế là GV chưa có sự đổi mới phương pháp dạy học kết hợp nhiều hình thức hoạt động một cách thường xuyên. HS chưa được đặt làm trung tâm trong quá trình dạy học…
Nhìn nhận những tác động khiến GV chỉ dừng lại ở dạy chữ mà chưa phát triển năng lực của người học, TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội chỉ ra rằng, số đông nhà giáo còn mắc bệnh nghề nghiệp, chạy theo lý thuyết kinh điển, bám vào trí thức có sẵn trong sách giáo khoa mà không gắn với thực tiễn đời sống…
Đòi hỏi của đổi mới giáo dục
Video đang HOT
Không ít GV chưa thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp giáo dục bởi do coi thường tập huấn, huấn luyện nghiệp vụ của trường, ngành. Ngoài ra cũng không loại trừ thực trạng GV không được đào tạo chính quy từ trường sư phạm nên không có đủ năng lực để phát triển phẩm chất năng lực người học. – TS Nguyễn Tùng Lâm
Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực người học là yêu cầu cấp bách, việc cần làm ngay khi ngành Giáo dục thực hiện đổi mới căn bản toàn diện và chuẩn bị triển khai Chương trình GDPT mới.
Vậy, để đội ngũ GV thực hiện đổi mới phương pháp giáo dục theo định hướng phát triển năng lực cần hội tụ những yêu cầu gì? Đây là vấn đề các nhà nghiên cứu, tâm lý, quản lý giáo dục không ngừng quan tâm, nghiên cứu.
TS Vương Thị Bích Thủy – Trường Đại học Sư phạm (Đại học Đà Nẵng) khẳng định: Mục đích lớn nhất và quan trọng nhất của quá trình dạy học là hướng người học đến việc tự chiếm lĩnh và sáng tạo ra những tri thức mới. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực yêu cầu giảng viên phải dạy cách học, tức là biết cách sử dụng các phương pháp dạy học tích cực. Cùng đó, người thầy phải khuyến khích, động viên sinh viên chia sẻ thông tin, bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình…
“Đổi mới phương pháp giảng dạy theo định hướng phát triển năng lực không mâu thuẫn với quan niệm truyền thống về vị trí chủ đạo, vai trò quyết định của người thầy mà đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với sự nỗ lực của họ trong việc nâng cao chất lượng đào tạo. Người thầy không thể chỉ nói những gì họ biết mà phải hướng dẫn người học khả năng tiếp cận tri thức hiện đại, những điều mà bản thân người thầy có thể gặp giới hạn. Để vượt qua khó khăn này, bên cạnh việc tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, người thầy phải tự học và tăng cường công tác nghiên cứu khoa học…” – TS Vương Thị Bích Thủy bày tỏ quan điểm.
Còn theo TS Nguyễn Tùng Lâm, “năng lực” người học mà đổi mới giáo dục hướng tới là những năng lực cần có ở mỗi người để đi vào cuộc sống chứ không phải thế hệ học trò nhiều kiến thức nhưng thiếu tự tin, không dám hành động. Vì vậy, người thầy phải tìm cách để HS bộc lộ tối đa các mặt nhân cách của mình.
Hơn thế, để dạy và tạo năng lực cá nhân cho HS thông qua các bộ môn khoa học, người thầy phải thay đổi phương pháp giảng dạy, biết chuyển hóa từ cách dạy chữ, từ quan niệm chúng ta muốn HS “biết cái gì” sang dạy để HS có đủ năng lực phẩm chất. Muốn vậy, GV phải được huấn luyện kĩ hơn về các phương pháp đổi mới dạy học như dạy nêu vấn đề, theo nhóm, dự án… GV phải tiếp thu cách dạy theo cảm nhận, trải nghiệm sáng tạo để mỗi giờ dạy thiết thực, sôi động như chính cuộc sống. Đó là những giờ dạy thật sự “mở”.
Đúc kết thực tế của nhiều cán bộ quản lý giáo dục, GV cũng chỉ ra, để đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực đòi hỏi người thầy phải biết ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Phương pháp là cách thức truyền đạt, tương tác giữa người dạy và người học, nếu thiếu công cụ hỗ trợ thì truyền đạt của người dạy sẽ hạn chế, nghèo nàn. Chỉ khi có trong tay nhiều công cụ để thực hiện quá trình giảng dạy, người thầy mới nhận thức được điểm mạnh và yếu của từng loại phương pháp để có sự tích hợp nhiều loại hình khác nhau, nhằm phát huy ưu điểm của từng phương pháp và hạn chế nhược điểm.
Dự thảo Điều lệ trường tiểu học: Cần sát với thực tế giáo dục
Dự thảo Thông tư Điều lệ trường tiểu học được Bộ GD&ĐT xây dựng để thay thế Thông tư số 41 sau 10 năm tồn tại có nhiều nội dung không phù hợp với các văn bản quy pháp luật hiện nay.
Giờ học tin học của cô và trò Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội). Ảnh: Nguyễn Lâm
Rất nhiều điểm mới của Dự thảo Thông tư đã nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các chuyên gia, nhà quản lý giáo dục.
Học sinh có thể vượt lớp: Đề phòng biến tướng
Kế thừa quy định trong Điều lệ trường tiểu học hiện hành, thực hiện Luật Giáo dục 2019, dự thảo thông tư mới cho phép học sinh (HS) có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ được học vượt lớp trong phạm vi cấp học.
Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng: "Các nước tiên tiến đã làm từ lâu. Lẽ ra Việt Nam phải thực hiện điều này sớm hơn nữa...". Ông cũng khẳng định: "Với những HS có thể lực tốt, phát triển sớm về trí tuệ không nên bắt các em phải "xếp hàng" lên lớp mà cần tạo điều kiện để được học vượt lớp trong phạm vi cấp học...".
TS Nguyễn Tùng Lâm tin rằng, khi đi vào thực hiện khó xảy ra tiêu cực như nghi ngại đang đặt ra, bởi việc xét duyệt HS vượt lớp được đánh giá thông qua hội đồng với những quy định riêng. Điều cần quan tâm nhất vẫn là xây dựng những quy định, quy chế xét vượt lớp chặt chẽ.
Giải đáp băn khoăn về quy trình xét vượt lớp, TS Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho biết: Thủ tục xem xét vượt lớp đối với từng trường hợp cụ thể được thực hiện theo 3 bước: Cha mẹ HS có đơn đề nghị với nhà trường; Hiệu trưởng thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn (gồm: Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng và Ban đại diện cha mẹ HS; GV dạy lớp HS đang học, GV dạy lớp trên, nhân viên y tế, Tổng phụ trách Đội). Căn cứ kết quả khảo sát của hội đồng tư vấn, hiệu trưởng xem xét quyết định.
PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cũng nhìn nhận: Vấn đề vượt lớp ở bậc tiểu học có thể thực hiện nhưng cần một quy trình đánh giá chặt chẽ và khách quan. Quy trình càng chính xác bao nhiêu càng hạn chế được những tiêu cực hoặc nhìn nhận không chính xác bấy nhiêu và ngăn chặn được những tiêu cực có thể biến vượt lớp thành phong trào.
Cũng theo quan điểm cẩn trọng của PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ: Nên chăng triển khai thí điểm vấn đề "vượt lớp" của HS tiểu học ở phạm vi nhỏ. Sau khi có những đánh giá, nhìn nhận, rút kinh nghiệm, điều chỉnh phù hợp thì triển khai rộng rãi.
Ảnh minh họa/ INT
Tăng cường trách nhiệm giáo dục bắt buộc: Làm khó nhà trường?
Trong quy định về "Nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học", dự thảo Thông tư Điều lệ trường tiểu học bổ sung nhiều điểm mới đáng chú ý. Cụ thể, thay vì chỉ thực hiện trách nhiệm "huy động trẻ đi học đúng độ tuổi, vận động và tạo điều kiện cho trẻ có hoản cảnh đặc biệt tới trường..." như Điều lệ hiện hành, dự thảo bổ sung và nhấn mạnh trách nhiệm "thực hiện giáo dục bắt buộc, phổ cập giáo dục và xóa mù chữ tại địa bàn" của các trường tiểu học.
TS Thái Văn Tài cho rằng: Điều này có ý nghĩa xã hội quan trọng, nhất là với đối với các khu vực đông dân cư, giúp tránh tình trạng HS không được nhận vào học trường tại địa bàn mình cư trú.
Tuy nhiên, dưới góc nhìn thực tế và trách nhiệm trong việc triển khai, các nhà quản lý giáo dục lại có những băn khoăn và đề xuất riêng.
TS Nguyễn Tùng Lâm khẳng định: Quy định trách nhiệm giáo dục bắt buộc, phổ cập giáo dục và xóa mù chữ tại địa bàn cho các nhà trường cần thiết song cũng nên gắn liền với điều kiện thực hiện như: Sự phối hợp và trách nhiệm của địa phương và phụ huynh HS. Bởi khi địa phương, cha mẹ HS không tạo điều kiện, nhà trường không thể xoay xở khi trong "tay" không có những thiết chế, quy định, chế tài riêng... để có thể hoàn thành công việc.
Cô Bùi Thị Hường - Hiệu trưởng Trường PTDTBT TH Si Ma Cai (Si Ma Cai - Lào Cai) chia sẻ: Hiện việc huy động HS tới trường và phổ cập thuộc thẩm quyền của chính quyền địa phương. Nhà trường chỉ chịu trách nhiệm chính về chất lượng giáo dục. Nếu yêu cầu trách nhiệm bắt buộc nhà trường trong việc phổ cập giáo dục và xóa mù chữ tại địa bàn sẽ gặp nhiều khó khăn bởi trường không có những ưu thế (nắm rõ chủ trương, đường lối, chính sách) như chính quyền địa phương khi tiến hành công việc này.
Với những ưu và hạn chế, nhà trường chỉ nên đóng vai trò phối hợp chặt chẽ, phát huy tinh thần trách nhiệm của đội ngũ nhà giáo với chính quyền địa phương và phụ huynh HS trong việc phổ cập giáo dục và xóa mù chữ chứ không nên đóng vai trò trách nhiệm chính.
PGS.TS Nghiêm Đình Vỳ cũng bày tỏ sự băn khoăn khi cho rằng: Phổ cập và xóa mù đòi hỏi trách nhiệm toàn xã hội mới có thể làm tốt. Việc gắn nhà trường với xã hội, gia đình trong việc phổ cập và xóa mù cần thiết nhưng không nên trở thành nhiệm vụ trọng tâm của các nhà trường tiểu học.
Cô Nguyễn Hương Giang - Hiệu trưởng Trường Tiểu học xã Thanh Vân, huyện Quản Bạ (Hà Giang) khẳng định: Nếu gắn trách nhiệm bắt buộc huy động trẻ đi học đúng độ tuổi, vận động và tạo điều kiện cho trẻ có hoản cảnh đặc biệt tới trường sẽ vô cùng vất vả cho đội ngũ GV. Hiện quá trình dạy học 2 buổi/ngày, thời gian cho soạn giáo án, tập huấn... đã lấy đi gần hết quỹ thời gian của GV và gần như không có thời gian để làm công việc khác. Nếu được giao việc, GV vẫn phải làm nhưng hiệu quả đến đâu, thực hiện tốt nhất hay không thì khó bảo đảm. Còn chính quyền địa phương có sẵn những chế tài (quy ước, hương ước, chế độ động viên khen thưởng...) để làm tốt công việc này vẫn nên tận dụng và phát huy.
Quy định trách nhiệm giáo dục bắt buộc, phổ cập giáo dục và xóa mù chữ tại địa bàn cho các nhà trường tiểu học là ý tưởng mới để nâng cao trách nhiệm hiệu quả. Song cũng cần đặt ra câu hỏi có nặng và rộng quá so với khả năng của các trường tiểu học không, khi bản thân trường tiểu học đang phải thực hiện khá nhiều nhiệm vụ, mục tiêu, trách nhiệm khác của giáo dục. - PGS. TS Nghiêm Đình Vỳ
Đề tham khảo Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT 2020: Phần nghị luận xã hội không làm khó học trò Theo Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên bộ môn Ngữ văn trường THPT Chu Văn An (Hà Nội), đề thi tham khảo Ngữ văn kỳ thi tốt nghiệp THPT 2020 môn Ngữ văn về cơ bản không có thay đổi so với đề thi THPT quốc gia trong những năm gần đây. Tiến sĩ Trịnh Thu Tuyết, nguyên giáo viên bộ...